Quan tâm đầu tư nguồn lực cho công tác bảo đảm an toàn thực phẩm
Xác định công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) là một trong những nhiệm vụ quan trọng đặc biệt, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến sức khỏe của người dân, cũng như tác động đến phát triển kinh tế – xã hội; thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền đã quan tâm đầu tư nguồn lực cho công tác bảo đảm ATTP.
Từ sự quan tâm đầu tư về cơ chế, chính sách của tỉnh, huyện, nhiều mô hình trồng rau trong nhà lưới trên địa bàn huyện Đông Sơn được nhân rộng.
Hằng năm UBND tỉnh đã phân bổ kinh phí thực hiện chương trình vệ sinh ATTP; hỗ trợ kinh phí thực hiện dự án xây dựng nhà sơ chế rau an toàn tại xã Hoằng Giang và Hoằng Hợp, huyện Hoằng Hóa; xây dựng phần mềm kết nối cung cầu nông sản, thực phẩm an toàn, phần mềm hệ thống thông tin quản lý Nhà nước về ATTP trên địa bàn tỉnh; đầu tư thiết bị kiểm tra nhanh ATTP cho các sở, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã, các tổ giám sát ATTP tại chợ; hỗ trợ máy vi tính, phương tiện làm việc cho 32 xã tham gia mô hình thí điểm về ATTP…, với tổng kinh phí đã phân bổ thực hiện từ năm 2017 đến nay khoảng 270 tỷ đồng. Ngoài ra, UBND tỉnh đã phân bổ kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương hỗ trợ 100 triệu đồng/năm/huyện, thị xã, thành phố, 15 triệu đồng/năm/xã, phường, thị trấn để các địa phương thực hiện công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát về ATTP. UBND cấp huyện, UBND cấp xã đã quan tâm bố trí nguồn ngân sách địa phương cho công tác bảo đảm ATTP, với tổng kinh phí hỗ trợ trong 5 năm đạt trên 64 tỷ đồng; trong đó kinh phí từ nguồn ngân sách cấp huyện trên 44,8 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách cấp xã trên 19,2 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, tổ chức, bộ máy về quản lý ATTP từ cấp tỉnh đến cấp xã được thành lập và kiện toàn. Chủ tịch UBND tỉnh đã thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo tỉnh; thành lập Văn phòng Điều phối về vệ sinh ATTP tỉnh để tham mưu, giúp Chủ tịch UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh trong việc chỉ đạo, triển khai công tác đảm bảo ATTP; 100% các huyện, thị xã, thành phố đã thành lập, kiện toàn ban chỉ đạo về quản lý vệ sinh ATTP, Văn phòng Điều phối về vệ sinh ATTP; 100% các xã, phường, thị trấn thành lập và kiện toàn ban chỉ đạo về quản lý vệ sinh ATTP, ban nông nghiệp hoặc tổ đầu mối về ATTP. Ban chỉ đạo các cấp có quy chế hoạt động, phân công phụ trách các địa bàn, lĩnh vực cho từng thành viên nhằm triển khai thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về ATTP. UBND cấp xã đã thành lập tổ giám sát cộng đồng về ATTP thôn/bản/khu phố, tổ giám sát ATTP tại chợ. Đến nay, có 4.357/4.357 thôn, bản, khu phố thành lập tổ giám sát cộng đồng về ATTP (đạt 100%) và 357/388 chợ thành lập tổ giám sát ATTP (đạt 92%).
Video đang HOT
Mục tiêu của tỉnh đến năm 2025, 100% chợ kinh doanh thực phẩm, chợ đầu mối nông sản, thực phẩm, bếp ăn tập thể đáp ứng các quy định về điều kiện ATTP; 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc diện phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP được cấp giấy chứng nhận; 95% trở lên số cơ sở không thuộc diện cấp giấy chứng nhận đáp ứng các điều kiện về ATTP theo quy định; 70% trở lên thực phẩm tiêu dùng trên địa bàn tỉnh được cung cấp thông qua chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng thực phẩm an toàn, có xác nhận; tỷ lệ mắc ngộ độc thực phẩm cấp tính được ghi nhận dưới 7 người/100.000 dân; 100% xã, phường, thị trấn được công nhận đạt tiêu chí ATTP, trong đó có 20% trở lên đạt tiêu chí ATTP nâng cao. Để hiện thực hóa các mục tiêu trên tỉnh cần quan tâm bố trí ngân sách Nhà nước và huy động các nguồn hợp pháp khác để tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc cho các cơ quan chuyên môn, các cơ quan chức năng để thực hiện nhiệm vụ bảo đảm ATTP; tăng cường các hoạt động tuyên truyền, vận động, giám sát và phát động các phong trào thi đua về ATTP; tích cực vận động xây dựng các mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn…, góp phần nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng về sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm an toàn trên địa bàn toàn tỉnh.
Hà Nội triển khai nhiều hoạt động hưởng ứng "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm"
Ngày 8-4, UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 93/KH-UBND về triển khai "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2021.
Theo kế hoạch, ngoài các hoạt động thường xuyên về công tác bảo đảm ATTP, "Tháng hành động" năm 2021 còn là điểm nhấn trong năm, tạo nên đợt cao điểm, phát động một chiến dịch truyền thông tuân thủ các quy định pháp luật về ATTP trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm; giảm thiểu các hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm; chủ động phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm, hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là các vụ ngộ độc thực phẩm nhiều người mắc do sử dụng sản phẩm thực phẩm không đảm bảo an toàn.
Ảnh minh họa
Đồng thời, gắn trách nhiệm của UBND các cấp để tập trung sự chỉ đạo và bố trí nguồn lực cho công tác ATTP; nâng cao hiệu quả sự phối hợp giữa chính quyền ở địa phương, giữa các cơ quan chức năng và các đoàn thể chính trị xã hội trong công tác bảo đảm ATTP; phát huy ý thức trách nhiệm với cộng đồng của cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng đối với công tác bảo đảm ATTP.
Trong khuôn khổ "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2021 với chủ đề chính của năm 2021 như đã nêu, còn diễn ra nhiều hoạt động: Lễ tổ chức triển khai "Tháng hành động"; triển khai chiến dịch truyền thông bảo đảm ATTP...
Để làm tốt các sự kiện, tại thành phố sẽ huy động các cơ quan báo, đài của thành phố và Trung ương tham gia chiến dịch truyền thông về bảo đảm ATTP, biểu dương, quảng bá các sản phẩm, các mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, phù hợp quy định của pháp luật.
Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, các tổ chức xã hội, các phương tiện truyền thông thích hợp để phổ biến kiến thức, giáo dục pháp luật về ATTP, các VBQPPL của Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành và văn bản chỉ đạo của Thành ủy, UBND thành phố về ATTP; các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định điều kiện ATTP và kiến thức khoa học về ATTP, tác hại của thực phẩm không an toàn; giám sát, hướng dẫn các mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn; tuyên truyền vận động nhân dân trong việc tố giác các cơ sở sản xuất, kinh doanh, thực phẩm không an toàn đến các cơ quan chức năng.
Cùng với đó, phối hợp với các cơ quan báo chí thông tin đến người dân kết quả thanh tra, kiểm tra về ATTP, trong đó công khai tên các cơ sở cung cấp thực phẩm không bảo đảm an toàn và biểu dương các cơ sở cung cấp thực phẩm đảm bảo an toàn. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của UBND các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn, trách nhiệm của cộng đồng đặc biệt tập trung đẩy mạnh vai trò và trách nhiệm của cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh đối với công tác bảo đảm ATTP.
Tại các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn sẽ chỉ đạo các ban, ngành đoàn thể, tổ chức chính trị, xã hội tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo đài, tổ chức các buổi tọa đàm, nói chuyện chuyên đề về ATTP. Huy động hệ thống loa truyền thanh quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn tham gia tuyên truyền chính sách, pháp luật, kiến thức về ATTP.
Tăng cường tuyên truyền phổ biến các mô hình sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, chuỗi thực phẩm an toàn, các sản phẩm truyền thống của địa phương nhằm quảng bá khích lệ sản xuất thực phẩm an toàn, mang đậm nét truyền thống, đặc sản địa phương. Công khai các cơ sở, cá nhân bị phạt vi phạm hành chính về ATTP nhằm cảnh cáo, răn đe, ngăn chặn các hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm trái pháp luật.
Thay đổi tư duy sản xuất, bán hàng Từ ngày 1-1-2022, Trung Quốc sẽ áp dụng một số chính sách mới khắt khe hơn đối với các mặt hàng nông sản nhập khẩu từ các nước, trong đó có Việt Nam. Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu cao với trái bưởi. Trong ảnh: Vườn bưởi của nông dân xã Bình Lợi, H.Vĩnh Cửu. Ảnh: Bình Nguyên Khi Trung Quốc không...