Quán quân siêu thủ lĩnh làm tổng đài viên 1022 và những cuộc gọi lúc nửa đêm
Giang Thị Mộng Như, Quán quân Siêu thủ lĩnh tình nguyện làm tổng đài viên 1022, từ đây, những cuộc gọi cảm ơn lúc nửa đêm của người dân khiến em vô cùng xúc động.
“Dạ, tình nguyện viên 1022 xin nghe ạ!”
Là câu nói quen thuộc hàng ngày mà Giang Thị Mộng Như, quán quân Siêu thủ lĩnh mùa đầu tiên với 30 điểm tuyệt đối, sinh viên năm 2 khoa Kỹ thuật Môi trường và Tài nguyên, Trường ĐH Bách Khoa ĐHQG TP.HCM nói nhiều nhất, bởi em đang là tình nguyện viên (TNV) của tổng đài 1022 nhánh 4 – tiếp nhận thông tin hỗ trợ về chăm sóc sức khỏe và an sinh xã hội cho người dân trên địa bàn TP.HCM.
Giang Thị Mộng Như – Quán quân Siêu thủ lĩnh mùa đầu tiên với 30 điểm tuyệt đối.
Cơ duyên rồi cũng tới
Sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Sài Gòn, chính vì thế Như dành nhiều tình cảm cho nơi đây. Khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, thành phố phải oằn mình chống chịu, khiến Như buồn và thương lắm. Nhưng thời điểm đó em vẫn chưa biết làm gì để cùng chung sức với thành phố chống dịch.
Sau cùng cơ duyên cũng tới, chi bộ sinh viên 6 của ĐH Bác Khoa thông báo dự án 1022 nhánh số 4 đang cần tình nguyện viên (TNV) để tiếp nhận nhu cầu về thực phẩm, hỗ trợ y tế. Ngay lập tức Như nhận lời tham gia ngay, và từ đó em trở thành tổng đài viên 1022.
Lịch học khá dày, ngoài các tiết học online Như còn phải hoàn thành các bài tập về nhà, bài tập nhóm và rất nhiều những việc khác nhưng cũng không làm khó được cô gái này.
“Khi tham gia tổng đài, em cần phải nghiêm túc, sắp xếp thời gian cho bản thân một cách hiệu quả nhất, để không ảnh hưởng đến việc học và nâng cao hiệu suất làm việc. Đến thời điểm hiện tại mọi thứ cũng đã dần quen và đi vào nề nếp, nên em cũng cảm thấy an tâm hơn “, Như tâm sự.
Theo Như, trong quá trình làm tổng đài viên, em còn gặp những vấn đề khó khăn như việc chạy đua với thời gian vì mỗi cuộc điện thoại chỉ kéo dài từ 3-5 phút, trong khoảng thời gian ấy, em vừa phải lắng nghe, trả lời, đặt câu hỏi và ghi nhận lại thông tin trên hệ thống, chính vì thế em phải rèn luyện thêm tốc độ đánh máy nhanh để đáp ứng công việc.
“Hơn một tháng làm tổng đài viên, ngoài những cuộc gọi ghi nhận những ca F0 khẩn cấp, hầu hết những cuộc gọi còn lại là xin hỗ trợ về an sinh và nhu yếu phẩm mùa dịch. Cứ ngắt cuộc gọi này là 5 giây sau sẽ đến cuộc gọi khác ngay, minh chứng cho những khó khăn mùa dịch mà người dân thành phố đang phải gặp”, Như kể.
Mộng Như còn là top 8 “Én vàng học đường 2018″.
Nhận được nhiều lời cảm ơn
Như tâm sự, rất nhiều lần phải lắng nghe và tiếp nhận những thông tin về hoàn cảnh khó khăn của người dân đang gặp phải khiến Như rất buồn, song em cũng thấy vui vì công việc của mình đã giúp đỡ được nhiều người đang gặp khó tiếp cận được gói an sinh.
Suốt hơn 1 tháng làm TNV trực tổng đài, vui có, buồn có, áp lực có, song không gì có thể làm lung lay ý chí và mong muốn giúp đỡ những người đang khó khăn của cô gái nhỏ. Cũng chính từ cơ duyên này mà không ít lần Như nhận được những cuộc gọi đầy xúc động lúc nửa đêm, là những người đã nhận được gói an sinh trong hoàn cảnh ngặt nghèo gọi tới.
“Cảm ơn Tổng đài 1022 nha, cô mới gọi lên có mấy ngày mà bây giờ đã được nhận gói trợ cấp cho gia đình rồi, mừng quá con ơi”, Như kể
Nghe xong những lời cảm ơn như thế khiến bao mệt mỏi, căng thẳng bủa vây nữ tổng đài viên tan biến hết, để em có thêm động lực tiếp tục công việc tình nguyện của mình.
Khi dịch bệnh ở thành phố dần được kiểm soát, các cuộc gọi tới tổng đài 1022 cũng dần ít đi, đáng lý tổng đài viên sẽ buồn vì ít cuộc gọi tới, nhưng trong lúc này Như lại thấy vui hơn bao giờ hết, vì ít cuộc gọi tới bao nhiêu là số người cần phải giúp đỡ sẽ ít đi bấy nhiêu, đó là những tín hiệu rất tích cực.
Theo Như, sự thành công của tổng đài 1022 không chỉ ở sự cố gắng của các tổng đài viên, mà còn ở sự nỗ lực của Ban điều hành chiến dịch, của các y bác sĩ thuộc nhánh Thầy thuốc đồng hành và hết lòng vì người dân trong suốt thời gian qua. ” Em mong cho thành phố nhanh khỏe lại, để tất cả mọi người được nghỉ ngơi và hạnh phúc. Vì thành phố của chúng ta đã quá vất vả rồi” , Như chia sẻ.
Trường ĐH tại TP.HCM dự kiến cho sinh viên đã tiêm vắc xin được học trực tiếp
Một trường ĐH tại TP.HCM vừa có thông báo dự kiến sẽ tổ chức cho sinh viên đã được tiêm vắc xin phòng Covid-19 đến trường học trực tiếp.
Dự kiến cho sinh viên đã tiêm vắc xin được đến trường học trực tiếp - HÀ ÁNH
Chỉ sinh viên đã tiêm vắc xin ngừa Covid-19 mới học trực tiếp
PGS-TS Nguyễn Đức Trung, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM vừa ký thông báo về việc giảng dạy, học tập phù hợp với biện pháp phòng chống dịch Covid-19. Trong đó có lộ trình dự kiến cho sinh viên tới trường học trực tiếp thời gian tới.
Theo đó, căn cứ Chỉ thị 18 của UBND TP.HCM ngày 30.9, từ ngày 1.1.2022 Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM dự kiến tổ chức giảng dạy và học tập trực tiếp tại trường với các học viên, sinh viên đã tiêm vắc xin ngừa Covid-19.
"Trường hợp học viên, sinh viên chưa tiêm vắc xin ngừa Covid-19 sẽ tiếp tục học tập theo hình thức trực tuyến để đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch theo quy định của UBND TP.HCM. Đề nghị học viên, sinh viên chủ động tiêm vắc xin để có thể tham dự học tập trực tiếp theo kế hoạch tại trường", thông báo trường này ghi rõ.
Để thực hiện phương án trên, trường này giao Tổ Y tế phối hợp với phòng Đào tạo, khoa Sau ĐH và Viện đào tạo quốc tế thực hiện khảo sát sinh viên và học viên về tình hình tiêm vắc xin ngừa Covid-19.
Trước đó, từ nay đến ngày 31.12, Trường ĐH Ngân hàng TP.CM sẽ tiếp tục dạy học trực tuyến thông qua các ứng dụng công nghệ thông tin. Trường đề nghị các đơn vị, giảng viên, viên chức, người lao động tiếp tục triển khai thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch giảng dạy và học tập đã đề ra.
Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM dự kiến cho sinh viên đã tiêm vắc xin trở lai trường từ ngày 1.1.2022 - ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
Sinh viên đề nghị được khảo sát trước khi học trực tiếp
Tuy nhiên, sau thông báo về lộ trình học tập này, một số sinh viên có ý kiến đề nghị trường xem xét việc cho sinh viên đi học lại sau ngày 1.1.2022.
Tại diễn đàn sinh viên trường này trên Facebook (BUH Confessions), một sinh viên viết: "Qua đầu tháng 2.2022 là Tết âm lịch, nếu đi học tập trung vào tháng 1 thì chẳng lẽ sinh viên ở tỉnh xa vô trường 3 tuần rồi đi về lại... Dù gì cũng đã học trực tuyến và nghỉ ở nhà 5 tháng rồi, đến đó cũng 7 tháng thì ráng thêm cho tụi em 3 tuần. Nghỉ Tết xong học tập trung cũng được mà".
Cùng quan điểm trên, một ý kiến khác mặc dù rất vui trước thông tin được đi học lại nhưng vẫn chia sẻ: "Mùa dịch đã khó khăn về thu nhập mà chi phí đi lại của sinh viên xa quê lại thêm nhiều, chưa kể lễ tết giá vé tăng cao".
Do vậy, sinh viên này đề xuất: "Hi vọng trước khi học trực tiếp trường có thể làm khảo sát sinh viên. Bởi nếu như thời khoá biểu chỉ tới học 2 ngày, thi một tuần xong về lại mất thời gian và công sức".
TP.HCM chưa có chủ trương cho mở dịch vụ ăn uống tại chỗ
Trước đó, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM là trường ĐH đầu tiên tại TP.HCM cho sinh viên đăng ký tới trường học trực tiếp các môn thí nghiệm, thực hành và làm luận văn tốt nghiệp sau thời gian dài học trực tuyến do Covid-19. Trên cơ sở số lượng đăng ký học và khả năng đáp ứng các điều kiện di chuyển, học tập của sinh viên, trường sẽ bố trí các lớp học phù hợp.
Cử tri trẻ quan tâm đến vấn đề tìm việc làm sau khi tốt nghiệp đại học Nhiều cử tri trẻ là sinh viên đặc biệt quan tâm đến vấn đề việc làm và kỳ vọng tổ chức Đoàn tăng cường hỗ trợ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp. Sinh viên, thanh niên tìm kiếm việc làm tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh niên TP.HCM - LÊ THANH Cần giúp sinh viên tiếp cận với...