Quằn quại từng cơn đau do bỏng, mẹ không hay biết tất cả con cháu đã mất trong “biển lửa”
Hàng ngày chịu từng cơn đau quằn quại do bỏng nặng trong bệnh viện, người mẹ ấy vẫn chưa hay biết có nỗi đau hơn hàng trăm ngàn lần là con cháu bà đã mãi ra đi.
Người phụ nữ có hoàn cảnh thương tâm trên là bà Triệu Thị Hạnh (70 tuổi, trú nhà số 2 đường Triệu Quốc Đạt, phường Điện Biên, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).
Theo báo Sài Gòn Giải Phóng, cách đây 3 tháng, ngày 27/12/2021, nhà bà Hạnh bị cháy rụi hoàn toàn sau một trận hỏa hoạn lớn. Đau đớn hơn, chỉ có mình bà thoát nạn, còn vợ chồng con trai và cháu gái 13 tháng tuổi đã mất mạng bởi ngọn lửa oan nghiệt.
Dù đã nhiều tháng trôi qua sau thảm họa khiến gia đình tan nát, bà Hạnh vẫn chưa hay biết con cháu mình đã về thế giới bên kia, rời xa bà mãi mãi.
Những ngày này, bà Hạnh đang nằm điều trị tại Khoa Chỉnh hình – Bỏng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Mỗi ngày bà phải chịu đựng từng cơn đau quằn quại do bị bỏng cấp độ I, II, III ở nhiều vùng da trên cơ thể, cộng thêm bệnh nền đái tháo đường tuýp 2, bệnh phổi.
Trải qua biết bao cuộc phẫu thuật với những giây phút “thập tử nhất sinh” để duy trì mạng sống, bà Hạnh mỗi ngày vẫn bất chợt òa khóc trong mơ khi vô tình gặp ác mộng về biển lửa ngày hôm đó.
Tỉnh dậy sau những trận ác mộng, bà cố gắng tỉnh táo, mắt trông về phía cửa phòng bệnh để chờ con trai, con dâu mang cháu đến thăm nhưng ngày qua ngày, bà lại chờ trong vô vọng với những giọt nước mắt xót xa.
Họ hàng phải nói dối bà do dịch bệnh nên vợ chồng con trai và cháu không thể vào viện thăm bởi sợ bà Hạnh không thể chịu đựng được nỗi đau gấp trăm ngàn lần những vết đau do bỏng gây ra.
“Chị tôi không có chồng, ở tuổi ngoài 40 mới xin một đứa con để nương tựa lúc về già. Vậy mà, tai họa ập xuống, đã cướp đi tất cả của chị ấy. Chúng tôi chưa biết phải nói với chị thế nào về sự thật đau đớn này. Ngày nào chị ấy cũng trông mong các con vào thăm nhưng rồi lại buồn bã khóc khi hết ngày vẫn chẳng thấy chúng đâu. Ai cũng sợ nếu biết sự thật ấy, chị tôi sẽ hóa điên mất”, bà Đào Thị Lanh, em dâu của bà Hạnh tâm sự với PV Dân Trí.
Con trai, con dâu và cháu là những thành viên duy nhất trong nhà gia đình bà, nay đã không còn nên bà Hạnh hiện chỉ trông vào sự chăm sóc của họ hàng. Chị Triệu Thị Mai Phương, cháu bà Hạnh, cho biết, do giấy tờ tùy thân, bảo hiểm y tế… bị cháy nên các chế độ bảo hiểm cho bà Hạnh chưa thực hiện được nên tiền viện phí ngày càng tạo thành áp lực lớn.
Tình trạng của bà đang xấu đi từng ngày do bị hít khói vào phổi quá nhiều mà tiền điều trị của gia đình đang cạn kiệt dần.
“Tiền chữa trị từ đó đến nay, tiền thuê người chăm sóc, rồi tiền làm ma chay cho các cháu đến giờ hơn 400 triệu đồng rồi. Lúc còn sống, các con của chị có gửi tiết kiệm được 200 triệu đồng; phường và các đoàn thể, các nhà hảo tâm ủng hộ được gần 100 triệu đồng, số tiền đó giờ đã cạn kiệt. Bây giờ, chúng tôi cũng không biết phải xoay xở ra sao cho những ngày điều trị sắp tới của chị ấy”, bà Lanh thở dài khi nghĩ về những ngày tháng sắp tới của chị gái.
Tổng hợp
Bé gái 8 tuổi mồ côi chở bà đi nhặt ve chai: Ngoại bị bệnh tim, con không dám xa ngoại đâu
Cả tuổi thơ Dưa Hấu đi nhặt ve chai cùng ngoại, 2 năm nay do sức yếu, lại mắc bệnh tim, ngoại đành ngồi sau để cháu chở đi mưu sinh khắp Sài Gòn.
Dưa Hấu tên là Nguyễn Tường Vi, năm nay 8 tuổi. Cái tên của em có một ý nghĩa lạ lắm. Bà ngoại của bé kể, ngày còn nhỏ bé hay được mẹ bồng lang thang ngoài đường xin ăn, mấy lần khóc đói hay được mọi người cho bánh trái, thứ gì cũng không ăn, trừ dưa hấu. Vậy là em được đặt cái tên này.
Cha mẹ Dưa Hấu đều mất vì bệnh. Năm em 5 tuổi thì ông ngoại cũng qua đời do tai nạn giao thông. Sau khi lo viện phí, đám tang của ông cũng là lúc hai bà cháu trắng tay ra đường lượm ve chai.
Sau nhiều ngày ngủ vật ở vỉa hè, hai bà cháu được một người phụ nữ cho mượn căn nhà ở tạm nhưng sau này cũng phải trả lại, đi thuê 1 căn phòng trọ lụp xụp rẻ tiền để lấy chỗ ngủ. Kể từ đó, con đường từ Cầu Ông Lãnh đến phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1, Tp. Hồ Chí Minh) là tuyến đường quen thuộc để em và bà đi lượm ve chai.
Công việc đầy vất vả, ban ngày thì nắng, ban đêm thì gió lạnh nhưng cô cháu gái nhỏ đã quá quen với cảnh đó. Có khi ngoại đi kiếm lượm khuya quá thì Dưa Hấu nằm luôn trên đống giấy nhựa ngủ từ bao giờ.
Dưa Hấu và bà ngoại đi lượm ve chai mỗi ngày. (Ảnh chụp từ clip)
Kể về cuộc sống rong ruổi khắp các hang cùng ngõ hẻm Sài Gòn kiếm sống của 2 bà cháu, giọng ngoại trầm buồn: " 2 năm nay tôi mới phát hiện mình bị bệnh tim, trái gió trở trời thêm chứng đau đầu nên Dưa Hấu thêm vất vả nhiều. Tôi không còn chở được cháu nữa mà đành ngồi phía sau để cháu chở đi.
Con bé mồ côi, nhà nghèo nên càng thương bà lắm. Hôm nào thấy tôi mệt quá nó nhất quyết bảo bà nghỉ thêm. Tôi thương cháu vất vả nhưng Dưa Hấu bảo, ngoại bị bệnh tim, con không dám xa ngoại đâu. Dù thương ngoại lắm nhưng hai bà cháu cũng chẳng có tiền để mua thuốc thang, chỉ cố lo cho đủ tiền ăn ở".
Dưa Hấu rất thương bà và quyết chở bà cùng đi nhặt ve chai với mình vì lo bà một mình ở nhà ốm đau
Mỗi ngày lượm ve chai của hai bà cháu bán được tầm 100.000- 150.000 đồng, cứ 5.000 đồng ve chai thì lời được 1.000 đồng. Thế nhưng 2 năm gần đây, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hàng quán đóng cửa hoặc ít khách nên bà cháu thu nhập của bà cháu Dưa Hấu giảm đi hơn một nửa.
Dù sống trong cái nghèo nhưng ngoại vẫn bảo, hai bà cháu cố gắng đi lượm ve chai, dù cực nhưng họ không muốn ngồi không xin tiền.
Năm Dưa Hấu lên 5 cũng được đi học lớp 1 nhưng rồi bà chẳng kham nổi học phí nên bé đành nghỉ. Rồi Dưa Hấu được chuyển qua học bổ túc ở nhà thờ, mỗi tháng 40.000 đồng. Nghỉ dịch, cô bé thỉnh thoảng nhớ lớp, nhớ bạn là bỏ sách ra tự học để không quên bài.
Thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trong trường học, cơ sở y tế Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa có công văn về việc thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở giáo dục và bệnh viện, cơ sở y tế. Thanh toán tiền viện phí tại một bệnh viện tại Hà Nội. Ảnh: TTXVN Theo đó, thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 8/1/2022...