Quản lý thị trường chứng khoán, nhìn từ Úc
Một số nhà kinh tế cho rằng ngày nay “the tail wags the dog” (cái đuôi điều khiển con chó) để ám chỉ thị trường chứng khoán chi phối sức khỏe của nền kinh tế chứ không phải ngược lại như trước đây. Ba cuộc suy thoái kinh tế gần đây nhất của Mỹ đều đi sau các cuộc khủng hoảng tài chính/chứng khoán.
Bởi vậy giới kinh tế càng ngày càng quan tâm đến việc quản lý/giám sát thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng để giảm thiểu rủi ro khủng hoảng. Sau cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2009, một loạt biện pháp/quy định pháp luật mới được đưa ra với mục đích như vậy (Dodd-Frank, Basel III, ESM, Libor reform…). Về cơ bản các bộ luật liên quan đến quản lý thị trường chứng khoán đều nhắm đến ba mục tiêu: (i) bảo vệ nhà đầu tư, (ii) gia tăng tính hiệu quả của thị trường, (iii) giảm rủi ro và tăng cường ổn định.
Ảnh: Reuters
Bài viết này sẽ tóm lược một số nguyên tắc chính của các bộ luật liên quan đến việc quản lý thị trường chứng khoán của Úc.
Giống như nhiều nước, liên quan đến quản lý thị trường chứng khoán, Úc có nhiều bộ luật nhưng đều có xuất phát điểm là bộ luật công ty vì lý do lịch sử chứng khoán chủ yếu là cổ phiếu hoặc trái phiếu công ty. Bởi đa số các công ty lớn trong một nền kinh tế hiện đại đều hoạt động dưới dạng công ty cổ phần nên các quy định pháp luật bảo vệ cổ đông cũng tương đương bảo vệ các nhà đầu tư trên thị trường cổ phiếu. Nhìn chung các quy định này liên quan đến yêu cầu minh bạch thông tin/tình hình sức khỏe của công ty và hạn chế các hoạt động/hành vi của ban giám đốc và hội đồng quản trị có thể gây thiệt hại cho cổ đông. Về bản chất đây là các quy định liên quan đến quản trị công ty nhằm giảm bớt tình trạng bất đối xứng lợi ích giữa cổ đông và những người điều hành công ty.
Sau khi chứng khoán đã được phát hành và lưu hành trên thị trường, quan điểm quản lý của Úc cho rằng luật pháp cần phải phối hợp với các tổ chức ngoài nhà nước để công việc quản lý được hiệu quả và cập nhật kịp thời với sự tiến triển không ngừng của thị trường chứng khoán. Do vậy, luật pháp giao một phần rất lớn trách nhiệm giám sát cho những tổ chức tư nhân như các sàn giao dịch chứng khoán, công ty lưu ký/thanh toán bù trừ (clearing), các công ty đánh giá rủi ro tín dụng, các hiệp hội nghề nghiệp liên quan đến chứng khoán. Bộ luật chính thống chỉ dừng lại ở một số chế tài cơ bản, ví dụ cấm mua bán nội gián, khuynh đảo thị trường, giả mạo thông tin… Tất cả các chứng chỉ hành nghề liên quan đến chứng khoán đều được giao cho các hiệp hội nghề nghiệp sát hạch và cấp phát.
Video đang HOT
Sau khi chứng khoán đã được phát hành và lưu hành trên thị trường, quan điểm quản lý của Úc cho rằng luật pháp cần phải phối hợp với các tổ chức ngoài nhà nước để công việc quản lý được hiệu quả và cập nhật kịp thời với sự tiến triển không ngừng của thị trường chứng khoán.
Luật Chứng khoán Úc giao cho một ủy ban (ASIC) hoàn toàn độc lập với chính phủ và quốc hội thực thi một số chế tài liên quan đến chứng khoán. Phạm vi chế tài của ASIC chủ yếu là các tội nặng của các tổ chức và cá nhân làm việc trong thị trường chứng khoán. Một số tội sẽ được ASIC chuyển giao cho cơ quan công tố để khởi tố hình sự. Nhưng bên cạnh những hình phạt rất nặng, luật chứng khoán Úc dựa nhiều vào các quy định về đạo đức nghề nghiệp và tiêu chuẩn hành xử được các hiệp hội và cả các công ty liên quan đến chứng khoán đưa ra. Những thành viên bị phát hiện vi phạm một tiêu chuẩn đạo đức hoặc hành xử nào đó sẽ bị các hiệp hội nghề nghiệp khai trừ và tước chứng chỉ hành nghề, chỉ khi quá nghiêm trọng mới bị chuyển cho ASIC xử lý. Với các công ty đại chúng hoặc các quỹ đầu tư, những vi phạm nhỏ cũng sẽ bị sàn giao dịch xử lý trước theo các quy định ngoài luật của họ.
Mặc dù việc quản lý và giám sát các thành viên trong thị trường chứng khoán được phân cấp/giao cho bên ngoài như vậy nhưng ASIC vẫn giữ vai trò rất lớn trong việc giám sát công bố thông tin. Cơ quan này có một hệ thống phần mềm và trang web cho phép các công ty công bố/cập nhật các báo cáo tài chính và tình hình kinh doanh vào một cơ sở dữ liệu trung tâm, bất kỳ ai cũng có thể tham khảo được. Bên cạnh hệ thống công bố thông tin của ASIC, các sàn giao dịch chứng khoán cũng có yêu cầu và cung cấp kênh thông tin cho các thành viên và các công ty niêm yết. Những hệ thống thông tin này đều được kết nối với các dịch vụ cung cấp thông tin chứng khoán như Bloomberg hay Reuters và từ đó lan tỏa rất nhanh ra toàn bộ thị trường.
Thông tin về các hoạt động huy động vốn (qua phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng – IPO, hay phát hành trái phiếu) và mua bán – sáp nhập công ty (M&A) cũng được cả ASIC lẫn các sàn giao dịch, công ty chứng khoán, ngân hàng đầu tư thu thập và công bố công khai. Giảm thiểu bất đối xứng thông tin giữa nhà phát hành chứng khoán và các nhà đầu tư, và cả giữa các nhà đầu tư với nhau, vừa có mục đích bảo vệ các nhà đầu tư vừa gia tăng tính hiệu quả của thị trường chứng khoán.
Riêng với mục tiêu thứ ba, giảm bớt rủi ro khủng hoảng và gia tăng ổn định thị trường, ASIC có vai trò không lớn. Ngoài việc yêu cầu đăng ký các sản phẩm đầu tư mới và một số quy định về an toàn vốn, ASIC phải dựa vào các tổ chức đánh giá rủi ro tín dụng và các công ty chứng khoán/lưu ký/thanh toán bù trừ trong việc phân tán và giảm bớt rủi ro. Thực ra mục tiêu này cũng là một điểm còn nhiều tranh cãi.
Đặc điểm cuối cùng liên quan đến luật pháp về quản lý thị trường chứng khoán Úc, cũng giống như các thị trường khác, là luật luôn khuyến khích cạnh tranh ở một giai tầng của thị trường; từ việc cung cấp dịch vụ IPO đến tư vấn cho khách hàng nhỏ lẻ, từ việc thành lập các sàn giao dịch đến các trung tâm lưu ký/thanh toán bù trừ. Nguyên tắc quản lý luôn là bất kỳ ai, tổ chức nào cũng có thể làm bất kỳ điều gì luật không cấm. Bởi vậy dù ASIC rất đau đầu với vô số công ty cung cấp sàn mua bán nhiều loại sản phẩm phái sinh online, tiền mật mã, đầu tư khởi nghiệp đầy rủi ro, những công ty đó vẫn được phép hoạt động nếu không vi phạm các quy định tối thiểu về minh bạch và an toàn.
Không có thị trường hay bộ luật chứng khoán nào là hoàn hảo, nhưng có lẽ những nguyên tắc căn bản đó là nền tảng giúp thị trường chứng khoán Úc phát triển ổn định và bảo vệ các nhà đầu tư.
Theo thesaigontimes.vn
Trích lập dự phòng về công nợ kéo lãi quý III công ty mẹ PVS giảm 40% so với cùng kỳ
Sau 9 tháng, công ty mẹ PVS tạo ra 4.549 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 25,6% so với cùng kỳ đồng thời thu về 331 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 11,7% so với 9 tháng đầu năm 2017.
Ảnh minh họa.
Theo báo cáo tài chính công ty mẹ công bố mới đây, Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (mã PVS) ghi nhận doanh thu trong kỳ giảm 15% so với cùng kỳ xuống 1.264 tỷ đồng. Giá vốn giảm 17,6% khiến biên lãi gộp tăng từ 1,1% lên 3,2%. Lợi nhuận gộp tăng gấp 3,2 lần cùng kỳ năm trước lên 54,4 tỷ đồng.
Doanh thu tài chính giảm từ 323 tỷ xuống 270 tỷ đồng đồng thời chi phí quản lý tăng hơn gấp đôi lên 200 tỷ đồng. Kết quả, lợi nhuận sau thuế thu về 107,9 tỷ đồng, giảm 40,3% so với quý III năm trước. Công ty cho biết nguyên nhân do thực hiện trích bổ sung một số khoản dự phòng về công nợ theo quy định.
Tính chung 9 tháng, công ty mẹ PVS tạo ra 4.549 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 25,6% so với cùng kỳ đồng thời thu về 331 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 11,7% so với 9 tháng đầu năm 2017. Đáng chú ý trong kỳ, công ty ghi nhận 66,7 tỷ đồng khoản hoàn nhập dự phòng của hợp đồng vận hành bảo dưỡng kho nổi FPSO Lam Sơn khiến lợi nhuận khác tăng mạnh so với cùng kỳ.
Về tình hình tài chính, tại thời điểm 30/09, tổng tài sản công ty giảm hơn 1.000 tỷ đồng xuống 12.632 tỷ đồng chủ yếu do giảm khoản phải thu và đầu tư tài chính dài hạn. Tài sản ngắn hạn chiếm 52% chủ yếu là tiền và các khoản tương đương tiền (2.930 tỷ đồng) và các khoản phải thu (3.441 tỷ đồng). Tính đến cuối kỳ, công ty mẹ PVS đã trích lập dự phòng hơn 119 tỷ đồng đối với các khoản phải thu.
Đối với khoản mục đầu tư tài chính dài hạn, công ty đã giảm đầu tư vào công ty liên doanh liên kết gần 300 tỷ xuống 2.161 tỷ đồng đồng thời tăng dự phòng giảm giá từ 838 tỷ đầu năm lên 1.030 tỷ đồng.
Nợ phải trả tương đương 40% tổng tài sản trong khi vốn chủ sở hữu ở mức 7.579 tỷ đồng. Tính đến hết tháng 9, công ty mẹ PVS đã tích lũy được 2.429 tỷ dồng quỹ đầu tư phát triển bên cạnh 644 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
THANH HÀ
Theo bizlive.vn
CTCP Ánh dương Việt Nam (VNS): Doanh thu bằng chi phí Trong quý III/2018, Công ty cổ phần Ánh dương Việt Nam (VNS) đạt doanh thu 537,7 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước, nhưng lợi nhuận gộp tăng nhẹ, đạt 17 tỷ đồng. Ảnh Internet Trong khi đó, các chi phí tài chính, bán hàng, quản lý doanh nghiệp đều được cắt giảm đáng kể. Nhờ vậy, lợi nhuận thuần...