Quản lý thị trường kiểm tra công ty Seven.Am về nguồn gốc xuất xứ sản phẩm
Trước nghi vấn thông tin về Công ty cổ phần MHA thời trang Seven.Am nhập thêm hàng Trung Quốc, thay đổi nhãn mác thành “Made in Vietnam”, ngày 11/11, lực lượng quản lý thị trường đã tiến hành kiểm tra 5 điểm kinh doanh thương hiệu thời trang này trên địa bàn Hà Nội .
Đó là các địa điểm: 146-148 Tôn Đức Thắng; 11 Kim Đồng; 146 Thái Hà; 135 Trần Phú (Hà Đông) và 506 phố Nguyễn Văn Cừ ( Long Biên). Hiện Đoàn kiểm tra vẫn đang tiếp tục làm việc với chủ doanh nghiệp các nội dung liên quan. Trong thời gian kiểm tra tại 5 cửa hàng trên, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 14 chưa phát hiện có chữ Trung Quốc gắn trên sản phẩm.
Theo ghi nhận của lực lượng QLTT, toàn bộ các sản phẩm được bày bán trong các cửa hàng trên đều có tem của sản phẩm Seven.Am xuất xứ “Made in Vietnam,” có gắn dấu hợp quy. Tuy nhiên, trên sản phẩm không thể hiện rõ tên địa chỉ sản xuất mà chỉ có địa chỉ nhà phân phối đó là “Công ty cổ phần MHA thời trang Seven.Am.”
Kiểm tra các sản phẩm được bày bán tại các showroom Seven.Am. Ảnh: QLTT.
Tại thời điểm kiểm tra, chủ của các cửa hàng kinh doanh mới chỉ xuất trình các giấy tờ gồm: Đăng ký nhãn hiệu Seven.Am còn hạn sử dụng; Giấy chứng nhận hợp quy số 14518064. Trong khi đó, toàn bộ hoá đơn, giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ và Bản công bố hợp quy của sản phẩm, chủ cửa hàng xin được xuất trình sau.
Ông Dương Ngọc Viện, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 14 (đơn vị trực tiếp kiểm tra) cho biết: Seven.Am không có xưởng may mặc riêng nhưng doanh nghiệp này có hợp đồng với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thời trang Quốc tế Bảo Anh tại địa chỉ 135 Trần Phú, phường Văn Quán, quận Hà Đông, Hà Nội. Toàn bộ sản phẩm được Seven.Am thiết kế và chuyển sang Công ty Bảo Anh sản xuất và chuyển về.
Theo Minh Phương/Báo Tin tức
Đột nhập khóa đào tạo 'buôn lậu online'
Chỉ cần đóng một khoản tiền từ 2 - 5 triệu đồng thì sẽ được tham dự khoá học, cầm tay chỉ việc dạy nhập hàng Trung Quốc tận gốc.
Video đang HOT
Nhiêu bạn trẻ đa tham gia với khao khát làm chủ, đổi đời. Đáng lo hơn, nhiều người trong số đó ảo tưởng, nghĩ rằng việc mua hàng hoá giá rẻ không hoá đơn, giấy tờ từ Trung Quốc đem về Việt Nam bán dê dang kiêm lơi.
Môt "thê giơi" đao tao... buôn lâu
Đi sâu vào tìm hiểu, phóng viên Lao Động phát hiện cả một "thế giới" nhận đào tạo, chỉ dẫn trực tiếp để mở tài khoản rồi thông qua internet đặt hàng lậu trực tiếp từ Trung Quốc và thanh toán từ xa, đưa hàng về Việt Nam. Theo nội dung của những khoa học này, hành trình buôn lậu được miêu tả đúng như những gì chúng tôi đã trải qua khi nhập vai cửu vạn ở vùng biên Lạng Sơn.
Theo đó, học viên chỉ cần đóng một khoản tiền từ 2 triệu - 5 triệu đồng thì sẽ được tham dự khoá học, cầm tay chỉ việc dạy nhập hàng Trung Quốc tận gốc.
Một "thế giới" khoá đào tạo dạy nhập hàng Trung Quốc qua internet.
Quy trình nhập hàng được các "huấn luyện viên" miêu tả như sau: Học viên chỉ cần cài đặt một app (ứng dụng) điện thoại mua hàng Trung Quốc (Taobao, Tmall, 1688) sau đó chọn những loại mặt hàng mình cần mua rồi thực hiện thanh toán từ xa qua một tài khoản thẻ của ngân hàng Trung Quốc. Hàng hoá sau đó sẽ được vận chuyển từ nội địa Trung Quốc tập kết về một địa điểm ở gần biên giới, sau đó khi màn đêm xuống sẽ được vận chuyển về Việt Nam qua đường tiểu ngạch.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, chợ Lũng Vài, chợ Bằng Tường (Quảng Tây, Trung Quốc), chợ Hà Khẩu (Vân Nam, Trung Quốc) là những địa chỉ tập kết hàng như vậy, trước khi hàng qua biên giới về đến Việt Nam.
Khoá học "buôn lậu" có gì?
T.T.L (29 tuổi, Bắc Ninh) kể với phóng viên Báo Lao Động, rằng chị tham gia một khoá học dạy buôn lậu như vậy được tổ chức tại một toà nhà nằm trên đường Tam Trinh (Hoàng Mai, Hà Nội), cách đây 6 tháng.
"Sau khi được dạy cách chọn mua hàng qua app (ứng dụng) chúng tôi được hướng dẫn qua về cách vận chuyển. Có 2 lựa chọn là hàng "tiểu ngạch", có nghĩa là hoàn toàn không có hóa đơn, thuế, phí... giá chuyển về rẻ hơn (khoảng 22.000 đồng/kg), nhưng hàng về thất thường do có nguy cơ "tắc biên". Thứ hai là "chính ngạch" có giá vận chuyển đắt hơn khoảng 28.000 đồng/kg nhưng sẽ được dạy cách khai gian số lượng hàng với hải quan" - chị T.T.L kể.
Xong mỗi khóa học, học viên thậm chí còn được cấp chứng nhận.
Để xác thực thông tin này, chúng tôi đã liên hệ đến đầu mối lớp học do chị T.T.L cung cấp thì được biết khoá học này có tên "nhập hàng Trung Quốc tận gốc từ A - Z". Nhân viên tư vấn cho biết, trong tháng 11 này khoá học sẽ tổ chức tại 2 đầu cầu là Hà Nội (vào ngày 15, 16 và 17 tháng 11) và TP.Hồ Chí Minh (ngày 8, 9 và 10 tháng 11). Mỗi lớp ở hai đầu cầu đã chuẩn bị hết suất đăng ký do học viên đăng ký quá đông. Người dạy là ông P.H.M, được giới thiệu là một huấn luyện viên đào tạo nổi tiếng trong lĩnh vực này. Người này được các tư vấn viên giới thiệu rằng đã đào tạo hàng chục khóa học, cho hàng ngàn học viên như vậy.
Sau đây là cuộc hội thoại của phóng viên và tư vấn viên:
- Khoá học gồm những nội dung gì?
- Thầy sẽ dạy anh chọn mua hàng qua ứng dụng, cách thanh toán từ xa và vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam.
- Bạn có thể cho biết qua về cách thức chọn hàng và thanh toán như thế nào?
- Bên em sẽ cài giúp anh ứng dụng, anh chỉ việc lên đó chọn hàng. Về thanh toán, bên em sẽ hướng dẫn anh lập tài khoản tại một ngân hàng của Trung Quốc để giao dịch trực tiếp, hoặc bên em có thể phụ trách thanh toán luôn tất cả đơn hàng cho anh với giá 35.000 đồng/ngày, không giới hạn số tiền giao dịch.
- Hàng về có hoa đơn, chứng từ, thủ tục Hải quan không?
- Một khi mình đã dám chơi buôn thi siêu lợi nhuận, không mất thuế phí gì thì làm sao có hoa đơn, chứng từ gì được anh. Nhưng bên em sẽ lo đảm bảo hàng qua biên giới về đến Hà Nội an toàn. Còn từ Hà Nội về kho của anh thì bên anh tự lo. Nhưng nếu anh đi học, thầy sẽ dạy cách để "làm luật" với lực lượng chức năng, sao để không bị thu hàng, phạt dù không có hoa đơn, chứng từ" - nữ tư vấn viên khẳng định.
Một bảng báo giá vận chuyển một đơn vị ghi rõ chính ngạch - tiểu ngạch.
Như vậy là đã rõ, việc vận chuyển hàng tiểu ngạch nhưng không có hoa đơn, chứng từ rõ ràng là hành vi buôn lậu. Đáng buồn hơn, theo tìm hiểu của chúng tôi, đây không phải là khoa học duy nhất có nội dung hướng dẫn như vậy. Ngoài việc dạy kỹ năng nhập hàng, các "nơi dạy" bao trọn gói các dịch vụ về sau như chuyển tiền vào tài khoản Trung Quốc, thanh toán hộ, đưa hàng về Việt Nam.
Cạnh tranh khốc liệt giá vận chuyển
Việc vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam cũng chưa bao giờ dễ dàng đến như vậy khi xuất hiện bạt ngàn các công ty nhận làm dịch vụ này đăng tải trên internet. Cty nào cũng chào mời với giá cả cạnh tranh nhất, mức phí dao động từ 18.000 đồng - 30.000 đồng/kg hàng hoá. Có những đơn vị còn "phá giá" khi báo giá chỉ từ 13.000 - 14.000 đồng/kg.
Các đầu mối vận chuyển hàng cho biết, hàng hoá sẽ được tập kết trong nội địa Trung Quốc về khu vực gần biên giới, sau đó sẽ được vận chuyển về Việt Nam qua đường tiểu ngạch hoặc chính ngạch.
Chúng tôi liên hệ với một đơn vị nhận chuyển hàng ở Hà Nội thì được đưa cho 2 lựa chọn: Vận chuyển tiểu ngạch và vận chuyển chính ngạch với 2 mức giá khác nhau (chênh nhau khoảng 10.000 đồng/kg. Đáng chú ý, với mặt hàng vận chuyển tiểu ngạch có số lượng trên 1.000kg có giá rẻ bất ngờ từ 7.000 - 9.000 đồng/kg".
Theo Lao Động
Chủ tịch Asanzo đòi kiện báo Tuổi trẻ Theo ông Phạm Văn Tam, báo Tuổi trẻ đăng tải những thông tin cáo buộc sai sự thật đã khiến Asanzo tổn thất nặng nề nên công ty quyết định khởi kiện. Liên quan đến lùm xùm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Asanzo (Tập đoàn Asanzo), sáng 16/7, trả lời VTC News, ông Phạm Văn Tam - Chủ tịch Tập đoàn...