Quân Syria nổ súng vượt biên giới
Quân đội Syria ngày 9-4 đã nổ súng xuyên qua hai khu vực biên giới, giết chết ít nhất một phóng viên truyền hình của Lebanon và 2 người trong trại tị nạn Thổ Nhĩ Kỳ.
Vụ đầu tiên, các lực lượng Syria nổ súng vào một trại tị nạn nằm bên phía Thổ Nhĩ Kỳ. Giới chức Ankara cho biết có 6 người bị thương, nhưng các nhân chứng cho hãng tin AP hay có 2 người trúng đạn và thiệt mạng. Những người này đã hô vang các khẩu hiệu chống Tổng thống Syria Bashar al-Assad và các binh lính Syria bên kia biên giới đã đáp trả.
Quân lính nổi dậy giao tranh với quân chính phủ ở ngoại ô Damascus. Ảnh: AP
Trong khi đó, Tổ chức Theo dõi nhân quyền Syria cho rằng quân chính phủ nổ súng nhắm vào nhóm lính nổi dậy chạy lẫn vào trại tị nạn sau khi đột kích vào một trạm gác phía Syria, khiến 6 binh lính bị giết.
Ngoài ra, quân Syria cũng bắn qua biên giới Lebanon, giết chết anh Ali Shaaban, một quay phim của đài truyền hình Al Jadeed. Shaaban trúng đạn vào ngực khi đang ngồi trong xe hơi, sau đó tử vong tại bệnh viện, theo quan chức an ninh Lebanon.
Đồng nghiệp của Shaaban, anh Hussein Khreis, kể: “Nếu bạn nhìn thấy chiếc xe hơi, bạn sẽ tưởng mình đang ở trong vùng chiến sự. Chiếc xe bị phá hủy hoàn toàn do đạn bắn”. Shaaban là nhà báo thứ 9 thiệt mạng khi đưa tin về tình hình Syria, sau nhà báo Pháp Gilles Jacquier, phóng viên ảnh Remi Ochlik và phóng viên Marie Colvin…
Video đang HOT
Người thân phóng viên Shaaban đau đớn trước cái chết của anh. Ảnh: AP
Các vụ bắn giết mới nhất cho thấy các nước láng giềng của Syria rất dễ bị lôi kéo vào một cuộc xung đột khu vực. Hiện có khoảng 24.000 người Syria đang tị nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có hàng trăm lính đào ngũ.
Các nhà hoạt động thống kê hơn 125 người chết do bạo lực hai ngày qua trên khắp Syria.
Mỹ đã lên tiếng chỉ trích bạo lực từ Syria lan qua biên giới và cho rằng chính quyền Damascus dường như rất ít tôn trọng kế hoạch hòa bình do đặc phái viên Liên Hiệp Quốc và Liên đoàn Ả Rập (AL) Kofi Annan đưa ra.
Theo NLD
Syria: Lệnh ngừng bắn bị phá vỡ "từ trứng nước"?
Sát thời hạn chót rút quân 10-4, chính phủ Syria đột ngột ra điều kiện: yêu cầu phe đối lập "cam kết bằng văn bản" về thời điểm ngừng bắn.
Theo kế hoạch của đặc phái viên Liên Hiệp Quốc và Liên đoàn Ả Rập (AL) Kofi Annan, 10-4 là thời hạn chót rút quân của quân chính phủ Syria. Trong vòng 48 tiếng sau, cả hai phe chính phủ và đối lập phải ngừng bắn.
Tuy nhiên, trong ngày 8-4, Bộ Ngoại giao Syria tuyên bố trước khi rút quân, chính phủ cần cam kết hạ vũ khí bằng văn bản từ phía quân nổi dậy.
Biểu tình chống chính phủ ở Idlib ngày 6-4. Ảnh: Reuters
Chỉ huy của lực lượng Quân đội Syria tự do (FSA), ông Riad al-Asaad, cho biết lực lượng của ông sẵn sàng thực hiện lệnh ngừng bắn nhưng FSA không thừa nhận chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad và do đó "không cam kết gì". "Chúng tôi sẽ đưa ra sự đảm bảo và những cam kết của mình với cộng đồng quốc tế, chứ không phải chế độ ở Damascus" - ông nói.
Damascus còn khẳng định tuyên bố chấp nhận kế hoạch của ông Annan mà họ đưa ra đã bị hiểu sai, đồng thời cho rằng có thể sẽ không rút quân trong tình hình hiện nay. Bên cạnh một văn bản cam kết từ phe đối lập, Ngoại trưởng Syria Jihad Makdessi nói Syria cũng muốn ông Annan phải đảm bảo Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ và Ả Rập Saudi ngừng kế hoạch viện trợ tài chính và vũ khí cho "các nhóm khủng bố" ở Syria.
Sự kiện này càng làm dấy lên nghi ngờ về khả năng thực hiện thỏa thuận ngừng bắn của chính quyền ông Assad.
Những ngày gần đây, thay vì chuẩn bị rút quân thì quân đội Syria tăng cường tấn công các khu dân cư ở nhiều địa phương.
Các nhà hoạt động ước tính ít nhất 21 người và nhiều nhất là 40 người đã chết trong ngày 8-4. Nhà hoạt động Tarek Badrakhan ở Homs mô tả một cuộc tấn công vào trung tâm điểm nóng này của quân chính phủ: "Súng cối bắn như mưa". Trước đó, 7-4 bị xem là "ngày đẫm máu" với gần 130 người thiệt mạng, trong đó có 86 dân thường.
Hội đồng Dân tộc Syria (SNC), đứng đầu phe đối lập, đã kêu gọi Liên Hiệp Quốc can thiệp. Một tuyên bố của SNC nêu rõ: "Chúng tôi kêu gọi Hội đồng Bảo an can thiệp ngay lập tức nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng nhân đạo, bằng việc thông qua một nghị quyết theo điều 7 Hiến chương Liên Hiệp Quốc nhằm bảo vệ dân thường".
Cùng ngày, ông Annan cho biết ông rất "sốc" khi nghe tin về tình trạng bạo lực leo thang bất chấp hạn chót ngừng bắn đang đến gần. Trong một tuyên bố, ông Annan cho biết: "Tôi rất đau buồn khi biết bạo lực đang gia tăng tại một số thị trấn và làng mạc ở Syria, dẫn tới những con số đáng báo động về thương vong, người tị nạn, người phải sơ tán".
Biểu tình ủng hộ ông Assad ở thủ đô Damascus. Ảnh: AP
Trong khi đó, người phát ngôn bộ chỉ huy liên hợp của FSA, Đại tá Qassem Saad al-Deen, ngày 8-4 cho biết lực lượng nổi dậy Syria sẽ tuân thủ thời hạn chót ngừng bắn vào ngày 10-4, ngay cả khi chính phủ không rút quân khỏi các thành phố.
Ông al-Deen nói: "Chúng tôi sẽ ngừng bắn như đã cam kết với Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên, nếu quân chính phủ khai hỏa, chúng tôi sẽ lại cầm vũ khí và chống lại họ".
Còn Đại tá Riad al-Asaad, thủ lĩnh FSA, cùng ngày cho rằng kế hoạch hòa bình của ông Annan chắc chắn sẽ thất bại vì chính phủ Syria sẽ không thực hiện nó. Ông nói: "Damascus sẽ không thực thi kế hoạch này. Kế hoạch đó sẽ thất bại".
Theo Người Lao Động
Sức ép quốc tế tiếp tục đè nặng lên chính quyền Syria 15 nước Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc vưa nhất trí thông qua tuyên bố xác nhận thời hạn chót ngừng bắn vào tuần tới đối với Syria. Hội đồng Bảo an cũng cảnh báo Damascus về "các biện pháp tiếp theo", nếu như nước này không thực thi cam kết đã tuyên bố trước đó. Chính phủ Syria đang đứng trước...