Quản lý vốn nhà nước: cần động lực và sức ép mới
Tại Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016 – 2020, Quốc hội giao Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu, hình thành cơ quan quản lý vốn và tài sản nhà nước tại DN phù hợp với tình hình mới.
Tiếp sau chủ trương này, trong cuộc làm việc với Bộ Tài chính mới đây, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ gợi ý Bộ Tài chính nên quan tâm xây dựng mô hình cơ quan chuyên trách quản lý vốn nhà nước.
Việc quản lý vốn nhà nước tại DN đang ở trạng thái “năm cha, ba mẹ”. Với các DN 100% vốn nhà nước, cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn này tại DN đang nằm rải rác ở các bộ, UBND cấp tỉnh. Còn với các DN nhà nước đã cổ phần hóa, việc quản lý vốn nhà nước hoặc được giao cho các bộ, UBND cấp tỉnh, hoặc giao cho Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước…
Bất cập trong quản lý vốn nhà nước tại DN không chỉ nằm ở sự phân tán, mà quan ngại hơn, nằm ở tình trạng kém minh bạch, thiếu chuyên nghiệp do cơ quan quản lý “vừa đá bóng, vừa thổi còi”. Theo đó, các bộ, UBND cấp tỉnh vừa tham gia hoạch định chính sách, thiết lập luật chơi cho thị trường, vừa có chức năng thanh, kiểm tra DN…, đồng thời cũng là người nắm quyền điều hành, chi phối tại các DNNN, hoặc DNNN đã cổ phần hóa nhưng cổ đông nhà nước vẫn nắm cổ phần chi phối.
Chính tình trạng cơ quan nhà nước đảm đương luôn cả hai vai là quản lý nhà nước đối với DN và điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, đã gây nên tình trạng thiếu minh bạch, chưa chuyên nghiệp, thậm chí tạo kẽ hở trong quản lý vốn nhà nước tại DN, trong đó, tình trạng đầu tư ngoài ngành tràn lan là một điển hình.
Theo Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, đến cuối năm 2015, các DN đã thu về 4.956 tỷ đồng qua thoái vốn khỏi các lĩnh vực bất động sản, bảo hiểm, chứng khoán, ngân hàng… Dẫu vậy, số vốn các tập đoàn, tổng công ty phải thoái khỏi các lĩnh vực này vẫn còn chiếm khoảng 60% số vốn phải thoái.
Nhiều ý kiến cho rằng, mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của cơ quan chuyên quản vốn nhà nước tại DN cần phải thay đổi. Có ý kiến nêu quan điểm, tổ chức này nên là cơ quan hành chính nhà nước, nhưng quan điểm khác cho rằng nên theo mô hình DN như kinh nghiệm nhiều nước, để thực sự tách bạch vai trò quản lý và đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại DN.
Video đang HOT
TS. Trần Hoàng Ngân, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, từ kinh nghiệm quốc tế, cũng như thực tiễn Việt Nam, tổ chức chuyên quản lý và đầu tư vốn nhà nước nên được thành lập theo mô hình DN, không nên là cơ quan hành chính nhà nước. Làm như vậy mới tăng tính chuyên nghiệp, minh bạch, bởi tổ chức này có tư duy quản trị công ty và cung cách điều hành theo luật chơi thị trường.
Những yếu tố này sẽ khó tồn tại trong mô hình của một cơ quan hành chính nhà nước, quản lý tập trung vốn nhà nước, vì tư duy của cơ quan này dễ “lệch” với tư duy, cung cách điều hành mang hơi thở thị trường của DN, dẫn đến nguy cơ can thiệp phi thị trường trong các hoạt động quản lý vốn.
Nhiều ý kiến kỳ vọng sau thông điệp mạnh mẽ thúc đẩy cộng đồng DN sáng tạo và phát triển vừa được Thủ tướng đưa ra tại cuộc gặp mặt cộng đồng DN năm 2016, Chính phủ sẽ sớm nhìn sâu vào câu chuyện của quản lý vốn Nhà nước, để xử lý dứt điểm tình trạng “năm cha, ba mẹ” hiện nay, tạo động lực và sức ép mới cho khối DN có vốn Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên.
Người quan sát
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Nhà băng nhỏ ngày càng bỏng rát với sức ép tăng vốn
Sức ép tăng vốn điều lệ theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước ngày càng bỏng rát với các nhà băng nhỏ.
NHNN khuyến khích các ngân hàng trả cổ tức bằng cổ phiếu, giữ lại lợi nhuận để nâng cao năng lực tài chính
Khó huy động vốn từ bên ngoài, các ngân hàng sẽ sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu và như vậy, cổ đông nhà băng nhỏ chưa thể mong có cổ tức.
Chủ trương của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là trong năm nay, tiếp tục yêu cầu các nhà băng quy mô nhỏ phải tăng vốn, nâng cao năng lực tài chính, sức cạnh tranh. Đáng chú ý, ở những nhà băng nhỏ, vốn điều lệ ở mức 3.000 tỷ đồng (thấp nhất trên thị trường hiện nay), áp lực tăng vốn lại càng lớn hơn. Tuy nhiên, để thực hiện kế hoạch phát hành cổ phiếu tăng vốn không phải là điều dễ dàng đối với các ngân hàng này trước bối cảnh thị trường khó khăn.
Thực tế, trong năm qua, không ít nhà băng triển khai kế hoạch tăng vốn, nhưng kết quả không đạt kỳ vọng. Trong đó, có nhà băng nâng vốn từ 3.000 tỷ đồng lên 4.000 tỷ đồng, song chỉ hoàn thành được 2,1% kế hoạch.
Để có thể giúp cổ đông lớn thoát án "vượt rào" sở hữu theo quy định tại Thông tư 30/2014 của NHNN và níu chân được nhà đầu tư chiến lược, các ngân hàng nhỏ đã trình phương án tăng vốn, nhưng không dễ thành công.
Mới đây, NHNN chấp thuận việc Saigonbank tăng vốn điều lệ từ 3.080 tỷ đồng lên 4.080 tỷ đồng theo phương án tăng vốn điều lệ đã được ĐHCĐ Saigonbank thông qua.
Theo đó, Saigonbank dự kiến phát hành thêm 92 triệu cổ phiếu (tương đương 920 tỷ đồng, mệnh giá 10.000 đồng/CP) theo hình thức phát hành riêng lẻ, có thể được thực hiện trong một đợt hay nhiều đợt, do HĐQT lựa chọn căn cứ vào tình hình thực tế. Đối tượng mua cổ phiếu có thể là nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài do HĐQT lựa chọn.
Giá cổ phần chào bán cho nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài là giá thỏa thuận trên cơ sở tham khảo giá thị trường, nhưng không thấp hơn mệnh giá và sẽ do HĐQT quyết định trên cơ sở phương án hợp tác giữa cổ đông và Saigonbank.
Trong số cổ đông lớn của Saigonbank hiện có Vietcombank, Vietinbank, hai cổ đông này phải thoái vốn theo quy định của Thông tư 36/2014/TT-NHNN, nếu Saigonbank có thêm một năm không tăng được vốn.
Tính đến thời điểm này, Saigonbank đã có 3 năm không thể triển khai kế hoạch tăng vốn điều lệ.
Ngoài Saigonbank, OCB, Nam A Bank, BacA Bank... và nhiều nhà băng lớn khác cũng lên kế hoạch nâng vốn điều lệ để nâng cao năng lực tài chính, sức cạnh tranh. Tuy nhiên, theo ông Andy Ho, Giám đốc điều hành VinaCapital, dù sức hút của ngành ngân hàng Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài vẫn lớn, nhưng muốn gọi được vốn ngoại vào ngành này nhiều hơn, cần phải nới room so với mức hiện nay.
Hiện các ngân hàng thương mại đang nỗ lực tăng vốn, nhưng trước diễn biến khó khăn của thị trường, giá cổ phiếu ngân hàng giảm cũng không dễ thu hút nhà đầu tư, kể cả nhà băng quy mô đã niêm yết. Trong khi, chủ trương của NHNN đưa ra tiếp tục rốt ráo trong việc xử lý sở hữu chéo, đầu tư chéo, từng bước thông qua nhiều giải pháp đồng bộ, đặc biệt là thông qua công tác thanh tra, giám sát; M&A.
Sở dĩ, các ngân hàng cần tăng vốn là do đang hướng đến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của Basel II. NHNN đang khuyến khích các ngân hàng hạn chế trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông, thay vào đó trả bằng cổ phiếu để nâng cao năng lực tài chính, sức cạnh tranh trên thị trường khi kinh tế Việt Nam hội nhập sâu vào thế giới.
Các chuyên gia tài chính nước ngoài kỳ vọng, M&A trong ngành ngân hàng năm 2016 sẽ tiếp tục diễn ra, dưới sự khuyến khích, giám sát của NHNN, vì đây không phải là một quá trình đơn giản, nhưng cần thiết nếu Việt Nam muốn xây dựng một ngành ngân hàng có thể hỗ trợ toàn diện cho nền kinh tế.
Thông tư 36/2014/TT-NHNN có hiệu lực từ cuối năm 2014, là một phần quan trọng của quy định, đưa ra mức vốn tối thiểu, các giới hạn cho vay và khả năng thanh toán cũng như hướng tới giảm việc sở hữu chéo giữa các ngân hàng tại Việt Nam. Việc giảm sở hữu chéo cần được thực hiện cẩn trọng, để không gây bất ổn trong thị trường ngân hàng, nhưng nó rất cần thiết nếu Việt Nam muốn có một hệ thống ngân hàng phù hợp với mục tiêu.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Thuế môn bài tăng gấp 3, ngân sách tăng thu 1.000 tỷ Dự kiến từ 1/7/2017, lệ phí môn bài sẽ thay cho thuế môn bài trước đây và dự kiến sẽ tăng thu cho ngân sách nhà nước gần 1000 tỷ đồng/năm. Bộ Tài chính vừa công bố dự thảo Nghị định quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí môn bài. Theo đó, từ 1/7/2017, lệ phí môn...