Quan ngại khi Trung Quốc mua cổ phần hãng ổ cứng Western Digital
Tập đoàn Tsinghua Holdings được chính quyền Bắc Kinh chống lưng, đã lên kế hoạch mua 15% cổ phần của hãng chuyên sản xuất ổ cứng nổi tiếng của Mỹ là Western Digital.
Ổ cứng WD được sử dụng phổ biến hiện nay – Ảnh: Reuters
Dự kiến, đây là thỏa thuận có thể khiến giới hữu trách Mỹ săm soi kỹ lưỡng, cũng như đánh động các nhà quan sát trong bối cảnh quan ngại về tình hình an ninh quốc gia của nước này.
Theo Reuters, công ty con Unisplendour của Tsinghua sẽ chi 3,78 tỉ USD cho Western Digital để tăng cường danh mục đầu tư vào mảng công nghệ, đồng thời giành quyền đề cử một đại diện trong hội đồng quản trị của hãng.
Trước đó, vào tháng 7, Tsinghua đã cân nhắc khả năng mua hãng Micron Technology, nhưng cuối cùng đành từ bỏ vì các quan ngại về an ninh quốc gia của Mỹ.
Video đang HOT
Tập đoàn Trung Quốc cũng đang trong quá trình mua 51% cổ phần thuộc mảng dữ liệu hệ thống của Hewlett-Packard.
Động thái từ Tsinghua hoàn toàn thu hút sự chú ý của Ủy ban về Đầu tư nước ngoài tại Mỹ (CFIUS), cơ quan có nhiệm vụ rà soát các khoản đầu tư có dính líu đến an ninh quốc gia của nước này.
Hồi năm ngoái, Western Digital đã mua lại công ty sản xuất các hệ thống lưu trữ ổ cứng Skyera. Vào năm 2013, Virident Systems, nhà sản xuất ổ lưu trữ nhanh cho cơ sở dữ liệu và mây điện toán, cũng sát nhập vào Western Digital.
Dự kiến, thỏa thuận giữa Unisplendour với Western Digital sẽ được chốt lại vào cuối quý 1.2016.
Phi Yến
Theo Thanhnien
Chứng khoán Trung Quốc tiếp tục lao dốc
Bất chấp nỗ lực khẩn cấp của chính quyền Trung Quốc, hai chỉ số chứng khoán chủ lực của nước này vẫn tiếp tục lao dốc trong ngày thứ hai liên tiếp.
Các nhà đầu tư nhỏ là đối tượng thiệt hại nặng khi chứng khoán Trung Quốc lao dốc - Ảnh: AFP
Chỉ số chứng khoán Thượng Hải đã giảm 1,68% vào lúc đóng cửa ngày 28.7, chấm dứt một ngày đầy hỗn loạn khi giới đầu tư phớt lờ những nỗ lực cứu vãn của chính phủ. Theo AFP, chỉ số Thượng Hải giảm 62,56 điểm xuống còn 3.663 điểm, sau khi mất đến 5% giá trị trong ngày.
Trước đó, chỉ số chính của thị trường chứng khoán Trung Quốc đã lao dốc kỷ lục, giảm 8,48% vào ngày 27.7, đánh dấu ngày tổn thất nặng nề nhất trong vòng 8 năm qua. Trong khi đó, chỉ số chứng khoán Thâm Quyến vào lúc chốt phiên đã bay mất 2,24%, tức giảm 48,39 điểm xuống còn 2.111,7 điểm. Trước đó một ngày, thị trường Thâm Quyến, vốn dựa chủ yếu vào chứng khoán trong mảng công nghệ, đã bốc hơi 7% khi đóng cửa.
Các chứng khoán Trung Quốc đã chao đảo mạnh trong vòng 2 tháng qua. Những dấu hiệu bất ổn đầu tiên xuất hiện vào tháng 6, sau khi chỉ số Thượng Hải đạt đến đỉnh với hơn 5.100 điểm, tăng 150% trong 12 tháng. Thế nhưng, vào thời điểm bong bóng chứng khoán nổ tung, chỉ số này mất 32% giá trị chỉ trong 18 phiên giao dịch, khiến nhiều nhà đầu tư nhỏ vừa nhảy vào thị trường bị tổn thất nghiêm trọng.
Tình trạng phập phù của thị trường chứng khoán đã buộc chính quyền Bắc Kinh tung ra một loạt biện pháp mạnh trong nỗ lực ổn định các thị trường, bao gồm việc cấm những cổ đông nắm hơn 5% số cổ phiếu của các công ty bán tống bán tháo ra thị trường; tiến hành theo dõi, chặn đứng tình trạng đầu cơ. Trong nỗ lực khác nhằm làm dịu bất ổn, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã giảm lãi suất cho vay xuống mức thấp kỷ lục, đồng thời đe dọa sẽ truy tố những kẻ đầu cơ bất hợp pháp. Có thời điểm hơn phân nửa số công ty niêm yết đã phải tạm ngưng giao dịch và giới hữu trách ngưng cấp quyền niêm yết cho những công ty mới.
Thị trường đã có vẻ bình ổn trong 6 phiên giao dịch cho đến ngày cuối cùng của tuần trước, khi một cuộc khảo sát độc lập công bố thông tin bất lợi cho thấy hoạt động sản xuất của các công ty trong nước vào tháng 7 đã tụt xuống mức thấp nhất trong 15 tháng qua. Cú ngã bất ngờ của thị trường vào ngày 27.7 diễn ra sau một giai đoạn có thể xem là khá ổn định, kéo dài khoảng 3 tuần, khiến nhiều người vẫn tưởng kế hoạch của chính phủ đã thành công khi trấn an được giới đầu tư.
Lo ngại suy giảm kinh tế toàn cầu
Lần lao dốc mới nhất này một lần nữa làm dấy lên nghi ngờ về hiệu quả từ những biện pháp của Bắc Kinh, cũng như châm ngòi cho các tin đồn rằng chính phủ Trung Quốc đang rút lại sự hỗ trợ đối với thị trường chứng khoán tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Trong tuyên bố sau khi thị trường đóng cửa ngày 27.7, Ủy ban Điều phối chứng khoán Trung Quốc (CSRC) cho hay mục tiêu của họ là "tiếp tục ổn định thị trường, một lần nữa trấn an lòng tin của công chúng và bảo vệ nhà đầu tư trước những nguy cơ có hệ thống". Nói cách khác, CSRC sẽ tiếp tục mua lại những cổ phiếu bằng tiền mặt rót từ ngân hàng trung ương. Trong khi đó, các ngân hàng phương Tây cho biết giới chức Trung Quốc đã cảnh báo họ phải kiềm chế đưa ra những phát ngôn tiêu cực về tình hình hiện nay, nếu muốn tiếp tục hoạt động ở nước này, theo Telegraph.
Biến động tại Trung Quốc đang tạo ra bầu không khí tiêu cực cho giới đầu tư thế giới và cụm từ "suy giảm kinh tế toàn cầu" bắt đầu xuất hiện, theo AFP dẫn lời chiến lược gia James Liu của Tập đoàn JPMorgan Funds. Ngoài tác động lên thị trường chứng khoán thế giới, diễn biến bi quan tại Trung Quốc đã kéo theo giá dầu sụt giảm ở châu Á, trước lo ngại về tình trạng cung vượt quá cầu.
Thụy Miên
Theo Thanhnien
Sau Financial Times, Pearson bán luôn cổ phần trong The Economist Tập đoàn xuất bản Anh Pearson đang trong quá trình thương thảo về việc bán cổ phần mà họ đang nắm giữ trong The Economist Group, chủ sở hữu tạp chí kinh tế danh giá cùng tên, theo hãng tin AFP ngày 26.7. The Economist Group, chủ sở hữu tạp chí kinh tế danh giá The Economist - Ảnh: AFP "Pearson đang thảo...