Quản thế nào khi mại dâm tồn tại “bất chấp” luật cấm?
Ông Lê Văn Quý Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội TP.HCM cho rằng tuy pháp luật hiện hành không công nhận mại dâm là một nghề nhưng thực tế mại dâm đã tồn tại rất lâu đời. Vì vậy, chúng ta phải tạm thời chấp nhận như một sự tồn tại của lịch sử, nhưng phải có một chế định phòng chống thế nào.
“Mở” để… thắt
Theo đề xuất của ông Lê Văn Quý, Trung ương nên mạnh dạn chỉ đạo cho thí điểm tại một số địa phương trọng điểm như: Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM… tập trung các cơ sở kinh doanh ngành nghề dịch vụ “nhạy cảm” như khách sạn, quán bar, mát xa, xông hơi xoa bóp, karaoke, hớt tóc có tiếp viên nữ… vào một khu vực để tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước tốt hơn, chứ không thể “chấp nhận mại dâm phát triển tràn lan như hiện nay, rồi chúng ta cứ chạy theo phòng chống suốt đời mà nó vẫn còn”.
Tán thành quan điểm này, TS. Nguyễn Huy Quang – Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cũng cho rằng, trong bối cảnh chúng ta không thể quản lý được tệ nạn mại dâm như hiện nay cũng như để ngăn ngừa và hạn chế sự lây nhiễm căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bảo vệ sức khỏe cộng đồng thì việc “gom” các dịch vụ được cho là có hoạt động mại dâm để quản lý là một giải pháp rất hiệu quả và cần thiết.
Điều mà ông Quang băn khoăn là hệ thống pháp luật của chúng ta hiện nay vẫn chưa ủng hộ chủ trương này. Cụ thể, theo vị đại diện Vụ Pháp chế Bộ Y tế, nếu tập trung nhóm mại dâm vào một khu vực chung đồng nghĩa với việc chúng ta thừa nhận việc làm này. Trong khi đó, thế nào là các dịch vụ “nhạy cảm”, chúng ta cũng không định nghĩa được. Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm thì vẫn coi mại dâm là hành vi bị cấm. Và khi quy định này đi vào thực tế, người đưa đối tượng mại dâm vào đó hoạt động sẽ vi phạm và bị xử lý.
Bên cạnh đó là vô vàn yếu tố khó khả thi khác. “Ví dụ, karaoke thực chất là một loại hình văn hóa rất lành mạnh, cớ sao lại đưa vào một khu vực như thế? Dịch vụ mát xa thì ở khách sạn nào mà chả có, không lẽ quy tụ tất cả khách sạn vào một nơi? Rồi “gom” tất cả vào một khu vực như thế, liệu có bảo đảm không có sự bắt bớ khi có hành vi vi phạm?. Việc xử lý người nước ngoài vi phạm như thế nào?. Lãnh đạo cấp cao mà “bén mảng” vào các khu vực đó sẽ chịu cơ chế pháp lý gì, đạo đức ra sao?” – ông Quang đặt câu hỏi.
Video đang HOT
Ảnh minh họa.
Vì thế, theo TS. Nguyễn Huy Quang, với điều kiện của nước ta cũng như để quản lý được tệ nạn này, chúng ta nên cân nhắc lựa chọn phương án cấm nhưng thừa nhận về mặt thực tế. Đây cũng là xu hướng nhiều quốc gia trong khu vực (Thái Lan, Singapore…) lựa chọn. TS. Huy Quang phân tích, nếu thực hiện theo phương án này, chúng ta sẽ quản lý được các đối tượng mại dâm thực sự hiệu quả. Cụ thể, khi hành nghề này, đối tượng bán dâm sẽ được đăng ký hành nghề, quản lý về sức khỏe và được tập huấn, giáo dục về các kỹ năng tự bảo vệ mình…
Trước các quan điểm trên, chị Nguyễn Thị Hồng Liên (34 tuổi) ở Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội lo lắng nếu Nhà nước chủ trương việc tập trung quản lý mại dâm nghĩa là hợp pháp hóa mại dâm. Vì lẽ đó, chị không đồng ý với việc này. Theo chị Hồng Liên, hợp pháp hóa mại dâm có những hạn chế như sau: thứ nhất, chồng/vợ có thể quan hệ ngoài luồng hợp pháp dẫn tới hậu quả khôn lường cho gia đình và xã hội; tiếp đến, khi hợp pháp hóa mại dâm, chắc chắn số lượng lao động trong nghề này sẽ tăng đáng kể vì hiện nay dân số nước ta đang bị thất nghiệp rất nhiều, phải chăng đây là cơ hội, là “mảnh đất màu mỡ” kiếm tiền của họ mà không cần nỗ lực học hành.
Cũng theo chị Liên, đây còn là hành vi trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục, ảnh hướng tới sức khỏe, giống nòi, đời sống vật chất và văn hóa của xã hội, ảnh hưởng tới trật tự xã hội, để lại hậu quả nghiêm trọng cho thế hệ sau. Ngoài ra, nó sẽ chà đạp lên nhân phẩm của con người, nhất là phụ nữ. Đặc biệt, nếu mại dâm được hợp pháp hóa có thể là tiền lệ cho các hoạt động bất hợp pháp khác như buôn bán ma túy, rửa tiền, buôn bán người…
Theo Pháp luật Việt Nam
Kỳ 1: Đường đến 'động quỷ' Trung Quốc của một cô gái Việt
Cần tiền chi tiêu cho cái Tết đã cận kề nên không cần suy nghĩ gì, H. nhận lời với Lộc mà không biết mình đã trở thành nạn nhân của đường dây buôn bán người sang "địa ngục trần gian" Trung Quốc.
Kể lại với PV báo Người đưa tin, chị H. cho biết, ngày 05/01/2015, tức (15/12/2014 âm lịch), H. xuống Hà Nội kiếm công ăn việc làm. Quen với chị Hiền từ trước, sau khi hỏi, chị Hiền đã đồng ý cho H. ra bán nước phụ với chị ở vườn hoa công viên Gia Lâm.
Bán hàng ở đó, H. gặp một người tên Lộc. Vì cần tiền và tin tưởng, chị đã bị chính đối tượng này lừa gạt, đem bán sang nhà thổ của Trung Quốc.
Kể lại câu chuyện mình bị bán vào nhà thổ, H. không giấu nổi vẻ bàng hoàng: "Đêm đó tôi gặp anh Lộc, sau khi hỏi và làm quen với tôi, anh ta hỏi tôi rằng, em có đi làm không? Tôi hỏi anh ta là làm ở đâu? Anh ta nói tôi sẽ lên Lào Cai bán hàng. Khi tôi còn chưa kịp hỏi anh ta là bao nhiêu tiền 1 tháng lương, anh ta đã rào trước đón sau và nói làm tốt và có duyên sẽ được 4 triệu đến 5 triệu một tháng".
Năm cùng tháng tận, không có tiền tiêu, phải kiếm tiền chi tiêu cho cái Tết đã đến gần nên không cần suy nghĩ gì thêm, H. nhận lời với Lộc.
Chị Nguyễn Thị H.- nạn nhân của đường dây buôn bán người sang "địa ngục trần gian" của Trung Quốc.
H. cùng Lộc đi xe bus ra tới hãng xe Sao Việt, khi lên xe, Lộc bảo với H. bịt khẩu trang lên và ai hỏi gì cứ nói đi một mình.
H. chột dạ và nghĩ, tại sao anh ta đưa mình đi mà lại nói mình đi một mình hay anh ta có chuyện xấu gì đây?
"Lên đến bến Lào Cai, lúc xuống xe tôi không thấy anh Lộc đâu. Chỉ có 1 bà chừng 50 đến 60 tuổi đi đến gần tôi nói nhỏ là đi theo cô. Tôi lúng túng, không biết trả lời hay phải nói gì. Tôi xin người phụ nữ kia đi mua cái thẻ điện thoại nhưng bà ta nói ở đây không có chỗ bán thẻ. Rồi bà ta điện thoại bảo anh Lộc tới và giục tôi đi nhanh lên. Khi đó, có 2 người đã đi theo và giám sát tôi".
H. cho biết, 2 người đó trao đổi bằng tiếng Trung nên H. không hiểu họ nói gì với nhau. Chỉ biết, lúc đó 2 người giám sát đã đưa H. vào một căn nhà nhỏ cách đó khoảng chừng 100m. Trong ngôi nhà đó xuất hiện thêm một người phụ nữ chừng 50 đến 60 tuổi. Đi từ trong nhà ra, bà ta cười nói và chào H. rất niềm nở. H. cũng chào lại nhưng trong lòng sợ hãi.
"3 người đó tiếp tục trao đổi với nhau bằng tiếng Trung. Rồi bà Đào đã đưa cho Lộc 1 sấp tiền loại 500 nghìn đồng. Một lát sau xuất hiện một người xe ôm đội mũ áo che kín đầu, đeo khẩu trang. Vài giây sau, 3 người đó bắt tôi lên xe".
Ra xe, H. tiếp tục xin đi mua thẻ điện thoại, nhưng 3 người này không cho. Người phụ nữ nói, để cô mua cho. Lúc đó, H. mới chắc chắn rằng mình đã bị bán làm gái mại dâm mà không thể trốn thoát được. H chẳng còn nghĩ gì được, cô chỉ còn nghĩ, hoặc mình sẽ chết, hoặc sẽ được khám phá điều gì khuất tất đầy mạo hiểm ở đây.
Kỳ 2: Giáp mặt Tú bà, khám phá "địa ngục trần gian"
Mộc Miên - Diệu Nam
Theo_Người Đưa Tin
Phá đường dây buôn người giá 90 triệu đồng, bắt giữ 6 đối tượng Đang trên đường đưa cháu Moong Thị Tùy và Xeo Thị Điêm (đều SN 2002) bán sang Trung Quốc với giá 90 triệu đồng/cháu, các đối tượng bị lực lượng chức năng bắt giữ. Thông tin từ Công an huyện Diễn Châu Nghệ An cho biết, vừa qua đơn vị tiếp tục bắt giữ thêm 4 đối tượng nằm trong đường dây buôn...