Quan niệm sai lầm về chuyện tiêm phòng uốn ván dẫn đến những trường hợp nhập viện vô cùng thương tâm
Nhiễm trùng uốn ván là căn bệnh khá nguy hiểm, có thể tử vong nếu như chủ quan.
Trẻ thiệt mạng vì mẹ không tiêm uốn ván
Mới đây, Bệnh viện Đa khoa Lạng Sơn đã tiếp nhận một trường hợp bé sơ sinh 6 ngày tuổi bị nghi ngờ do nhiễm uốn ván rốn. Bé đến bệnh viện trong tình trạng sốt, co giật toàn thân, cứng hàm, môi tím. Bệnh nhi bị nhiễm trùng nặng dù được điều trị tích cực nhưng không qua khỏi. Được biết trong thời kỳ mang thai, mẹ bệnh nhi không đi tiêm phòng uốn ván và tự sinh tại nhà.
Trong tháng 7, tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang cũng mới tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân 54 tuổi bị nhiễm uốn ván do dằm tre đâm vào. Bệnh nhân đến viện khi đã bị cứng hàm và hai chân không thể đi lại. Sau gần một tháng điều trị, hiện nay bệnh nhân đã tính táo, hàm không cứng.
Không nên chủ quan với ăn bệnh uốn ván, ảnh minh họa.
Bác sĩ Trần Diệu Thúy (Phòng tiêm chủng, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang) cho hay, uốn ván là căn bệnh nguy hiểm có nguy cơ tư vong cao nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Việc tiêm uốn ván là rất cần thiết để tạo miễn dịch phòng bệnh. Với mỗi nhóm tuổi lại có liều tiêm vắc xin uốn ván khác nhau.
Trẻ dưới 1 tuổi co phác đồ tiêm uốn ván gồm 3 mũi cộng hợp (5 trong 1 hoặc 6 trong 1) vào lúc 2,3,4 tháng tuổi, mỗi mũi tiêm sẽ cách nhau 1 tháng. Trẻ sẽ được tiêm nhắc lại vào lúc 15-18 tháng tuổi.
Video đang HOT
Hiện nay, nhiều người đang có những hiểu biết chưa đúng về tiêm phòng vắc xin uốn ván. Nhiều người cho rằng tiêm phòng uốn ván một liều có thể bảo vệ suốt đời nên khi có vết thương chủ quan không tiêm.
Theo bác sĩ Hà, cho với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-44 tuổi) cần phải tiêm 5 liều sẽ kháng thể bảo vệ đạt 98 -100%. Mũi tiêm đầu tiên (UV1), tiêm càng sớm càng tốt, nhưng mũi tiêm này không có tác dụng bảo vệ. Mũi UV2 tiêm cách mũi UV1 sau 4 tuần có tác dụng bảo vệ 3 năm (80-90%). Mũi UV3 cách mũi UV2, 6 tháng tác dụng bảo vệ 95 – 98%. Sau 10 năm, tiêm mũi UV3 tiêm mũi UV4 tác dụng bảo vệ 95-98%. Mũi UV5 tiêm ít nhất 1 năm sau mũi 4 tác dụng suốt thời kỳ sinh đẻ 98 – 100%.
Việc tiêm phòng uốn ván rất cần thiết đối với phụ nữ, đặc biệt là khi sinh con. Bởi vì, vi trùng có thể xâm nhập vào cơ thể theo đường sinh dục, gây uốn ván tử cung của người mẹ.
“ Nếu trong giai đoạn trước khi mang thai chưa tiêm vắc xin uốn ván hoặc chưa hoàn thành tiêm đủ mũi thì khuyến cáo tiêm 2 mũi cho phụ nữ đang mang thai. Hai mũi tiêm cách nhau 1 tháng, phải đảm bảo tiêm mũi thứ 2 trước thời điểm sinh tối thiểu 1 tháng để phòng bệnh uốn ván cho mẹ và uốn ván sơ sinh cho con”, bác sĩ Hà nói.
Nhóm nguy cơ cao cần tiêm phòng uốn ván
Bác sĩ Hà chia sẻ với một số nghề nghiệp đặc biệt như: người làm vườn, làm nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm, người thu gom rác thải, vệ sinh cống rãnh, công nhân xây dựng công trình, bộ đội, thanh niên xung phong cần phải tiêm vắc xin uốn ván 3 liều trong 6 tháng có tác dụng bảo vệ trong 5 năm. Sau từ 5-10 năm nên tiêm nhắc lại 01 lần sẽ bảo vệ phòng bệnh uốn ván suốt đời.
Trường hợp người bị thương có nguy cơ mắc uốn ván với vết thương nhẹ không nhiễm bẩn đã tiêm Tetanus Toxoid cách đó 10 năm thì nên tiêm nhắc lại 1 liều. Với vết thương nặng có nhiễm bẩn, nếu 5 năm trước đó chưa được tiêm Tetanus Toxoid thì phải tiêm nhắc lại một liều ngay trong ngày bị thương.
Bác sĩ Hà khuyến cáo: “Trường hợp người bị thương chưa được gây miễn dịch cơ bản đầy đủ thì phải tiêm phòng càng sớm càng tốt. Nếu vết thương nặng cần tiêm thêm huyết thanh kháng độc tố uốn ván. Còn người bị thương chưa có miễn dịch cơ bản (chưa tiêm đủ 3 liều) hoặc không nhớ rõ lịch sử tiêm cần phải tiêm huyết thanh kháng độc tố uốn ván càng sớm càng tốt”.
Ngọc Minh
Theo emdep.vn
Sự thật chuyện cô gái sau khi ho bị vỡ đốt sống lưng gây xôn xao mạng xã hội
Bệnh nhân được chẩn đoán có tổn thương cột sống, rất có thể là do tập yoga quá mức, con ho chi gây đau chư không thê dân đên vơ đôt sông lưng.
Mới đây, trên mạng xã hội xôn xao chia sẻ thông tin về trường hợp cô gái trẻ bị nhập viện do bị vỡ đốt sống lưng sau một vài tiếng ho. Được biết, vào buổi sáng, khi đang đứng, cô gai bỗng ho một tiếng mạnh, đồng thời với tiếng ho đó có nghe tiếng "cục" ở sau lưng, đột nhiên đau điếng người và phải nằm xuống luôn. Cô gái trẻ được người nhà đưa vào Bệnh viện Đa khoa Đức Giang để chụp chiếu (chụp cắt lớp), kết quả cho thây bênh nhân bị vỡ đốt sống lưng.
BSCKI Trần Tuấn Anh, Phó khoa Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đức Giang người trực tiếp điều trị cho hay, bệnh nhân trên vào viện trong tình trạng tỉnh táo hoàn toàn, không có rối loạn cơ, bệnh nhân bị đau vùng cột sống thắt lưng, đi lại. Khai thác tiền sử bệnh nhân không có chấn thương, nhưng bệnh nhân chia sẻ có tập yoga.
Bác sĩ Tuấn Anh đang giải thích về tổn thương của bệnh nhân.
Ban đầu, khi bệnh nhân vào khám, bác sĩ nghi ngờ nguyên nhân đau thắt lưng là do co thắt cơ cột sống sai tư thế hoặc ho quá mức. Tuy nhiên, sau khi bệnh nhân được cho đi chụp Xquang thi trên phim có hình ảnh tổn thương cột sống phía trước (cột trụ trước) không phải là đường gãy mà là do bong điểm bám cũ của dây chằng phía trước.
Hình ảnh cho thấy bệnh nhân đã có tổn thương từ trước đó do tập yoga quá mức hoặc chấn thương nào đó ma bệnh nhân không nhớ. Bệnh nhân có hiện tượng căng giãn cột sống (khi tập yoga quá sức) khiến cho điểm bám bao khớp bị nhổ lên chứ không phải gãy hoàn toàn cột sống.
"Bệnh nhân không phải ho dân đên bị gãy cột sống. Theo phân loại, bệnh nhân bị gãy cột trụ trước (loại gãy vững) không cần phải can thiệp phẫu thuật. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân trên do đã có tổn thương từ trước đó, nên khi bệnh nhân ho thay đổi tư thế gây co thắt cơ và gây đau", bác sĩ Tuấn Anh nói.
Bệnh nhân được điều trị theo hướng đau cột sống thắt lưng do căng cơ, được cố định bằng áo bất động cột sống thắt lưng để cơ không bị co và dùng thuốc giảm đau căng cơ. Bệnh nhân không cần chỉ định phải phẫu thuật mà được điều trị theo hướng nội khoa bằng thuốc. Sau 7 ngay năm viên, chẩn bệnh nhân đã được ra viện.
Với trường hợp bệnh nhân này, nếu không được điều trị thì mảnh dây chằng có thể tiếp tục bong ra thêm, gây đau đơn. Với tổn thương này, nếu để lâu dài thi khi ngã sẽ gây ra tổn thương cột sống nhiều hơn. Việc phát hiện và điều trị cho bệnh nhân trên sẽ phòng được động tác làm việc quá sức, không tập những động tác quá nặng gây ra những tổn thương cột sống.
Ho lớn có thể gãy, nứt cột sống?
Theo bác sĩ Tuấn Anh, ho dù lớn tới đâu cũng rất khó có thể gây gãy được cột sống kể cả trường hợp có bệnh lý về xương. Ở những bệnh nhân cao tuổi có loãng xương, ốm nằm một chỗ cũng chỉ gây gù, cong, vẹo cột sống không thể gãy được cột sống. Để gãy được cột sống phải có lực tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào cột sống rất lớn như: tai nạn lao động ngã từ trên cao, tai nạn giao thông va chạm với lực mạnh.
Bác sĩ khuyến cáo trào lưu tập yoga ở chị em hiện nay đang thịnh hành. Khi tâp, đê tránh nguy cơ bị tổn thương như bệnh nhân trên, mọi người cần phải tập từ từ và phải lắng nghe cơ thể. Không nên thực hiện các động tác khó uốn gập, nên tập để chắc cơ và khỏe. Khi tậ, nếu thấy căng cơ, đau nên nghỉ hoặc tập những động tác đơn giản hơn. Trong khi tậ, nếu thấy đau ở đâu thì nên đi kiểm tra sớm nhăm tránh những tổn thương nguy hiểm để lại di chứng.
Ngọc Minh
Theo emdep.vn
Bé sơ sinh tử vong sau khi được cắt rốn bằng kéo tại nhà Bé trai 6 ngày tuổi (Lạng Sơn) chào đời tại nhà, được người thân dùng kéo cắt dây rốn dẫn đến bị nhiễm trùng uốn ván. Ảnh minh họa Bé là con thứ tư trong gia đình dân tộc Dao, nhập viện do sốt, co giật toàn thân, môi tím, cứng hàm. Mẹ của bé trong các lần mang thai trước đều không...