“Quan Thương câu kết”, phó Bí thư tỉnh bị bắt trên đường họp Quốc hội
Ngày 15/12, tòa án thành phố Quý Dương tỉnh Quý Châu đã kết thúc việc xét xử, tuyên phạt Cừu Hòa, nguyên Phó Bí thư tỉnh ủy Vân Nam, 14 năm 6 tháng tù giam về tội nhận hối lộ.
Nguyên Phó Bí thư tỉnh ủy Vân Nam Cừu Hòa
Ngoài ra, tòa án cũng quyết định tịch thu tài sản cá nhân 2 triệu NDT (6,6 tỷ VND), đồng thời thu hồi toàn bộ thu nhập phi pháp và lợi tức phát sinh của Hòa để sung quốc khố.
Tòa án đã làm rõ, từ 2008 đến 2015, Hòa đã lợi dụng các chức vụ Ủy viên thường vụ tỉnh ủy Vân Nam, Bí thư thành ủy Côn Minh để giúp đỡ các đơn vị, cá nhân trong vấn đề nhận công trình, vay tiền ngân hàng, điều chỉnh công tác, rồi trực tiếp hoặc thông qua những người thân nhận hối lộ tổng cộng hơn 24,33 triệu NDT (80,3 tỷ VND).
Tòa án Quý Dương cho rằng, hành vi của bị cáo Cừu Hòa đã cấu thành tội nhận hối lộ với hành vi đòi hối lộ, đáng phải nghiêm trị. Tuy nhiên, sau khi bị bắt, Hòa đã chủ động khai báo, ăn năn hối cải, trả lại tất cả tang vật, nên được xử nhẹ theo pháp luật với mức án đã tuyên.
Cừu Hòa năm nay 59 tuổi, quê Giang Tô, tham gia công tác năm 1982, vào đảng năm 1977; sau khi tốt nghiệp Học viện Nông nghiệp Nam Kinh, Hòa liên tục công tác và thăng tiến ở quê hương Giang Tô; tháng 12/2007 khi đang giữ chức Phó tỉnh trưởng Giang Tô được điều về Vân Nam giữ chức Ủy viên thường vụ tỉnh ủy, Bí thư Côn Minh; đến tháng 11/2011 được thăng chức Phó Bí thư tỉnh ủy; được bầu làm Ủy viên dự khuyết Trung ương tại Đại hội 18.
Video đang HOT
Trong thời gian làm Bí thư Côn Minh, Cừu Hòa nổi tiếng về việc ban hành “lệnh cấm cỗ”; theo đó khi dân chúng tổ chức đám cưới chỉ được phép mời khách 8 bàn (80 thực khách), đảng viên chỉ được mời 5 bàn (50 người), ai vi phạm sẽ bị phạt rất nặng. Ông ta còn khuyến khích, cổ vũ mọi người tố giác những ai vi phạm khiến một số cán bộ, đảng viên bị phạt nặng.
Quy định của Cừu Hòa đã gây nên cuộc tranh luận với những ý kiến phê phán ông “can thiệp hành chính vào đời sống riêng tư”, tuy nhiên Cừu Hòa bảo vệ phương thức của mình là “dùng không dân chủ để thúc đẩy dân chủ, dùng nhân trị để thúc đẩy pháp trị”.
Ngày 15/3, trang web của Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương Trung Quốc (UBKTKLTW) thông báo Cừu Hòa bị tổ chức điều tra vì vi phạm kỷ luật, pháp luật. Theo báo chí, Hòa bị điều tra do có liên quan đến vấn đề tham nhũng trong việc quy hoạch, xây dựng đô thị Côn Minh. Người tố cáo Hòa là ông Dương Duy Tuấn, nguyên Phó chủ tịch Chính Hiệp tỉnh Vân Nam.
Cừu Hòa bị bắt rất bất ngờ khi đang về Bắc Kinh dự kỳ họp quốc hội năm 2015. Ngày 15/3, khi kỳ họp kết thúc, Hòa trở về nơi ở của đoàn Vân Nam thì bị các nhân viên công tác của UBKTKLTW đưa đi, sau đó ít phút tin ông ta bị điều tra được công bố. 3 ngày sau, đến lượt Tạ Tân Tùng, Ủy viên thường vụ, Phó thị trưởng Côn Minh bị bắt. Tùng là thư ký cũ của Hòa, cùng được đưa từ Giang Tô về giữ chức ở Vân Nam.
Ngày 26/3, Hòa bị bãi miễn tư cách đại biểu quốc hội. Ngày 31/7/2015, UBKTKLTW ra thông báo “song khai” (khai trừ đảng tịch và công chức) đối với Hòa, cùng ngày Viện kiểm sát tối cao đã thực hiện việc bắt giữ Hòa theo pháp luật. Sau đó Hòa bị chỉ định xét xử tại Tòa án Quý Dương từ ngày 25/8/2016.
Báo chí cho biết, trong thời gian làm lãnh đạo ở Giang Tô, Hòa có quan hệ mật thiết kiểu “quan – thương câu kết” với Lưu Vệ Cao, cựu Chủ tịch Tập đoàn thương mại Trung Hào. Sau khi Hòa chuyển tới Vân Nam, Cao cũng đi theo. Được Hòa nâng đỡ, Cao đã nhận thầu khai thác đất nền và xây dựng các công trình quan trọng ở Côn Minh. Hòa đã nhận tiền bạc và đồ vật hối lộ của Lưu Vệ Cao và 12 người khác.
Tạp chí Tài Tân cho biết Cừu Hòa là thành viên của “bang Giang Tô” với một loạt quan chức cao cấp đã bị ngã ngựa như Chu Vĩnh Khang, Lệnh Kế Hoạch, Bạch Ân Bồi, Thẩm Bồi Bình…
Theo Ngô Tuyết
Vietnamnet
Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck bị tịch thu tài sản, lĩnh án phạt 1 tỷ USD
Cựu Thủ tướng bị phế truất của Thái Lan, bà Yingluck Shinawatra ngày 21/10 cho biết ủy ban hành chính quân đội nước này đã ra án tịch thu nhiều tài sản của bà, và yêu cầu nộp khoản phạt 35 tỷ bath (gần 1 tỷ USD) do làm thất thoát tiền trong chương trình tạm trữ gạo.
Cựu Thủ tướng Yingluck. (Ảnh: Reuters)
Phát biểu với các phóng viên bên ngoài phiên toà xét xử ở thủ đô Bangkok, cựu Thủ tướng Yingluck cho biết bà đã nhận được thông báo cách đây 2 ngày về việc sẽ bị tịch thu tài sản.
Bà Yingluck, người sẽ có 45 ngày để kháng án, nói: "Về phán quyết đó, tôi không đồng tình. Tôi sẽ tìm mọi biện pháp để kháng cáo".
Tháng trước, chính trường Thái Lan đã nóng trở lại với việc Thủ tướng Prayut Chan-o-cha tuyên bố giới chức nước này đã làm đúng trách nhiệm khi yêu cầu cựu Thủ tướng Yingluck bồi thường gần 1 tỷ USD vì trách nhiệm của bà đối với các thiệt hại ngân sách quốc gia liên quan đến chương trình mua tạm trữ gạo.
Kể từ khi bị phế truất vào năm 2014, cựu Thủ tướng Yingluck đã đối mặt với khoảng 15 cáo buộc về các hành vi sai quy định như cấp hộ chiếu cho anh trai là cựu Thủ tướng lưu vong Thaksin Shinawatra, can thiệp quá sâu vào cải tổ quân đội, hỗ trợ bất hợp pháp cho những người bị truy tố về tội phạm chính trị, cho phép Bộ Tài chính vay 350 tỷ baht (gần 10 tỷ USD) cho đề án quản lý nước. Bên cạnh đó, việc chi tiêu ngân sách của chính phủ thời bà Yingluck cũng bị cho là có vấn đề.
Cùng ngày, người phát ngôn chính phủ Thái Lan, Tướng Sansern Kaewkamnerd cho biết, liên quan tới những cáo buộc nhằm vào bà Yingluck và các thành viên cấp cao trong chính phủ của bà, chính phủ nước này đang điều tra 850 vụ việc có liên quan tới chương trình tạm trữ, hỗ trợ giá gạo.
Những người ủng hộ cựu Thủ tướng Thái Lan cho rằng phán quyết trên là một phần trong kế hoạch của giới chức quân đội cầm quyền nhằm loại bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của gia đình Shinawatra ở Thái Lan. Tuy nhiên, chính phủ Thái Lan đã bác bỏ mọi cáo buộc, cho rằng đó là những kết luận vô căn cứ.
Một cố vấn giấu tên của bà Yingluck cho rằng, quyết định tịch thu tài sản được đưa ra bằng cách dựa vào điều khoản 44 của hiến pháp lâm thời, vốn cho phép chính quyền của Tướng Prayuth Chan-ocha, người cũng đang là Thủ tướng Thái Lan, quyền lực tuyệt đối để đưa ra bất cứ phán quyết nào cần thiết để "tăng cường đoàn kết và hoà hợp cộng đồng".
Theo giới phân tích, quyết định tịch thu tài sản của chính quyền quân sự Thái Lan là thông điệp cứng rắn gửi tới bà Yingluck cùng người anh trai Thaskin. Ông Thitinan Pongsudhirak - Giáo sư về Khoa học Chính trị tại Đại học Chulalongkorn cho rằng: "Đó là một phần trong kế hoạch của giới lãnh đạo quân đội cầm quyền nhằm chấm dứt toàn bộ sự thách thức từ gia đình Shinawatra".
Ngọc Anh
Theo Dantri
Mỹ kiện chính phủ Malaysia để tịch thu 1 tỉ USD tài sản Một phần tiền biển thủ từ quỹ 1MDB đã được chuyển qua các công ty bình phong khắp thế giới và được giấu ở Mỹ thông qua các hình thức mua bất động sản và hàng hóa xa xỉ đắt tiền. Ngoài ra, một phần tiền còn được dùng tài trợ cho một bộ phim của Hollywood. Ngày 20-7, Bộ Tư pháp Mỹ...