Quản lý và sử dụng Quỹ Bình ổn xăng dầu công khai, minh bạch, hiệu quả
Bộ Tài chính vừa công bố lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo Thông tư quy định về quản lý và sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu theo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.
Ảnh minh họa
Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất quản lý và sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu theo hướng tăng cường tính công khai, minh bạch, hiệu quả. Tại dự thảo Thông tư, Bộ Tài chính đã bổ sung thêm quy định về: Vị trí, vai trò của Quỹ Bình ổn giá xăng dầu (Điều 2) và Nguyên tắc hoạt động của Quỹ Bình ổn giá xăng dầu (Điều 3).
Cụ thể Điều 2 của dự thảo này quy định về vị trí, vai trò của Quỹ Bình ổn giá xăng dầu. Để đảm bảo tăng cường tính công khai, minh bạch, quỹ này sẽ chịu sự giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và toàn xã hội.
Quỹ Bình ổn giá xăng dầu được lập tại các thương nhân đầu mối (không bao gồm thương nhân san xuât xăng, dâu; thương nhân đầu mối bán xăng dầu thành phẩm cho thương nhân đầu mối khác về làm nguyên liệu để pha chế, sản xuất). Thương nhân đầu mối có trách nhiệm lựa chọn, mở tài khoản theo dõi riêng về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu tại ngân hàng thương mại hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với việc hạch toán, quản lý tiền Quỹ Bình ổn giá xăng dầu tại doanh nghiệp.
Thương nhân đầu mối là chủ tài khoản, thực hiện các thủ tục liên quan để mở tài khoản, trích lập, thực hiện các nghiệp vụ thu, chi từ tài khoản tiền gửi Quỹ Bình ổn giá xăng dầu; đồng thời, có trách nhiệm thông báo tên, địa chỉ, thông tin liên lạc của ngân hàng thương mại nơi thương nhân đầu mối mở tài khoản Quỹ Bình ổn giá đến Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá), Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước) và công bố thông tin theo quy định.
Video đang HOT
Toàn bộ số tiền trích lập Quỹ Bình ổn giá để điều tiết, hỗ trợ cho mục tiêu Bình ổn giá xăng dầu trong nước theo điều hành của Bộ Công Thương.
Trường hợp thương nhân đầu mối có số dư Quỹ Bình ổn giá lớn hơn 300 tỷ đồng, thương nhân đầu mối được mở thêm tài khoản Quỹ bình ổn giá tại ngân hàng thương mại khác.
Nguyên tắc hoạt động của Quỹ Bình ổn giá xăng dầu
Dự thảo nêu rõ, Quỹ Bình ổn giá xăng dầu hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, không phát sinh cơ chế quản lý tập trung và không phát sinh tổ chức bộ máy, không có cơ chế tài chính riêng. Việc trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu chi thưc hiên một lần đối với một thương nhân đầu mối bán ra đầu tiên trên sản lượng xăng dầu cung ứng ra thị trường nội địa.
Khi có thông báo điều hành giá xăng dầu của Bộ Công Thương về thời gian thực hiện mức trích lập, mức chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá, thương nhân đầu mối chủ động thực hiện trích lập, chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với sản lượng xăng, dầu ở nhiệt độ thực tế tiêu thụ trong nước theo quy định.
Tại kỳ điều hành giá cơ sở xăng dầu theo quy định, trường hợp cơ quan điều hành ước tính tổng số dư Quỹ Bình ổn giá của các thương nhân đầu mối ở mức 7.000 tỷ đồng, Thương nhân đầu mối sẽ thực hiện ngừng trích lập Quỹ Bình ổn giá theo thông báo điều hành giá cơ sở xăng dầu của Bộ Công Thương.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo này tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ.
Chi gần 17 tỷ/ngày để bình ổn giá xăng dầu
Tính riêng quý III/2020, quỹ bình ổn giá xăng dầu đã sử dụng gần 1.504 tỷ đồng để thực hiện bình ổn giá mặt hàng này, tương đương mức chi gần 17 tỷ/ngày.
Bộ Tài chính vừa có báo cáo về việc trích lập, sử dụng số dư quỹ bình ổn giá với mặt hàng xăng dầu đến hết quý III năm nay.
Theo đó, trong quý III vừa qua, các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu đã tiến hành trích lập tổng cộng 1.566 tỷ đồng vào quỹ bình ổn giá xăng dầu. Nhưng ở chiều ngược lại, tổng số tiền quỹ bình ổn phải chi ra trong thời gian này (từ 1/7 đến 30/9) cũng lên tới gần 1.504 tỷ.
Với chênh lệch trích lập - sử dụng như trên, tổng số dư quỹ bình ổn giá xăng dầu đến hết quý III năm nay ước đạt 10.049 tỷ, mức cao kỷ lục kể từ khi được công khai vào năm 2013.
Ngoài ra, với số chi hơn 1.500 tỷ sau 3 tháng gần nhất, bình quân mỗi ngày quỹ bình ổn giá xăng dầu đều phải chi ra gần 17 tỷ cho hoạt động bình ổn giá mặt hàng thiết yếu nói trên.
Cũng trong quý III, số lãi phát sinh trên số dư quỹ dương của quỹ đạt hơn 5,6 tỷ đồng và lãi phát sinh trên số dư quỹ âm là 0 đồng. Năm 2019 trước đó, tổng số tiền quỹ đã chi ra để bình ổn giá xăng dầu trong nước vào khoảng 8.000 tỷ đồng, tương đương 22 tỷ/ngày.
Liên quan tới hoạt động quản lý giá xăng dầu và quỹ bình ổn giá, Bộ Tài chính mới đây đã có văn bản tham gia góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 83/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.
Trong đó, Bộ này thống nhất với Bộ Công Thương giảm thời gian điều chỉnh giá xăng dầu trong nước từ 15 ngày hiện nay xuống còn 10 ngày. Lý do Bộ Tài chính đưa ra là để việc điều hành giá xăng dầu trong nước phản ánh sát diễn biến thế giới, khắc phục hạn chế mất cân đối cung cầu do độ trễ về giá trong trường hợp xăng dầu thế giới biến động mạnh.
Bộ này cũng thống nhất tăng mức biến động giá mỗi phiên từ 7% lên 10%.
Trong hoạt động quản lý, sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu, Bộ Tài chính cho biết còn một số ý kiến khác nhau về quỹ này nhưng từ kết quả thực hiện thời gian qua cho thấy đây vẫn là một công cụ kinh tế và giải pháp có tính khả thi, hiệu quả, góp phần bình ổn giá xăng dầu trong nước, qua đó góp phần ổn định mặt bằng giá cả chung.
Bên cạnh đó, do việc sử dụng công cụ quỹ bình ổn giá xăng dầu gắn với cơ chế điều hành giá nên khi còn giá cơ sở thì cần tiếp tục duy trì quỹ này như một biện pháp kinh tế góp phần bình ổn giá xăng dầu. Vì vậy, cơ quan quản lý tài khóa đồng ý việc duy trì quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Trong đợt điều chỉnh giá xăng gần nhất (11/11), liên Bộ Tài chính - Công Thương đã thống nhất giảm giá xăng RON 95 thấp hơn 238 đồng/lít, xăng E5 RON 92 giảm 224 đồng/lít. Mức giá bán lẻ với các mặt hàng này hiện lần lượt ở 13.885 đồng/lít với xăng E5 RON 92 và 14.701 đồng/lít với xăng RON 95.
Đây đã là lần giảm thứ 2 liên tiếp của giá xăng trong nước và là mức thấp nhất trong 4 tháng qua.
Không chỉ xăng, giá các mặt hàng dầu cũng được điều chỉnh giảm. Giá dầu diesel giảm 380 đồng/lít; dầu hỏa giảm 155 đồng/lít; dầu mazut giảm 170 đồng/kg. Sau khi điều chỉnh, giá bán đối với mặt hàng dầu diesel là 10.838 đồng/lít; dầu hỏa là 9.562 đồng/lít và dầu mazut là 11.091 đồng/kg.
Quỹ Bình ổn giá xăng dầu còn dư xấp xỉ 10 nghìn tỷ đồng Theo số liệu mới được Bộ Tài chính công khai, số dư Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đến hết quý II/2020 đang là 9.981,693 tỷ đồng. Quỹ Bình ổn giá xăng dầu còn dư xấp xỉ 10 nghìn tỷ đồng Trước đó, số dư Quỹ Bình ổn giá tại thời điểm 31/12/2019 là 2.779,815 tỷ đồng. Số dư Quỹ đến hết quý...