Quán quân Olympia gây tranh cãi nhất: Dân tình đổ xô đi ủng hộ Á quân vì sai sót của BTC, giờ sống thành đạt bên Úc, có dự định đáng nể
Bên cạnh phản đối, một số người cho rằng việc trừ điểm của Thái Hoàng cũng chưa chắc thay đổi được cục diện trận đấu vì khi đó mới ở vòng thi thứ 3.
Quán quân có chiến thắng gây tranh cãi
Đặng Thái Hoàng (sinh năm 1994) là Quán quân Olympia mùa thứ 12. Thời điểm tham gia chương trình, Thái Hoàng đang là học sinh lớp 12 tại trường THPT Hòn Gai, Quảng Ninh.
Được biết, trong suốt 12 năm trung học Thái Hoàng luôn là học sinh giỏi toàn diện. Quán quân Olympia mùa 12 luôn được tín nhiệm giữ nhiều chức vụ quan trọng như Bí thư, Lớp trưởng, Ủy viên BCH Đoàn trường… Thái Hoàng rất ít đi học thêm mà thường tự học ở nhà nhưng đã đạt nhiều giải thưởng tại các cuộc thi học sinh giỏi thành phố và cấp tỉnh.
Đặng Thái Hoàng là Quán quân Olympia năm thứ 12.
Trong suốt hành trình leo núi, Đặng Thái Hoàng đã có màn trình diễn vo cùng ấn tượng. Tuy nhiên chiến thắng trong trận chung kết của cậu lại gây nhiều tranh cãi, nguyên nhân đến từ sai sót của Ban tổ chức (BTC).
Cụ thể ở phần thi Tăng tốc, một câu hỏi được đưa ra như sau: “3 mặt trời = 2 ngôi sao, 1 ngôi sao 4 mặt trăng = 1 mặt trăng 5 mặt trời. Hỏi sẽ có bao nhiêu mặt trời để cán cân thăng bằng: 2 mặt trăng 4 ngôi sao = 1 mặt trăng 1 ngôi sao ? mặt trời”. Các lựa chọn từ A-F tương ứng 4-9.
Các thí sinh Trần Lê Phương (Quảng Nam), Đặng Thái Hoàng chọn đáp án C và được cho điểm. Sau đó, khán giả phân tích các đáp án ban tổ chức đưa ra đều sai, bởi câu trả lời chính xác phải là số lẻ: 5 2/3 (5,6666…), không phải 6.
Nếu vậy, Thái Hoàng phải bị trừ 30 điểm trong tổng điểm chung cuộc, kém điểm Ngọc Tĩnh – Á quân năm đó (230 điểm). Tuy nhiên, BTC vẫn quyết định giữ nguyên kết quả trận đấu. Chung cuộc, Đặng Thái Hoàng giành được 250 điểm và đạt vòng nguyệt quế. Sau cuộc thi, nhiều fanpage được lập ra ủng hộ Ngọc Tĩnh và thu hút hàng nghìn thành viên.
Tuy nhiên vẫn có nhiều ý kiến ủng hộ Đặng Thái Hoàng. Một số người cho rằng việc trừ điểm của Thái Hoàng cũng chưa chắc thay đổi được cục diện trận đấu vì khi đó mới ở vòng thi thứ 3.
Á quân Thân Ngọc Tĩnh năm đó được rất nhiều người ủng hộ.
Video đang HOT
Quán quân ngày ấy hiện có cuộc sống ổn định ở Úc
Sau khi vô địch Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 12, Đặng Thái Hoàng giành được vòng nguyệt quế và suất học bổng toàn phần tại Úc. Giống nhiều Quán quân khác, nam sinh Quảng Ninh cũng lên đường du học tại trường Đại học Kỹ thuật Swinburne, chuyên ngành Kỹ sư dân dụng.
Sau khi tốt nghiệp đại học, Thái Hoàng làm cho 1 công ty xây dựng tại thành phố Melbourne và có ý định học lên tiến sĩ Kiến trúc. Dự định của Thái Hoàng khiến nhiều người ngưỡng mộ vì tinh thần học tập đáng nể. Được biết, Quán quân Olympia mùa 12 đã lập gia đình vào năm 2018. Vợ của anh là bạn học cùng trường Đại học Swinburne, quê ở TP.HCM.
Dù sống xa quê hương nhưng Thái Hoàng vẫn quan tâm đến tin tức trong nước, đặc biệt là cuộc thi Olympia. Đầu năm 2020, khoảnh khắc Thái Hoàng gặp gỡ và vui vẻ chụp ảnh với Nguyễn Hoàng Cường – quán quân Olympia năm 2018 khiến nhiều người thích thú.
Cuộc gặp gỡ của 2 quán quân tại Úc.
Được biết cả hai nhà quán quân đều là cựu học sinh của trường THPT Hòn Gai (Quảng Ninh). Tại chung kết Olympia 2018, khi Hoàng Cường trở thành nhà vô địch Thái Hoàng từng tag tên đàn em trên trang Facebook cá nhân và có những chia sẻ thân thiết.
Tuổi trẻ của các nhà vô địch không chỉ là cống hiến cho đất nước, họ còn ước mơ và thanh xuân của chính cuộc đời mình
Sau tất cả, tuổi trẻ của các nhà vô địch không chỉ dừng lại ở Olympia, không chỉ để dành được vị trí quán quân và câu chuyện cống hiến cho đất nước, họ còn tuổi thanh xuân của chính mình, họ được bay nhảy trên chính cuộc đời họ.
Chặng đường đi tìm quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 20 đã đi đến hồi kết với một kết quả vô cùng viên mãn, hành trình leo đến đỉnh núi vinh quang đã gọi tên cô gái Nguyễn Thị Thu Hằng, học sinh lớp 12B1, trường THPT Kim Sơn A, Ninh Bình.
Sau 9 năm đợi chờ, quán quân xuất sắc là một cô gái, đây cũng là cô gái thứ 4 trong suốt 20 năm chương trình phát sóng, bước lên đỉnh cao nhất của cuộc thi, với vòng nguyệt quế mạ vàng và mức thưởng vô cùng cao quý đến 40.000 USD ( gần 1 tỷ đồng) cùng suất học bổng 100% vào Đại học Swinburne (Úc).
Sau chiến thắng của Thu Hằng nói riêng và của các nhà vô địch khác nói chung, trên các trạng mạng xã hội lại được dậy sóng lên những dòng trạng thái, những câu bình luận "chúc mừng nước Úc có thêm nhân tài." Câu chuyện này cũng không còn quá mới mẻ, nó như câu chuyện thường niên diễn ra từ mùa này sang mùa khác, từ nhà vô địch năm thứ 2,3 đến năm thứ 20.
Những nhà vô địch đã cố gắng nỗ lực cho suốt một hành trình chinh phục Olympia, ở tuổi 17 đây là ước mơ lớn nhất, là khát khao của biết bao thế hệ học sinh Việt Nam mong ước chạm đến được. Vậy khi đứng ở vị trí quán quân, được đi du học tại Úc, họ có gì đang bị mỉa mai khi họ là nhà vô địch?
01
Với thí sinh Olympia, chiến thắng lớn nhất là đứng ở vị trí quán quân và được đi du học
Đường lên đỉnh Olympia là một sân chơi tạo ra để các bạn thí sinh trên khắp mọi miền đất nước được thi tài kiến thức, chinh phục đỉnh núi vinh quang bằng quá trình ôn luyện, nỗ lực của mỗi cá nhân. Đây cũng là cơ hội, là ước mơ của tất cả những cô cậu học sinh khi đang ngồi trên ghế nhà trường. Ngày còn trẻ thơ, khi ngồi trước màn hình xem Olympia, ai trong chúng ta cũng mong được một lần đứng tại S14, được đội trên đầu chiếc vòng nguyệt quế danh giá, đem cầu truyền hình về cho ngôi trường mà mình đang theo học.
Khi tham gia Đường lên đỉnh Olympia, mỗi thí sinh như đang chạy trên đường đua tốc độ, một cuộc chơi đầy thử thách cho tuổi trẻ bản lĩnh, luôn sẵn sàng chiến đấu và chinh phục.Với một cơ hội lớn, một giải thưởng có giá trị, mỗi thí sinh đã có một quá trình dài trên con đường mình đã chọn, là những ngày học tập vất vả đầy những khó khăn với khối lượng kiến thức vô tận, đa dạng ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Giấc mơ Olympia, giấc mơ trở thành nhà vô địch chinh phục đỉnh núi cao vời vợi, là điều mà các nhà leo núi luôn không ngừng cố gắng, không ngừng vươn lên. Ở tuổi 17, những người trẻ chúng tôi luôn có những giấc mơ của riêng mình, bạn cũng vậy và những quán quân Olympia cũng như thế.
Tuổi 17, các nhà vô địch đã thật sự xuất sắc, họ đã chiến thắng bản thân, giấc mơ ấy đã không còn xa, đôi tay họ đã chạm đến ngôi vị cao nhất của cuộc chơi đầy trí tuệ. Những năm tháng tuổi trẻ, chúng tôi khâm phục họ vì đã vượt qua hàng ngàn thí sinh khác để chinh phục đỉnh núi ấy, tuổi 17 của họ vẻ vang với chiến thắng đầu đời thật lớn lao.
Tuổi trẻ và quãng thanh xuân tươi đẹp, các nhà vô địch Olympia hãy thật tự hào vì những điều bản thân đã làm được, các bạn xứng đáng là những nhà vô địch.
02
Đừng bắt họ nghĩ về những điều lớn lao khi mới 17 tuổi, chuyện cống hiến là câu chuyện của tương lai
Những năm qua, câu chuyện những nhà vô địch chọn ở lại hay về nước luôn là chủ đề để dư luận bàn tán xôn xao, điều này xuất phát từ thực tế, gần như tất cả các quán quân Đường lên đỉnh Olympia đều học tập và sinh sống tại Úc. Chỉ có 3/18 người lựa chọn về lại Việt Nam, với con số này nó đã trở thành câu chuyện, trở thành một vấn đề gây tranh cãi suốt những năm gần đây, nó luôn được "sống lại" sau khi chương trình kết thúc, có thêm một quán quân mới.
Thế nhưng, đã đến lúc chúng ta nhìn nhận thực tế, đừng vội chỉ trích những nhà leo núi và đừng dồn những áp lực cho tân vô địch Olympia năm thứ 20.
Cống hiến, giúp ích cho đất nước là điều mà mỗi người luôn hướng đến, nhưng liệu có quá sớm khi đặt vấn đề đó lên đôi vai của những người trẻ, khi bản thân họ chưa thực sự hoàn thiện bản thân mình. Thế hệ GenZ, những người trẻ, những nhà vô địch, hay bất cứ độ tuổi nào cũng đều mong muốn được góp sức mình cho đất nước. Sau câu chuyện về những nhà vô địch "ở lại hay trở về", tuổi 17 họ còn rất trẻ để khẳng định bản thân mình tương lai sẽ như thế nào, có đủ tiềm lực để phát triển đất nước, đó là câu chuyện xa xôi khó có thể trả lời.
Hãy hiểu rằng, ở một độ tuổi sẽ có những vị trí và trách nhiệm khác nhau, như câu nói của Bác Hồ vĩ đại "Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình". Câu nói ấy như phần nào khẳng định, ở độ tuổi này bản thân mỗi người trẻ nói chung, những nhà vô địch Olympia nói riêng, việc học là điều quan trọng nhất, hãy cố gắng nỗ lực học tập tốt, chinh phục những dự định, ước mơ lớn hơn nữa trên con đường học vấn. Đừng đặt lên những nhà vô địch một gánh nặng trên vai, họ còn trẻ còn rất nhiều hoài bão, ước mơ.
Sau tất cả, tuổi trẻ của các nhà vô địch không chỉ dừng lại ở Olympia, không chỉ để dành được vị trí quán quân và câu chuyện cống hiến cho đất nước, họ còn tuổi thanh xuân của chính mình, họ được bay nhảy trên chính cuộc đời họ. Tuổi 17, các bạn hãy vững tin trước trên con đường của bản thân, hãy cứ mãnh liệt, cứ khát khao, chinh phục và chiến đấu, đừng dừng lại trước định kiến, trước dư luận và đừng đè nặng những trách nhiệm xa xôi. Sống cuộc đời mình, làm chủ tương lai mình, đúng với lứa tuổi của mình, đó mới là trách nhiệm bạn đang cần phải làm!
03
Vị trí địa lý không phải là giới hạn cống hiến, là người Việt Nam sẽ luôn hướng về Việt Nam
Từ bao giờ, dư luận lại lấy vị trí địa lý làm thước đo cho các nhà vô địch Olympia trong câu chuyện cống hiến cho quê hương đất nước. Những người trẻ chúng tôi nghĩ rằng, dù ở bất cứ nơi nào nếu là người Việt Nam sẽ luôn hướng về Việt Nam.
Những cá nhân đang chỉ trích về câu chuyện ở lại nước Úc của các nhà vô địch Olympia, có lẽ đang quá khắt khe với những chàng trai, cô gái này khi họ chọn sống và làm việc tại xứ người.
Thế hệ GenZ, chúng tôi lại một lần nữa tin rằng đã là những người tài năng, giỏi giang dù ở bất cứ nơi nào họ vẫn đủ bản lĩnh và khả năng vẫy vùng, nhưng chắc chắn rằng môi trường tốt nhất sẽ giúp họ bay cao bay xa hơn nữa, họ sẽ cất cánh nhanh hơn trên con đường phát triển tri thức. Thay vì khắt khe về việc ở đâu, hãy luôn dõi theo họ, ủng hộ cho họ, hãy nhìn cách họ đang đóng góp mới là điều quan trọng cần làm.
Việt Nam vẫn đang không ngừng phát triển, là một môi trường tốt với nhiều cơ hội và việc làm hấp dẫn cho những người trẻ, cũng đừng nên nhìn mọi thứ một chiều, nhìn nó đa chiều hơn để mỗi cá nhân không còn những áp lực dư luận. Nhà báo Tạ Bích Loan cũng đã từng nói: "Nghĩ ngược lại là sau này sẽ có nhiều sinh viên Úc sang Việt Nam học tập và thích ở lại, chứ không phải các tài năng Việt Nam ra đi, tìm thấy môi trường tốt hơn cho học tập, nghiên cứu ở nước ngoài."
Ở độ tuổi 17, điều tốt nhất là nghĩ bản thân nên làm điều gì tốt cho chính mình, khi đủ lớn khôn sẽ nghĩ đến việc giúp ích cho mọi người và đất nước. Mỗi một người sẽ có cho mình một cuộc đời, mỗi sự lựa chọn khác nhau, cuộc đời họ hãy để chính họ được chọn lựa. Hãy là bông hoa đẹp nhất trong chính vườn hoa của cuộc đời mình.
Hello GenZ - Chuyên đề ra đời nhằm mang đến những góc nhìn, quan điểm hay ho của chính người trẻ thế hệ GenZ. Các bạn sẽ được chia sẻ, tranh luận về những vấn đề cuộc sống, trường học, xã hội, tình yêu và cả sở thích. Tại đây, bạn sẽ thấy mình hiểu hơn thế giới quan màu sắc của người trẻ hiện đại.
Các bạn trẻ GenZ muốn tham gia cộng tác có thể gửi bài về địa chỉ: hellogenz@kenh14.vn.
Gặp Quán quân "nhiều thị phi" của Olympia 2020: Lần đầu giải thích việc "nhảy cẫng khi biết đối thủ không chiến thắng" Trở về với chức Quán quân Đường lên đỉnh Olympia, cô bạn Thu Hằng nhận về nhiều niềm vui nhưng cũng không ít thị phi khi bị cho kiêu ngạo và "coi thường đối thủ". "Quán quân Olympia nhiều thị phi" Sau hơn 9 năm, Đường lên đỉnh Olympia mới có thêm một nhà Quán quân nữ là Nguyễn Thị Thu Hằng (THPT...