Quản lý tiền lương, tiền thưởng công ty có cổ phần của Nhà nước
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang dự thảo Nghị định quy định quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước.
Ảnh minh họa
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, qua tổng hợp số liệu của một số công ty cổ phần có vốn góp chi phối của Nhà nước cho thấy, sau khi chuyển đổi mô hình từ 100% vốn nhà nước sang công ty cổ phần thì nhìn chung hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công ty đều giữ ổn định và có tăng trưởng, tiền lương của người lao động có xu hướng tăng.
Tuy nhiên, hầu hết công ty cổ phần có vốn góp chi phối của Nhà nước chưa xây dựng được chính sách tiền lương phù hợp với điều kiện cụ thể, gắn với năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh, hài hoà lợi ích của cổ đông, nhà nước và người lao động. Nhiều trường hợp lợi nhuận, năng suất lao động giảm nhưng tiền lương của người lao động và người quản lý vẫn tăng. Bên cạnh đó, các công ty thường quyết định tiền lương, tiền thưởng, thù lao của người quản lý (trong đó có người đại diện vốn Nhà nước) quá cao, tạo sự bất hợp lý so với hiệu quả sản xuất kinh doanh, chênh lệch quá mức so với người lao động trong nội bộ công ty, cũng như so với công ty nhà nước, gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, hiện nay đang thiếu cơ chế quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước, trong khi phần lớn các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước sẽ được chuyển đổi thành công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lộ trình thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Khi đó cần phải có cơ chế quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng riêng, phù hợp với mô hình công ty đa sở hữu vốn và để quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng của công ty gắn với năng suất lao động, nâng cao kết quả sản xuất, kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn, hài hòa lợi ích cua ngươi lao đông, doanh nghiêp, Nha nươc và cac cô đông, thanh viên gop vôn. Vì vậy, việc ban hành Nghị định quy định quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước là rất cần thiết.
Video đang HOT
Quản lý tiên lương, tiền thưởng của người lao động
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã dự thảo Nghị định gồm 4 mục, 11 điều. Bên cạnh những quy định chung, dự thảo đã nêu rõ những quy định về nội dung quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người lao động và người quản lý; trách nhiệm tổ chức thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với công ty…
Về quản lý tiên lương, tiền thưởng của người lao động, dự thảo đề xuất quy định quản lý tiên lương, tiền thưởng của người lao động, trong đó quỹ tiền lương kế hoạch theo số lao động kế hoạch và mức tiền lương bình quân kế hoạch dựa trên mức tiền lương trong hợp đồng lao động và điều chỉnh tăng thêm gắn với mức tăng năng suất lao động và lợi nhuận kế hoạch so với thực hiện năm trước liền kề; xac đinh quy tiên lương thưc hiên căn cứ quỹ tiền lương kế hoạch và mức độ hoàn thành năng suất lao động, lợi nhuận kế hoạch; xác định quy khen thưởng, phúc lợi tư lơi nhuân hăng năm sau khi thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm với Nhà nước, các thành viên góp vốn, không vươt qua 1 – 3 thang tiên lương binh quân thưc hiên theo mức hoan thanh chi tiêu san xuât, kinh doanh.
Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.
Tuệ Văn
Theo_Báo Chính Phủ
Xem xét điều chỉnh mức lương cơ sở
Theo phân công của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, trong năm 2015, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với một số Bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu điều chỉnh mức lương cơ sở trên kết quả tạo nguồn của Bộ Tài chính.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh là Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công.
Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng, về chính sách tiền lương, Bộ Nội vụ sẽ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu Đề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang để trình Trung ương khi cân đối được nguồn lực; nghiên cứu xây dựng bảng lương chuẩn trên cơ sở mức lương tính đủ theo nhu cầu tối thiểu đối với các đơn vị sự nghiệp công lập theo điểm b Khoản 3 Kết luận số 63-KL/TW.
Trên cơ sở kết quả tạo nguồn của Bộ Tài chính, Phó Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu điều chỉnh lương cơ sở trong năm 2015.
Về chính sách tiền lương đối với lao động trong các doanh nghiệp, Phó Thủ tướng giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, rà soát lộ trình điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng phù hợp với tình hình sản xuất, kinh doanh và sớm đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của người lao động.
Bên cạnh đó, các Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong các lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác, giáo dục và đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ, thông tin truyền thông và báo chí, văn hóa, thể thao và du lịch, dạy nghề sẽ được các Bộ, cơ quan liên quan trình Chính phủ trong năm 2015.
Lên phương án giải quyết cho người lương hưu quá thấp
Về chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), Phó Thủ tướng phân công một số Bộ trình Chính phủ ban hành các văn bản hướng dẫn Luật BHXH năm 2014 như: Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, thanh tra BHXH, Nghị định về chính sách bảo hiểm hưu trí bổ sung.
Bên cạnh đó, các Bộ, cơ quan liên quan cũng sẽ tiếp tục nghiên cứu các giải pháp cải cách bảo hiểm xã hội nhằm cân đối quỹ bảo hiểm xã hội về lâu dài; nghiên cứu và kiến nghị phương án xử lý với mức lương hưu của người có mức lương hưu thấp (cả trước và sau tháng 4/1993).
Đặc biệt, Phó Thủ tướng phân công Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan liên quan tập trung chỉ đạo thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ đối với người có công nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 40 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước; tiếp tục nghiên cứu Đề án cải cách chính sách ưu đãi người có công.
P.Thảo
Theo Dantri
Doanh nghiệp đề nghị tăng giờ làm thêm, Bộ Lao động phản đối Cho rằng thời gian làm thêm từ 200 đến 300 giờ hiện nay là thấp, nhiều doanh nghiệp kiến nghị tăng lên thành 360-400 giờ mỗi năm. Tuy nhiên, Bộ Lao động cho rằng quy định hiện nay là phù hợp, nhằm đảm bảo sức khỏe cho người lao động. Trong buổi đối thoại về vấn đề lao động việc làm với các...