Quận Tây Hồ xin trồng hoa đào dưới đường điện cao thế
Công ty lưới điện cao thế thành phố Hà Nội hiện chưa nhận được văn bản nào về việc quận Tây Hồ xin trồng hoa đào dưới đường điện cao thế 110kv đi qua địa bàn phường Phú Thượng.
Theo quận Tây Hồ, đào là loại cây không có chiều cao, không ảnh hưởng đến hệ thống điện ở khu vực. (Ảnh Chí Hiếu)
Như tin đã đưa, UBND quận Tây Hồ đang kiến nghị thành phố Hà Nội cho phép sử dụng phần đất nằm trong hành lang lưới điện cao thế 110kv để trồng hoa đào.
Theo kiến nghị của quận Tây Hồ, Hà Nội, phần diện tích đất nằm trong hành lang lưới điện cao thế 110kv đi qua địa bàn phường Phú Thượng hiện đang để trống.
Phần đất này theo quy hoạch phân khu mới được thành phố phê duyệt là đất trồng cây xanh khi đường điện cao thế thực hiện hạ ngầm.
Theo UBND quận Tây Hồ, phần đất thuộc hành lang lưới điện cao thế 110kv hiện nay hoàn toàn phù hợp để thực hiện dự án bảo tồn trồng cây hoa đào. Đây là loại cây không có chiều cao, không ảnh hưởng đến hệ thống điện ở khu vực.
Liên quan đến vấn đề này, trên báo chí Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho hay, trên địa bàn quận có 3 loại cây nông nghiệp cần bảo tồn là đào, quất, trà sen. Theo ông, việc bảo tồn giống hoa đào truyền thống là cần thiết. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp với quận Tây Hồ, sau đó xin ý kiến UBND thành phố để thực hiện dự án bảo tồn giống hoa đào truyền thống. Đây là nghề truyền thống của Tây Hồ, và cũng là nghề cho thu nhập cao đối với bà con nông dân.
Về tính pháp lý để sử dụng phần đất nằm trong hành lang lưới điện cao thế 110kv, ông Lê Vinh, Giám đốc Sở Quy hoạch-Kiến trúc Hà Nội cho biết, theo luật thì không được phép làm gì dưới hành lang này.
Video đang HOT
Theo ông Vinh, đây là hành lang an toàn lưới điện, tuyến điện, quận muốn thực hiện trồng hoa đào thì phải phối hợp với ngành điện để có hướng dẫn cụ thể.
Hiện nay, phần đất dưới hành lang này để trống, diện tích rất lớn. Trong khi đó, hoa đào là loại cây thấp, có thể nghiên cứu vì không ảnh hưởng về tầm cao.
“Chúng tôi hiểu đây là quỹ đất lớn, nếu không ảnh hưởng thì có thể khai thác sử dụng”, ông Vinh cho hay.
Quận Tây Hồ xin trồng hoa đào dưới đường điện 110kV – Ảnh: VNE
Theo nguồn tin của Dân Việt, công ty lưới điện cao thế thanh phố Hà Nội hiện vẫn có thông tin gì về việc quận Tây Hồ xin trồng hoa đào dưới đường điện cao thế 110kv đi qua địa bàn phường Phú Thượng. “Chưa có văn bản cũng như chưa có cuộc làm việc nào cụ thể giữa các bên với ngành điện để bàn về vấn đề này”-nguồn tin này cho biết.
Theo Nghị định số 14 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật điện lực về an toàn điện, cây trong và ngoài hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không đối với đường dây dẫn điện có điện áp đến 35 kV trong thành phố, thị xã, thị trấn thì khoảng cách từ điểm bất kỳ của cây đến dây dẫn điện ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn khoảng cách quy định 0,7-1,5m.
Đối với đường dây có điện áp từ 110 kV đến 500 kV trong thành phố, thị xã, thị trấn thì không được để cây cao hơn dây dẫn thấp nhất trừ trường hợp đặc biệt phải có biện pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn và được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) cho phép. Khoảng cách từ điểm bất kỳ của cây đến dây dẫn khi dây ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn khoảng cách quy định 2m (điện áp 110kv), 3m (220kv) và 4,5m (500kv).
Đối với đường dây ngoài thành phố, thị xã, thị trấn thì khoảng cách từ điểm cao nhất của cây theo chiều thẳng đứng đến độ cao của dây dẫn thấp nhất khi đang ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn khoảng cách quy định từ 0,7-6m.
Trường hợp cây ở ngoài hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không và ngoài thành phố, thị xã, thị trấn thì khoảng cách từ bộ phận bất kỳ của cây khi cây bị đổ đến bộ phận bất kỳ của đường dây không nhỏ hơn khoảng cách quy định từ 0,7m (điện áp đến 35kv), 1m (110-220kv) và 2m (500kv).
Đối với cây phát triển nhanh trong khoảng thời gian 03 tháng có khả năng vi phạm các khoảng cách quy định nêu trên và những cây không còn hiệu quả kinh tế nếu chặt ngọn, tỉa cành, thì phải chặt bỏ và cấm trồng mới.
Riêng với lúa, hoa màu và cây chỉ được trồng cách mép móng cột điện, móng néo ít nhất là 0,5m.
Nghĩa là “chiếu” theo luật thì không được trồng đào. Tuy nhiên, các chuyên gia trong ngành điện cũng cho rằng, đào là cây trồng thấp, nếu muốn nghiên cứu trồng dưới đường điện cao thế như đề xuất thì các bên sẽ phải bàn bạc rất kỹ lưỡng để đi đến thống nhất.
Ông Lê Vinh, Giám đốc Sở Quy hoạch-Kiến trúc Hà Nội cũng cho biết, đã từng có đề xuất xin hạ ngầm đường dây cao áp 110kv để sử dụng diện tích này. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực thuộc Tổng công ty Điện lực Hà Nội quản lý, vì vậy quận Tây Hồ cần xin ý kiến với ngành điện.
Theo Danviet
"Đừng để người dân nghĩ Hà Nội xử lý lấn chiếm vỉa hè theo phong trào"
Nói trước đại diện quận Tây Hồ và các sở ngành, ông Hoàng Trung Hải - Bí thư Thành ủy Hà Nội lưu ý, không để người dân nghĩ việc thành phố xử lý việc lấn chiếm vỉa hè là làm theo phong trào, rồi sau đó lại lấn chiếm.
Ngày 28/2, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải có buổi làm việc với quận Tây Hồ. Tại đây, ông Hoàng Trung Hải dành nhiều thời gian nói về quản lý trật tự đô thị trên địa bàn thành phố. Bí thư Thành ủy Hà Nội nêu rõ quan điểm, địa bàn nào để xảy ra vi phạm trật tự xây dựng mà không được xử lý, không được nhắc nhở thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm.
Ông Hoàng Trung Hải - Bí thư Thành ủy Hà Nội phát biểu tại buổi làm việc với quận Tây Hồ
Bí thư Thành ủy Hà Nội nhắc lại việc thành phố đã trải qua 3 năm thực hiện văn minh trật tự đô thị. Ông Hải nhắc, đây là công việc phải làm thường xuyên, liên tục, bền bỉ. Trước lãnh đạo quận Hồ Tây và đại diện các sở ngành của Thành phố, ông Hoàng Trung Hải yêu cầu các đơn vị phải kiên quyết làm sạch môi trường, vỉa hè, lòng đường.
Về vấn xử lý lấn chiếm vỉa hè, Bí thư Thành ủy Hà Nội lưu ý các đơn vị không làm theo phong trào, làm một hai hôm là xong. Mà việc này cần phải làm thường xuyên, phải gắn với văn hóa người dân thành phố.
"Đừng để người dân nghĩ mình làm phong trào, rồi sau đó người ta lại lấn chiếm vỉa hè. Đừng tạo ra nếp xấu cho người dân kiểu nhấm nháy "tôi đi qua rồi các vị làm gì thì làm", Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải nói.
Theo ông Hoàng Trung Hải, hành lang pháp lý để xử lý việc lấn chiếm vỉa hè, lòng đường đã được thành phố hoàn thiện từ nhiều năm qua, chỗ nào dựng xe máy, chỗ nào cho người đi bộ, chỗ nào được phép kinh doanh cũng đã được thành phố kẻ sơn rất rõ, các quận cũng đã thực hiện nhiều năm qua. Do vậy, theo ông Hải điều quan trọng hiện nay là các quận, phường làm sao duy trì được trật tự đô thị trên địa bàn.
Đề cập đến vấn đề năm kỷ cương hành chính của thành phố năm 2017, Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết, trong năm 2017 thành phố phải thực hiện tốt cải cách hành chính, thực hiện tốt quy chế, quy tắc ứng xử của cán bộ công chức. Ông Hoàng Trung Hải đề nghị quận Tây Hồ và các đơn vị liên quan phải thực hiện tốt vấn đề này.
Nhắc lại năm 2016, ông Hoàng Trung Hải cho biết, dù đã làm được nhiều việc nhưng trong năm cũng có những vấn đề đáng tiếc về chất lượng cán bộ, công chức. "Năm nay là năm kỷ cương hành chính thì chúng ta phải quyết tâm không để xảy ra trường hợp đáng tiếc nào. Đây là việc trong quận phải có quán triệt, các cấp từ quận, phường, tổ dân phố cũng phải quán triệt đến từng người dân", Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải nói thêm.
Quang Phong
Theo Dantri
Hà Nội dừng nuôi cá ở hồ Tây Sở Nông nghiệp Hà Nội đã yêu cầu ngừng việc nuôi thả cá và kiểm soát toàn bộ nguồn nước thải vào hồ Tây. Tại cuộc làm việc của Bí thư Thành ủy với quận Tây Hồ ngày 28/2, ông Chu Phú Mỹ (Giám đốc Sở Nông nghiệp) cho biết, thực hiện kết luận của lãnh đạo thành phố Hà Nội, lực lượng...