Quân nổi dậy Syria là thủ phạm vụ thảm sát Houla
rong một bài viết đăng trên Asia Times Online ngày 23/7, nhà báo John Rosenthal viết Cơ quan tình báo của Đức đã biết việc al-Qaeda tăng cường hoạt động trong quân nổi dậy và phiến quân Syria đã gây ra nhiều vụ thảm sát dân thường.
Có nhiều phần tử al-Qaeda trong quân nổi dây Syria. Ảnh Telegraph.
Theo nhật báo Đức “Frankfurter Allgemeine Zeitung” (FAZ), tình báo Đức ước tính khoảng 90 cuộc tấn công khủng bố ở Syria từ cuối tháng 12/2011 đến tháng 7/2012 “có thể quy trách nhiệm cho tổ chức thân cận với al-Qaeda hoặc các nhóm thánh chiến”. Điều này đã được chính phủ ở Berlin tiết lộ trong một cuộc điều trần trước Quốc hội Đức.
Trong cuộc điều trần này, Berlin nói đã nhận được một số báo cáo của Cơ quan tình báo Đức BND về vụ thảm sát ở thị trấn Houla ngày 25/5/2012. Nhưng chính phủ Đức lưu ý rằng nội dung của các báo cáo nói trên thuộc diện “bảo mật” vì “lý do lợi ích quốc gia”. Giống như nhiều chính phủ phương Tây khác, Đức đã trục xuất đại sứ Syria ngay sau vụ thảm sát Houla và qui cho chính phủ Syria chịu trách nhiệm về vụ thảm sát này.
Trong khi đó, ít nhất là ba tờ báo lớn của Đức là “Die Welt”, FAZ và tờ báo “Bild” đã công bố các báo cáo quy trách nhiệm cho vụ thảm sát cho các lực lượng phiến quân chống chính phủ hoặc cho rằng cần phải điều tra kỹ càng.
Viết trên tờ Bild, phóng viên chiến trường lâu năm của Đức Jurgen Todenhofer cáo buộc phiến quân “cố tình giết chết dân thường và sau đó vu cáo cho quân chính phủ”. Ông nói rằng “chiến lược tiếp thị thảm sát” này là “một trong những điều kinh tởm nhất mà tôi đã từng thấy trong một cuộc xung đột vũ trang”. Phóng viên Todenhofer gần đây đã đến Damascus, nơi ông đã phỏng vấn Tổng thống Syria Bashar al-Assad cho Kênh truyền hình ARD của Đức.
Video đang HOT
Viết cho báo “Die Welt”, nhà báo Alfred Hackensberger lưu ý rằng Taldo trực thuộc thị trấn Houla – nơi xảy ra vụ thảm sát – đã nằm dưới sự kiểm soát của phiến quân từ tháng 12/2011 và không thể có chuyện hàng trăm binh sĩ cũng như những người ủng hộ Tổng thống Assad dễ dàng tiến vào Houla để thực hiện vụ thảm sát. Nhà báo Hackensberger đã đến Houla để tiến hành điều tra trên thực địa.
Họ đã bị giết ở Houla vì không chịu ủng hộ cuộc nổi loạn. Ảnh Telegraph
Nhà báo Hackensberger đã phỏng vấn một nhân chứng được gọi là “Jibril” (không phải tên thật) tại Tu viện Saint James ở Qara, Syria. Trái với tin trước đó được đăng trên tờ FAZ nói rằng các nạn nhân phần lớn là người Shiite và Alawite, “Jibril” nói với Hackensberger rằng tất cả các nạn nhân đều là người Hồi giáo Sunni “như tất cả mọi người ở đây” và họ đã bị giết vì không chịu ủng hộ cuộc nổi loạn. “Jibril” nói thêm rằng “rất nhiều người ở Houla biết những gì thực sự xảy ra” nhưng không dám nói ra vì lo sợ cho mạng sống của họ. Ồng giải thích: “Ai nói ra điều này, người đó sẽ phải nhận lấy cái chết”.
Trong khi đến khu vực Homs, nhà báo Hackensberger cũng nghe được những câu chuyện tương tự về hành động dã man của quân nổi dậy. Một cư dân của thành phố Qusayr nói với ông rằng không chỉ có những người theo đạo Cơ đốc như ông bị phiến quân trục xuất khỏi thành phố, mà bất cứ ai từ chối cho con cái tham gia Quân đội Syria Tự do đều bị bắn chết. Một nguồn tin của nhà báo Hackensberger qui cho các phần tử Hồi giáo nước ngoài chịu trách nhiệm về các vụ giết chóc này. Nguồn tin này nói: “Tôi đã tận mắt thấy họ là người Pakistan, Libya, Tunisia… và cung kính gọi Osama bin Laden là thủ lĩnh”.
Một cư dân Hồi giáo Sunni ở Homs nói với Hackensberger rằng chính ông đã chứng kiến việc nhóm vũ trang chặn một chiếc xe buýt. Ông tiếp “Các hành khách trên xe bị chia thành hai nhóm: một nhóm là người Sunni, còn nhóm kia là người Alawite”. Sau đó, các phần tử nổi dậy đã chặt đầu 9 hành khách người Alawite.
Việc chính phủ Đức viện cớ “lợi ích quốc gia” để từ chối tiết lộ thông tin liên quan đến các tình tiết của vụ thảm sát Houla là đặc biệt đáng chú ý, nhất là khi chính phủ này hỗ trợ cuộc nổi loạn và tổ chức chính trị của nó là Hội đồng quốc gia Syria (SNC).
Trong khi Pháp, Anh và Mỹ công khai hỗ trợ cuộc nổi loạn, chính phủ Đức đã lặng lẽ đóng một vai trò quan trọng ở hậu trường. Theo một bài báo đăng trên tờ FAZ, các văn phòng nước ngoài của Đức đang làm việc với đại diện của phe đối lập Syria để vạch ra “kế hoạch cụ thể” cho “quá trình chuyển đổi chính trị” ở Syria, sau sự sụp đổ của chế độ Assad.
Theo VNMedia
Đánh bom hàng loạt ở Iraq, gần 100 người chết
Làn sóng các cuộc tấn công ở thủ đô Baghdad của Iraq và khu vực lân cận khiến ít nhất 91 người chết trong hôm nay (23.7), theo các nguồn tin tức từ an ninh và y tế của AFP.
Ngoài ra, còn có 161 người bị thương trong ngày đẫm máu nhất ở Iraq, kể từ tháng 5.2010.
Những kẻ nổi dậy đã phát động tổng cộng 22 cuộc tấn công khác nhau tại ít nhất 14 thành phố, theo các quan chức an ninh và y tế địa phương.
Cảnh sát bảo vệ hiện trường một vụ đánh bom xe ở thành phố Kirkuk - Ảnh: Reuters
Phần lớn những người bị tấn công là nhân viên an ninh - lực lượng này có vẻ như là mục tiêu hàng đầu, theo BBC.
Một trong những địa điểm bị tấn công ác liệt nhất là khu ngoại ô Taji của người Sunni, cách Baghdad khoảng 20 km về phía bắc, nơi có ít nhất 18 người thiệt mạng.
Căng thẳng tại Iraq đã dâng cao kể từ khi binh lính Mỹ rút quân vào tháng 12 năm ngoái với các cuộc khủng hoảng chính trị giữa phái Shiite, Sunni và Kurd.
Vào hôm qua, 22.7, ít nhất 20 người thiệt mạng và 80 người bị thương trong các vụ đánh bom tại hai thị trấn ở phía nam Baghdad và thành phố Najaf.
Vào tháng 6, ít nhất 237 người đã thiệt mạng và 603 người bị thương trong các vụ tấn công.
Theo Thanh Niên
Syria: quân nổi dậy bị đánh bật khỏi thủ đô Quân đội Syria ngày 23-7 đã đánh bật các tay súng nổi dậy khỏi hai quận ở Damascus một tuần lễ sau khi lực lượng chống đối tiến hành một cuộc tiến công ác liệt vào thủ đô. Các tay súng nổi dậy ở Bab al-Salam - Ảnh: Getty Images Hãng tin Reuters dẫn lời lực lượng nổi dậy nói quân chính phủ...