Quan niệm ăn uống sai lầm với người bệnh gan
Đối với người bệnh xơ gan, ăn gan chưa hẳn có lợi mà ngược lại có thể gây khó tiêu vì chứa nhiều chất béo, trong đó nhiều cholerterol sẽ làm tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch.
Thạc sĩ, bác sĩ Võ Hồng Minh Công, Trưởng khoa Nội tiêu hóa Bệnh viện Nhân dân Gia Định cho biết, xơ gan là bệnh lý diễn tiến âm thầm nhưng nguy hiểm, thường không có hoặc có biểu hiện không rõ…
Gan được xem như “nhà máy” để chế biến, tổng hợp, dự trữ các chất dinh dưỡng và thải độc để duy trì mọi hoạt động sống của cơ thể. Các chất dinh dưỡng như đường, đạm, béo, chất khoáng hay vitamin từ thức ăn sau khi được tiêu hóa và hấp thu vào máu sẽ được chuyển đến gan để được chuyển hóa, dự trữ và đào thải. Gan cũng có chức năng chuyển hóa và đào thải rượu.
Với quan niệm “ăn gì bổ nấy”, nhiều bệnh nhân gan ăn gan khá thường xuyên, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Ảnh minh họa.
Một khi gan bị xơ, suy gan sẽ dẫn đến ăn không tiêu, cảm giác mau no, ăn không ngon miệng hoặc có cảm giác buồn nôn… Tần suất suy dinh dưỡng ở người viêm gan chiếm 20-60%. Suy gan càng nặng thì tần suất và mức độ suy dinh dưỡng càng nhiều và càng nặng, đặc biệt ở xơ gan giai đoạn cuối.
Suy dinh dưỡng gây bất lợi cho bệnh nhân xơ gan, vì cơ thể mệt mỏi, đi lại yếu, dễ bị nhiễm trùng do cơ thể giảm khả năng đề kháng, dễ bị biến chứng và tử vong. Bệnh nhân suy dinh dưỡng nặng sẽ có chất lượng sống kém và giảm khả năng sống còn.
Suy dinh dưỡng có những biểu hiện sau:
- Biếng ăn hay ăn uống kém (dưới 50% so với lúc bình thường).
Video đang HOT
- Sụt cân nhiều không chủ ý (trong xơ gan không phù, không báng bụng).
Lưu ý: Tăng cân nhanh trong thời gian ngắn có thể là dấu hiệu của phù chân hay báng bụng.
- Teo cơ hay mất lớp mỡ dưới da.
- Đi lại yếu, mệt mỏi.
Một số quan niệm sai lầm trong dinh dưỡng bệnh gan
Ăn gì bổ nấy
Sự thật là gan chứa nhiều đạm và vitamin có lợi cho sức khỏe người bình thường nếu không ăn nhiều và thường xuyên. Đối với người bệnh xơ gan, ăn gan chưa hẳn có lợi mà ngược lại có thể gây khó tiêu vì chứa nhiều chất béo, trong đó nhiều cholerterol sẽ làm tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch.
Trong trường hợp xơ gan do bệnh lý tích tụ sắt hay đồng thì ăn gan lại nguy hiểm, vì sẽ làm gan càng suy nhanh và nặng hơn.
Kiêng ăn trứng
Trứng là nguồn đạm tốt cho cơ thể, đặc biệt chứa nhiều axit amin có lợi cho gan như leucin, isoleucin hay valin. Đồng thời trứng có rất nhiều vitamin mà bệnh nhân gan thật sự rất cần, như vitamin B, A, D. Tuy nhiê, do trứng có nhiều cholesterol nên người bệnh có thể ăn tối đa 2 quả/tuần.
Kiêng ăn dầu mỡ
Sự thật là chất béo (có trong dầu, mỡ) rất quan trọng cho cơ thể vì nó là nguồn năng lượng tốt cho người bị xơ gan (1 g chất béo cho 9 kcal, nếu so với 1 g đường cho 4 kcal, 1 g đạm cho 4 kcal), giúp tái tạo các mô bị tổn thương. Chất béo còn tham gia vào chức năng điều hòa mạch, huyết áp, miễn dịch… Vì vậy, chất béo cũng rất cần cho người bệnh gan nên cần ăn lượng vừa phải. Chỉ ăn ít trong trường hợp khó tiêu hay vàng da ứ mật.
Lê Phương
Theo VNE
Sai lầm chết người khi ăn bí đao rất nhiều người mắc
Nếu bạn ăn sống bí đao hoặc uống nước bí đao sống như sinh tố để mong làm đẹp thì không nên vì tính chất xà phòng của bí đao sống sẽ gây bệnh cho hệ thống tiêu hóa của bạn.
Bí đao còn gọi là bí xanh, bí phấn... là một loại quả dùng như rau tươi và làm mứt rất thông dụng. Trong thành phần của bí đao phần lớn là nước, không chứa lipid. Cứ 100g bí đao có 0,4g protid, 2,4g glucid, 19 mg canxi, 12 mg photpho, 0,3 mg sắt và nhiều loại vitamin như Caroten, B1, B2, B3, C...
Theo y học cổ truyền, bí đao vị ngọt nhạt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, giải nhiệt và làm tan đờm, làm mát ruột và hết khát, lợi tiểu, làm hết phù, giải độc và giảm béo . Thường được dùng để chữa các chứng bệnh lý hô hấp có ho và khạc đờm do nhiệt, bệnh đái đường, phù do bệnh thận, bệnh gan, phù khi mang thai ...
Sai lầm khi ăn bí đao gây hại sức khỏe cần tránh.
Ngoài cách dùng làm rau ăn, bí đao còn được chế biến thành nước giải khát như "Trà bí đao"..., trong điều kiện nóng bức của mùa hè, giải khát bằng nước bí đao có thể phòng chống bệnh tật hiệu quả.
Mặc dù có nhiều tính năng và công dụng đối với sức khỏe nhưng chúng ta phải biết cách sử dụng và ăn bí đao như thế nào cho đúng cách, nếu không sẽ mang lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của bạn và gia đình.
Bí đao sống có tính xà phòng rất cao, ngày xưa ở các làng dệt vải người ta thường lợi dụng tính chất này của bí đao dùng nước bí đao sống để tẩy trắng vải thay cho thuốc tẩy. Vì thế nếu bạn ăn sống bí đao hoặc uống nước bí đao sống được xay như sinh tố để mong làm đẹp thì không nên vì tính chất xà phòng của bí đao sống sẽ gây bệnh cho hệ thống tiêu hóa của bạn.
Tuy nhiên bí đao khi được nấu với rượu làm cao bí đao hoặc được đun chín kỹ thì tính xà phòng gần như mất hết nên thường xuyên ăn bí đao nấu kỹ hay uống nước bí đao luộc thì được.
Nên nhớ, trong các món rau sống người Việt mà ông bà ta ăn, không có món bí đao sống.
Vì vậy, để có được món ăn ngon và đảm bảo cho sức khỏe, bạn hãy chế biến những món từ bí đao cho gia đình một cách ngon và khoa học nhất!
Theo Trí thức trẻ
Hạt gạo ở móng tay ảnh hưởng gì tới sức khỏe? Hạt gạo mọc ở một hoặc nhiều ngón tay khiến bạn lo lắng không biết đây là biểu hiện gì? Nó có gây ảnh hưởng đến sức khỏe hay không? Hãy tìm hiểu về hiện tượng này trong bài viết dưới đây các bạn nhé! Móng tay có hạt gạo không phải là điềm báo Nhiều bạn khi thấy móng tay xuất hiện...