Quan niệm của Sao Việt về tiền bạc
Các ngôi sao Việt có những quan niệm rất thú vị về tiền bạc.
Cuộc sống hiện đại và ngày càng phát triển khiến con người có nhiều định nghĩa, quan niệm khác biệt về tiền bạc. Nhiều người cho rằng không có tiền không sống nổi, tiền sẽ mang lại tất cả niềm vui hạnh phúc và mua được mọi thứ nhưng cũng có người cho rằng tiền chỉ là điều kiện cần chứ chưa thực sự đủ…. Vậy các nghệ sĩ Việt quan niệm thế nào về tiền bạc?
Ngọc Trinh : “Không có tiền thì cạp đất mà ăn”
Xuất thân từ một người mẫu rất mờ nhạt trong làng giải trí Việt nhưng rồi từng bước Ngọc Trinh xây dựng thành công hình ảnh chân dài gợi cảm với những bộ áo tắm vô cùng quyến rũ. Cùng với đó, Ngọc Trinh cũng được biết đến với vì những tủ đồ hàng hiệu khiền nhiều phụ nữ mơ ước và những phát ngôn gây “sóng gió” dư luận.
Cách đây không lâu, Ngọc Trinh từng thật thà bày tỏ ‘không có tiền thì cạp đất mà ăn’. Ý kiến của người đẹp đã bị nhiều người ‘ném đá’ nhưng cũng không ít người phải tán thành bởi cuộc sống hiện tại buộc con người trở nên thực dụng hơn. Ở một khía cạnh nào đó, thì quan niệm của cô là rất mới mẻ và cần thiết.
Đàm Vĩnh Hưng: “Tiền rất quan trọng đối với các thành phần, tầng lớp trong xã hội”
Video đang HOT
Nhắc đến Đàm Vĩnh Hưng thì khán giả không chỉ nhớ ngay đến giọng hát khàn mạnh mẽ, cá tính mà còn là một “Ông Hoàng” của kho đồ hiệu trị giá hàng triệu đô. Đàm Vĩnh Hưng hiện tại là một trong những ca sĩ hàng đầu Việt Nam ‘hái’ ra tiền nhờ những ca khúc và show diễn để đời.
Lớn lên từ gian khó, được nếm trải đầy đủ “gia vị” trong cuộc sống nên Đàm Vĩnh Hương có những quan niệm rất thiết thực về đồng tiền. Đàm Vĩnh Hưng cho rằng: “Tiền vừa là phương tiện vừa là mục đích trong đời anh. Tiền rất quan trọng với các thành phần tầng lớp trong xã hội, thậm chí đối với cả một quốc gia. Nếu bạn ra đường mà không có tiền thì rất hoang mang còn vào siêu thị mua sắm mà thẻ cạn tiền thì mất tự tin hẳn”.
MC Thanh Mai: “Có ai mà không cần tiền”
Xinh đẹp, thông minh và nhanh nhẹn, Thanh Mai là một MC ở Việt Nam được nhiều khán giả yêu thích. Trong cuộc sống, ai cũng cần tiền vì ai cũng muốn có cuộc sống đàng hoàng, hạnh phúc và đối với Thanh Mai tiền bạc rất quan trọng: “Có ai lại không cần tiền? Suy cho cùng, mục đích chính khiến con người cực khổ kiếm tiền cũng là để trang trải cho cuộc sống”.
Duy Mạnh: “Mục đích cuối cùng trong showbiz là tiền bạc”
Duy Mạnh có niềm đam mê vô bờ bến đối với âm nhạc. Anh cho rằng không có tiền vẫn làm nghệ thuật được và ở đó chỉ có vẻ đẹp cùng sự cống hiến. Tuy nhiên nam nhạc sĩ Kiếp đỏ đen cũng bày tỏ đối với anh kiếm tiền là một niềm vui và suy cho cùng mục đích cuối cùng của showbiz là tiền bạc.
Theo Phạm Việt (2Sao)
Những quan niệm sai lầm về chè xanh
Những quan niệm sai lầm do chưa hiểu hết ý nghĩa khoa học của chè xanh khiến người dùng bị ảnh hưởng sức khoẻ. Vì thế, những lý giải của chuyên gia giúp mọi người nhìn nhận đúng, đồng thời có cách uống phù hợp nhằm mục đích "khai thác" hết các công dụng chè xanh.
Với thành phần là những hóa chất tự nhiên rất tốt, chè xanh có thể được xem như một thức uống mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, nhiều người quan niệm uống nước chè nhiều và thường xuyên có thể phòng tránh được bệnh ung thư là chưa chính xác.
Trong cơ thể con người bao giờ cũng có tế bào lạ. Ở chừng mức nhất định, tế bào lạ sẽ khu trú. Còn khi hệ miễn dịch kém các tế bào lạ sẽ phát triển và chiếm dần vị trí của tế bào sống. Diện tích lấn chiếm được càng cao thì khối u ung thư càng lớn và chèn cơ thể dẫn đến chết. Trong khi đó, chè xanh có nhiều chất như đã phân tích, có tác dụng kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư. Mỗi chất như một chiếc đao cùng tác động vào tế bào ung thư khiến nó khó phát triển.
Quan niệm uống chè xanh khi nóng không tốt bằng khi nguội cùng hoàn toàn không hợp lý. Theo nguyên tắckhoa học, uống nước chè nóng sẽ dễ chịu và chuyển hóa chất vào máu nhanh. Còn uống lạnh, các chất khi vào cơ thể sẽ phải mất một quá trình nhất định.
Đồng quan điểm, ThS Ngô Đức Phương, nguyên cán bộ khoa Tài nguyên - Dược liệu, Viện Dược liệu nhấn mạnh: Không nên uống chè lạnh. Điều này không chỉ làm mất tác dụng giải nhiệt, hạ đờm của nước chè mà còn gây nguy cơ bị lạnh, kéo đờm. Trái lại, nước chè nóng sẽ giúp tinh thần sảng khoái, tai thính, mắt tinh.
Đặc biệt, đừng quá kỳ vọng sẽ uống nhiều, đặc nước nhằm mục đích giải nhiệt hay tận dụng tốt các chất có trong chè cho cơ thể nhanh. ThS Ngô Đức Phương lý giải, uống nước chè đặc tuy có rất nhiều cái lợi nhưng nếu uống thường xuyên thì kết quả lại ngược lại, thậm chí gây nhiễm độc mãn tính. Nguyên nhân là do trong nước chè đặc có tương đối nhiều chất nhu, ảnh hưởng xấu tới tiêu hoá như làm loãng dịch vị Khiến niêm mạc dạ dàyco lại Làm chất protein trở nên rắn và lắng xuống. Ngoài ra, chất nhu còn có thể làm giảm khả năng hấp thụ sắt và vitamin B1 của cơ thể. Nếu kéo dài sẽ sinh bệnh thiếu máu do thiếu sắt và thiếu vitamin B1 gây tê phù, trầm trọng có thể bị trầm cảm, trí nhớ kém, mất ngủ, gầy yếu, mất cảm giác ngon miệng, rối loạn thần kinh...
Không uống nước chè sau khi ăn
Các chuyên gia cũng khuyến cáo, những người có thể uống nước chè nên uống thường xuyên với nước chè loãng. Điều này nhằm mục đích cung cấp cho cơ thể các chất tốt cho sức khoẻ một cách đều đặn, không bị say. Nên uống chè vào buổi sáng giúp tập trung làm việc và học tập, nên uống từ 2 - 3 cốc mỗi ngày. Không uống chè xanh vào lúc đói, chất tanin dễ gây kích ứng niêm mạc dạ dày tiết ra nhiều chất chua. Vị chua sẽ làm mất cảm giác ngon miệng, cơ thể hấp thu thức ăn kém đi.
Hơn nữa, trong khi dạ dày trống rỗng, nếu uống chè xanh, chất chát trong trà sẽ đi vào tạng phế và làm lạnh tì, vị. Lúc đó, bạn sẽ thấy cồn cào, nôn nao trong người, chóng mặt, hoa mắt, rất khó chịu mà chúng ta thường gọi là "say chè". Đây cũng là lý do vì sao khi bạn đang đói mà uống nước chè đặc sẽ gây nên say chè khiến người ta cảm thấy tim bị đạp loạn nhịp, chóng mặt, chân tay bủn rủn, người nôn nao... Bạn cũng không nên uống trà ngay sau khi ăn cơm. Vì khi đến dạ dày, chất tanin trong trà sẽ làm cho protein trong thức ăn trở nên cứng. Hơn nữa, nước chè cũng ức chế sự hấp thụ chất sắt. Vì vậy, nếu muốn uống trà, bạn hãy đợi nửa giờ sau bữa ăn.
Những người bị bệnh cao huyết áp, bệnh tim, tiểu đường, viêm gan, viêm thận... nếu uống nước chè đặc vào lúc đói có thể làm cho bệnh nặng hơn. Người đang cho con bú uống nước chè đặc sữa cũng ít đi.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cũng hướng dẫn, có thể ứng dụng chè để làm thức ăn bằng cách: Lấy lá chè non rửa sạch, phơi khô, xay nhỏ miến thành bột. Bột này có thể dùng kèm thức ăn và dành cho tất cả các đối tượng cơ thể như trẻ nhỏ, người già, phụ nữ có thai... Mỗi người ăn ở một mức độ khác nhau tùy vào sở thích, khẩu vị nhưng cũng không nên quá nhiều.
Theo SKDS
'Rút ngắn bậc phổ thông sẽ tiết kiệm 10.000 tỷ đồng' "Cần phải đổi mới quan niệm, coi giáo dục phổ thông chỉ là công cụ, các em ra đời có thể học tiếp. Tiểu học không cần nhiều môn, phổ thông rút ngắn còn 11 lớp", nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Trần Xuân Nhĩ trả lời VnExpress. - Từng nhiều năm làm Thứ trưởng Bộ Giáo dục, ông nhận xét gì về dự...