Quần thể 9 cây di sản tại đền Voi Phục Hà Nội Chỉ còn 1 “cụ muỗm”
Cây muỗm thứ 8 trong quần thể 9 cây di sản tại đền Voi Phục (Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội) đã “ra đi”.
Một cây muỗm mới được đốn hạ để đảm bảo an toàn cho ngôi đền và người dân xung quanh
Năm 2010, thành phố Hà Nội kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) và thành phố Hà Nội đã gắn biển cây di sản cho 9 cây muỗm có niên đại gần 1.000 năm tuổi ở đền Voi Phục. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian, các cây này có dấu hiệu bị sâu bệnh, “già yếu” và chết.
Một cây muỗm có niên đại gần 1000 năm, là một trong số 9 cây muỗm trong di tích đền Voi Phục đã chết từ hồi đầu năm vừa mới được hạ xuống, di chuyển đi nơi khác. Lý do được đưa ra để giải thích cho cái chết của cây đại muỗm này là vì “tuổi cao sức yếu”, sâu bệnh.
Trao đổi với phóng viên PetroTimes, ông Nguyễn Văn Tùng – Trưởng Ban Quản lý di tích đền Voi Phục cho biết, cây muỗm mới được hạ xuống nằm trong khuôn viên của đền và đã có dấu hiệu bị bệnh, chết từ hồi đầu năm.
Ông cũng cho biết, sau khi được công nhận là cây di sản (năm 2010), đền Voi Phục được trùng tu, tôn tạo lại vào tháng 3/2011. Việc trùng tu được Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ giao Ban quản lý dự án quận làm đầu mối thực hiện.
Trong quá trình tu bổ, đã phát hiện 2 cây muỗm bị nấm xâm hại, có sâu đục thân và cứ thế các cây muỗm chết dần chết mòn. Chỉ trong vòng 4 năm sau khi được gắn biển cây di sản, đến nay đền Voi Phục đã mất đi 8 “cụ muỗm”.
Sự việc bắt đầu từ tháng 8/2012, ban đầu các cây có dấu hiệu rụng lá, cây khô. Sau khi cây muỗm chết, ông Tùng đã xin ý kiến của Công ty Công viên cây xanh và Sở Xây dựng cho phép được hạ cây xuống, tránh tình trạng cây chết khô, làm hỏng cảnh quan của ngôi đền cổ.
Ông Tùng ngắm nhìn cây muỗm duy nhất còn sống.
Video đang HOT
Đến khoảng giữa năm 2013, những cây muỗm bệnh còn lại được điều trị nên có tiến triển tươi tốt nhưng đến tháng 11/2013, 3 cây muỗm bị rụng lá và chết khô dần.
Nói về cây muỗm mới được hạ xuống cách đây vài hôm, ông Tùng tâm sự: “Sau khi cây có dấu hiệu bị bệnh, chúng tôi có nhờ các chuyên gia trong Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tư vấn chữa trị cho cây. Sau đó cũng có các chuyên gia nước ngoài đến bơm thuốc, điều trị nhưng cây vẫn chết. Cây chết thì chúng tôi phải xin ý kiến được hạ cây xuống. Cách đây khoảng 5 hôm đã có người đến hạ cây”. Ông Tùng cũng cho biết, các cây hạ xuống được Công ty cây xanh Hà Nội thu hồi về.
“Sau khi các cây muỗm chết, chúng tôi đã kiến nghị lên Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trồng thay thế các cây muỗm đã chết. Thành phố cũng có quyết định giao Công ty cây xanh trồng lại cây nhưng đến nay Công ty này vẫn chưa trồng một cây nào”. – ông Tùng nói.
Tuy nhiên, ông Tùng cũng bày tỏ trăn trở, với các cây di sản tại đền Voi Phục, chỉ được công nhận nhưng lại không có phương pháp chăm sóc nên khi cây chết chẳng có ai chịu trách nhiệm.
“Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam chỉ công nhận 9 cây muỗm là cây di sản còn phương pháp chăm sóc thì họ chỉ nói là sẽ giúp đỡ. Đến khi cây có dấu hiệu bị bệnh, họ cũng mời chuyên gia đến thăm khám, mất 60 triệu nhưng sau đó cây vẫn lụi tàn và chết.”
Hiện ở đền Voi Phục chỉ còn một cây muỗm nằm bên ngoài khuôn viên đền, sát nhà một người dân vẫn xanh tốt. Điều chắc chắn rằng cây muỗm này, ít được quan tâm, chăm sóc trực tiếp từ ban quản lý so với những cây muỗm ở trong đền. Nhưng ngược lại, cây muỗm này cũng không bị ảnh hưởng từ quá trình trùng tu, tôn tạo đền.
Dẫu biết, các “cụ muỗm” tại đây đã “tuổi cao, sức yếu” nhưng tại sao trước khi trùng tu, tôn tạo đền, cây vẫn xanh tốt mà sau khi trùng tu, tôn tạo “các cụ” lại lần lượt “ra đi”?.
Có hay không việc trùng tu, tôn tạo đền ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của các cây di sản ở đền Voi Phục?
Vì sao các cây muỗm tại đền Voi Phục chết sau khi được công nhận cây di sản?
Ai là người phải chịu trách nhiệm về việc này?
Ban Biên Tập sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.
Theo PetroTimes
Làng văn hóa 3.200 tỉ đồng: Chưa biết khi nào hoàn thiện
Ông Phan ình Tân - chánh văn phòng bộ, người phát ngôn của Bộ VH-TT&DL - cho rằng cái khó khăn nhất trong công tác khai thác và sử dụng hiệu quả là do nguồn vốn ngân sách hạn chế.
Ông Phan Đình Tân - Ảnh: N.KHánh
Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 8-10 xung quanh vụ việc Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam bị bỏ hoang, xuống cấp, ông Tân cho rằng do nguồn vốn cấp hạn chế nên làng thực hiện quy trình vừa khai thác vừa xây dựng, có những khu được đưa vào sử dụng hiệu quả như chùa Khmer, tháp Chăm. Tuy nhiên, không thể tránh khỏi một số hạng mục xuống cấp.
Với những lỗi hư hỏng nhỏ như bay mái, lỗ hổng không cần chờ cung cấp nguồn vốn mà ở dưới làng có thể tự khắc phục. Còn những công trình yêu cầu đảm bảo quy trình như nhà dân tộc Cống, dân tộc Chứt bị cháy dứt khoát chờ quy định mới được tu sửa vì phải đưa nghệ nhân của dân tộc đó ra làm mới đúng hồn cốt của đồng bào dân tộc.
Trả lời câu hỏi mục tiêu của dự án là đưa bà con đồng bào dân tộc về làng sinh sống để bảo tồn, gìn giữ, phát huy cũng như phục vụ nhu cầu tham quan, tìm hiểu của du khách, ông Tân cho rằng:
"Làng rất mong muốn đưa bà con về làng sinh sống, nhưng đây là cả vấn đề lớn. Làm thế nào đảm bảo cuộc sống cho bà con, bà con về đây phải đăng ký hộ khẩu, hộ tịch như thế nào? Bà con ra đây thì con cái cháu chắt có được ra cùng hay không? Chưa kể đến khí hậu, thổ nhưỡng không phù hợp.
Người ta sinh ra nơi nào thì thích nghi với môi trường nơi đó, như đồng bào Tây nguyên. Mình muốn là thế nhưng đó là cả vấn đề, ngân sách nào tạm ứng cho người ta ra ở trong thời gian đầu, hay công tác xã hội hóa như thế nào để lấy tiền nuôi đồng bào ra đây?".
ặt câu hỏi với kinh phí bỏ ra tổ chức sự kiện trọng đại hằng năm như thế có tốn kém quá không, ông Tân cho rằng theo từng quy mô, sự kiện mà kinh phí bỏ ra nhiều hay ít, nhưng bắt buộc phải tổ chức để thu hút khách du lịch.
"Nếu chờ làng hoàn thiện đầy đủ mới tổ chức sự kiện thì càng nhanh chóng bị hư hỏng, xuống cấp hơn" - ông Tân khẳng định.
Theo ông Phan ình Tân: "Vấn đề quyết định tất cả vẫn là kinh phí. ây không phải là bài toán của riêng làng văn hóa mà nhiều nơi khác cũng lúng túng không kém.
Nguồn vốn nhà nước cấp cho chưa đến 30% so với tổng số vốn dự kiến ban đầu là 3.200 tỉ đồng thì yêu cầu phải đẩy mạnh nguồn vốn xã hội hóa bằng cách thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhưng hiện nay cơ chế, chính sách đặc thù cho nhà đầu tư không có.
Phải có cơ chế đặc thù thu hút các nhà đầu tư từ thuế thuê đất, tạo điều kiện cho nhà đầu tư vì họ làm gì cũng phải tính toán đến thu vốn và lãi, nếu không có thì họ sẽ không làm. Làng phải tính toán, đưa ra đề xuất để bộ báo cáo xin Thủ tướng.
Tôi lấy ví dụ như thời gian vừa qua, tôi có biết một nhà đầu tư Hàn Quốc muốn đầu tư vào làng, khai thác hồ nước ồng Mô làm dịch vụ đua thuyền, ở trên bờ làm vui chơi, giải trí nhưng mực nước ở hồ không ổn định, có mùa trơ đáy không giữ được nước nên họ băn khoăn và quyết định không làm.
Cái này bộ đã đề nghị Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quan tâm nghiên cứu và phân tích mực nước hồ.
ánh giá tính khả thi của làng văn hóa dự kiến hoàn thiện và đưa vào sử dụng năm 2015, ông Tân cho rằng đến khi nào hoàn thiện làng thì chưa biết, chung quy vẫn phải chờ nguồn vốn: "Thời gian phụ thuộc vào vốn, lúc nào có vốn đầu tư mới biết được thời gian hoàn thiện và đưa vào sử dụng chính xác nhất".
Sẽ tăng cường thu hút các nhà đầu tư
"Đây là công trình không đơn thuần khai thác kinh doanh như công ty kinh doanh mà nhằm phục vụ mục tiêu chính trị. Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam không phải của riêng Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch, mà là của tất cả chúng ta, của dân tộc Việt Nam.
Tất cả chúng ta đều có trách nhiệm ở đây. Bộ cũng mong có đủ kinh phí, khai thác hiệu quả đưa vào sử dụng đồng bộ. Bộ sẽ tăng cường thu hút các nhà đầu tư, xin cơ chế đặc thù để các nhà đầu tư tiếp cận vào làng nhằm phát huy dịch vụ thu hút khách.
Đồng thời cũng yêu cầu làng tổ chức nhiều sự kiện, tạo nên sự năng động để làng văn hóa thật sự đúng với ý nghĩa của nó, trở thành nhà chung của 54 dân tộc anh em" - ông Phan Đình Tân kỳ vọng.
Theo Tuổi Trẻ
Vietnam Offroad Cup 2014: có gì mới? Cùng xem những điều khác biệt hứa hẹn đem lại một Vietnam Offroad Cup 2014 thành công. Được biết đến với vị trí "anh cả" của giải đua lái xe địa hình, Vietnam Ofroad Cup (VOC) được tổ chức lần đầu tiên từ năm 2008 với tên gọi Vô lăng vàng. Xuất phát từ một nhóm người có chung niềm đam mê, VOC...