Quản lý toàn diện bệnh lý người cao tuổi
Đó là chủ đề của hội nghị khoa học Lão khoa Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế mở rộng năm 2024 tổ chức chiều 12/10.
Kiểm tra sức khỏe người cao tuổi tại BVTW Huế
Hội nghị có sự tham gia của các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ, chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Lão khoa, Nội tiết-Đái tháo đường, Tim mạch, Gây mê hồi sức, Hồi sức tích cực đến từ các bệnh viện lớn của Việt Nam: Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, Bệnh viện Trường đại học Y Dược Huế,… Ngoài ra còn có 200 khách mời đến từ các cở sở y tế trong tỉnh và khu vực miền Trung.
Với chủ đề Quản lý toàn diện bệnh lý người cao tuổi, các bài báo cáo chú trọng đến: “Chiến lược nâng cao chăm sóc sức khỏe người cao tuổi”; “Xu hướng mới trong điều trị bệnh Alzheimer”; “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi”; Hoặc các chủ đề chuyên sâu về điều trị: “Quản lý suy tim”; “Ứng dụng liệu pháp thay thế thận và kiểm soát suy thượng thận chu phẫu ở bệnh nhân cao tuổi”…
Song song đó, BVTW Huế cũng tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ Bệnh nhân cao tuổi. Đây là hoạt động thường xuyên, do khoa Nội Tổng hợp-Lão khoa và Trung tâm Mắt, BVTW Huế thực hiện. Tham gia hoạt động này có gần 200 bệnh nhân và thân nhân được các bác sĩ, nhân viên y tế khám bệnh, đo đường huyết mao mạch, khám mắt… và được tư vấn điều trị bệnh.
Trao quyết định thành lập Hội Lão khoa tỉnh
Video đang HOT
Dịp này, Hội Lão khoa Thừa Thiên Huế tổ chức đại hội thành lập theo Quyết định số 1698/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh và bầu ban chấp hành nhiệm kỳ 2024-2029.
Sự ra đời của Hội nghề nghiệp chuyên ngành Lão khoa đầu tiên tại khu vực miền Trung-Tây Nguyên sẽ đóng góp cho việc nghiên cứu, phòng ngừa, điều trị, chăm sóc sức khỏe ở người cao tuổi hiệu quả hơn.
Theo thống kê, số người cao tuổi ở Việt Nam liên tục tăng nhanh trong những năm trở lại đây. Tỷ lệ dân số trên 60 tuổi ở Việt Nam năm 2022 là 12% và dự báo đến năm 2050 là 28%. Người cao tuổi Việt Nam có tỷ lệ ốm đau cao, tình trạng khỏe mạnh thấp. Trung bình mỗi người phải chịu 14 năm bệnh tật trong tổng số 73 năm trong cuộc sống.
Hiện, tỷ lệ người cao tuổi 10 năm qua có xu hướng gia tăng, đi kèm với đó thì số lượng người cao tuổi mắc các bệnh mạn tính ngày càng tăng. Do vậy, vấn đề xã hội hóa lĩnh vực y tế là yêu cầu bức thiết hiện nay, thông qua sự phối hợp tham gia tích cực của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp. Hai hướng chính trong việc chăm sóc và nghiên cứu về bệnh lý người cao tuổi, đó là: Lão khoa đề cập đến vấn đề chăm sóc y tế cho người cao tuổi, một nhóm tuổi không dễ xác định chính xác; Lão học là nghiên cứu về sự lão hóa, bao gồm thay đổi sinh học, xã hội học và tâm lý.
6 loại thuốc không được uống cùng trà/cà phê
Bắt đầu ngày mới với một tách trà hay cà phê là thói quen của hàng triệu người, giúp tăng năng lượng...
nhưng các thức uống này có thể tương tác bất lợi với một số loại thuốc, nên tránh.
Các nghiên cứu cho thấy cà phê có thể kích thích dạ dày, làm thay đổi thời gian thức ăn đi qua hệ tiêu hóa. Cà phê có thể tương tác với một số loại thuốc, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ thuốc vào máu. Uống cà phê trong khi dùng thuốc có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc, vì caffeine có thể ảnh hưởng đáng kể đến quá trình hấp thụ, phân phối, chuyển hóa và bài tiết thuốc.
Tương tự như vậy, trà chứa một số ancaloit, bao gồm caffeine, nicotine, theobromine có thể gây trở ngại cho thuốc và làm giảm hiệu quả của thuốc hoặc thậm chí ngăn cản quá trình hấp thụ thuốc vào máu. Một số loại thuốc không nên dùng cùng cà phê hay trà là do những tương tác này.
1. Thuốc nào không dùng cùng trà/cà phê?
- Thuốc kháng sinh : Được sử dụng để điều trị và ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn, nhưng thuốc kháng sinh cũng kích thích hệ thần kinh trung ương. Cà phê/trà chứa caffeine cũng là chất kích thích, nên dùng cả hai cùng nhau có thể gây bồn chồn và mất ngủ. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề về giấc ngủ như rối loạn giấc ngủ.
- Thuốc chống dị ứng : Fexofenadine là thuốc chống dị ứng cũng nên tránh dùng cùng cà phê/trà. Sự kết hợp này có thể kích thích quá mức hệ thần kinh trung ương và làm tăng các triệu chứng bồn chồn.
Một số loại thuốc uống cùng trà/cà phê sẽ làm giảm tác dụng hoặc tăng tác dụng phụ của thuốc.
- Thuốc điều trị suy giáp: Được sử dụng để điều trị các tình trạng mà tuyến giáp không sản xuất đủ hormone, có thể trở nên kém hiệu quả hơn đáng kể khi dùng cùng cà phê/trà. Điều này là do cà phê/trà làm giảm khả năng hấp thụ thuốc tuyến giáp, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh.
- Thuốc trị hen suyễn: Giúp thư giãn cơ phổi và mở rộng đường thở, cũng bị ảnh hưởng bởi cà phê. Caffeine là thuốc giãn phế quản nhẹ, có thể làm giảm hiệu quả của các loại thuốc này, thường được dùng để điều trị các tình trạng như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Khi thuốc giãn phế quản tương tác với cà phê/trà có thể gây đau đầu, bồn chồn, đau dạ dày và cáu kỉnh, đặc biệt là ở trẻ em.
- Thuốc điều trị đái tháo đường: Đây cũng là loại thuốc bị ảnh hưởng bởi cà phê. Khi trộn với đường hoặc sữa, cà phê có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến ngay lập tức và ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc điều trị bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, bản thân caffeine trong trà/cà phê có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng cho những người mắc bệnh tiểu đường.
- Thuốc điều trị bệnh Alzheimer: Bệnh Alzheimer là một rối loạn não dẫn đến mất chức năng nhận thức, chủ yếu ảnh hưởng đến những người trên 65 tuổi. Hàng triệu người dùng thuốc điều trị bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, các loại thuốc như donepezil, rivastigmine và galantamine bị ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng bởi caffeine.
Thuốc điều trị bệnh Alzheimer bảo vệ chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine, và việc uống nhiều cà phê đã được chứng minh là làm suy yếu tác dụng bảo vệ này (giảm tác dụng của thuốc).
Như vậy, trong khi cà phê là thói quen uống buổi sáng phổ biến của nhiều người, thì cần thận trọng khi dùng một số loại thuốc nhất định. Caffeine có thể ảnh hưởng đến cách thức hoạt động của các loại thuốc này, khiến việc cân nhắc thời điểm và sự kết hợp giữa việc uống cà phê và dùng thuốc trở nên rất quan trọng.
2. Cách sử dụng thuốc đúng
- Thuốc uống: Trừ khi có hướng dẫn khác, hãy nuốt nguyên viên thuốc (viên nén, viên nang) với một cốc nước đầy. Tránh nghiền nát, bẻ vụn hoặc nhai khi uống.
- Thuốc dạng lỏng: Để đảm bảo liều lượng chính xác, hãy sử dụng thìa định lượng hoặc ống tiêm, một dụng cụ đong chuyên dụng (có thể đi kèm sản phẩm thuốc) thay vì dùng thìa thông thường trong nhà bếp, gia đình... để lấy thuốc. Lắc đều chai thuốc trước khi sử dụng.
- Tuân thủ dùng thuốc về liều lượng, cách uống, thời điểm uống, cách bảo quản (nếu có đối với một số thuốc), liệu trình (số ngày) sử dụng thuốc. Không được tự ý bỏ thuốc khi các triệu chứng thuyên giảm (đối với các bệnh cấp tính), hoặc ngừng thuốc (đối với các bệnh mạn tính).
- Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu gặp bất thường cần thông báo cho bác sĩ biết để xử lý kịp thời.
Phát hiện mới mang lại triển vọng phát triển phương pháp trị bệnh Alzheimer Theo phát hiện mới, ít nhất 95% những người có hai bản sao biến thể ApoE4, được gọi là đồng hợp tử, đều biểu hiện mức độ bất thường của một loại protein liên quan đến bệnh Alzheimer. Bệnh Alzheimer. (Nguồn: thehealthsite) Một nghiên cứu khoa học mới đây cho thấy người mang hai bản sao của biến thể gene ApoE4 gần như...