Quản lý tài khóa hiệu quả giúp Việt Nam ứng phó cú sốc Covid-19 tốt hơn
Nhờ tích lũy được lượng ngân quỹ dự trữ đáng kể, do quản lý tài khóa cẩn trọng trước khủng hoảng, Việt Nam có thể ứng phó tức thì với khó khăn tài chính do đại dịch gây ra cả ở cấp trung ương và địa phương mà không phải tăng vay nợ trong nước hay nước ngoài.
Việt Nam chưa phải tăng nợ vay quốc tế vì Covid-19
Theo một báo cáo mới của Ngân hàng Thế giới (WB), ảnh hưởng kinh tế của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế Việt Nam được đánh giá là ít trầm trọng hơn so với nhiều quốc giá khác. GDP tiếp tục tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm 2020, mặc dù thấp hơn nhiều so với thời gian qua. Lạm phát được kiềm chế mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm hỗ trợ tăng tín dụng của các ngân hàng thương mại cho các doanh nghiệp. Việt Nam vẫn duy trì được thặng dư thương mại và thu hút được một lượng lớn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào mặc dù xuất khẩu có bị chững lại trong những tháng gần đây. Mặc dù cân đối tài khóa có xấu đi do thu ngân sách giảm, nhưng Chính phủ có khả năng chịu được cú sốc nhờ có dự trữ được tích lũy và sử dụng các nguồn vốn dự phòng, hạn chế phải sử dụng vay nợ mới.
Theo ông Jacques Morisset, chuyên gia kinh tế trưởng của WB Việt Nam, có được thành công này là do Việt Nam làm rất tốt quản lý tài khóa. Kể từ năm 2016, chúng ta đã có dư địa tài khóa, tỷ lệ nợ/GDP giảm gần 7% trong vòng 3 năm – là điều chưa từng có. Điều này là nhờ chính sách quản lý tài khóa rất tốt của Chính phủ, khi vừa có khả năng giảm được nợ công nhưng đồng thời cũng tích lũy được rất nhiều ngân quỹ. Sau ba năm củng cố tình hình tài khóa giúp tạo được dư địa đáng kể, Chính phủ đã và đang có khả năng ứng phó với cú sốc Covid-19. Chính sách tài khóa cẩn trọng được các cấp có thẩm quyền theo đuổi trong vài năm qua đã tạo ra dư địa tài khóa với một lượng ngân quỹ đáng kể được tích lũy – cỡ khoảng 8 tỷ USD vào cuối năm 2019. Chính vì vậy, Chính phủ không có nhu cầu bức thiết phải vay nợ trên các thị trường trong nước hay nước ngoài trong những tháng qua, rất khác với những gì được chứng kiến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Trong 6 tháng đầu năm 2020, Bộ Tài chính phát hành 96,1 nghìn tỷ đồng (khoảng 4,3 tỷ USD) trái phiếu chính phủ với kỳ hạn bình quân 14,1 năm và lãi suất hàng năm bình quân khoảng 3%, nghĩa là thấp hơn 14% so với 2019. Chính phủ chưa phải vay trên thị trường quốc tế hoặc phải yêu cầu các đối tác truyền thống hỗ trợ cho ngân sách.
Có thể chi tiêu nhiều hơn nhưng phải chi tiêu tốt hơn
Một trong những hướng hành động để duy trì tăng trưởng và phục hồi kinh tế được WB khuyến nghị cho Việt Nam trong thời gian tới là tập trung vào chính sách tài khóa – công cụ truyền thống để kích thích khôi phục kinh tế trong thời gian tới. Theo ông Morisset, Chính phủ có vị thế để chi tiêu nhiều hơn nhưng phải chi tiêu tốt hơn. Đây là điều rất quan trọng, bởi nếu chi nhiều hơn và chi tốt hơn thì chúng ta có khả năng tăng cầu nền kinh tế trong nước trong ngắn hạn và qua đó cũng tăng cả cung cho nền kinh tế nữa. Để làm được việc đó, chúng ta cần phải tìm ra được những dự án phù hợp và Chính phủ cần hành động nhanh chóng để nâng cao hiệu suất đầu tư công.
Nếu bội chi ngân sách của Việt Nam trong ngắn hạn theo dự kiến bị xấu đi, nợ công sẽ tăng từ 54,1 lên 56,1% GDP từ năm 2019 đến năm 2020. Mức tăng trên theo Ngân hàng Thế giới là tương đối thấp, vì Chính phủ có khả năng dựa vào dự trữ được tích lũy để bù đắp cho số thu ngân sách giảm xuống và đảm bảo cho chi tiêu tăng thêm.
Ông Morisser cũng nhấn mạnh, đối với Việt Nam, tập trung vào chính sách tài khóa không nhất thiết là phải chi nhiều hơn mà nên đẩy nhanh tốc độ triển khai ngân sách đầu tư đã phê duyệt. Tính toán của WB cho thấy, nếu Chính phủ có khả năng nâng cao tốc độ triển khai ngân sách được phê duyệt cho năm 2020 từ 65% lên 75%, tỷ lệ đầu tư công trên GDP sẽ tăng thêm 1,5 điểm phần trăm GDP; qua đó sẽ trực tiếp bơm khoảng 4 tỷ USD vào nền kinh tế trong nước. Điều này cũng đòi hỏi Chính phủ có hành động cụ thể nhằm cải thiện về quản lý chương trình đầu tư công.
Theo đó, các cấp có thẩm quyền có thể thực hiện nhiều biện pháp để cải thiện hiệu suất đầu tư công, kể cả trong ngắn hạn. Có thể đẩy nhanh phân bổ ngân sách đầu tư cho các bộ ngành và địa phương, hiện đang trong tình trạng chậm trễ đáng kể. Việc này có thể thực hiện qua xác định chỉ tiêu và yêu cầu các cấp lãnh đạo phải có trách nhiệm giải trình; nhanh chóng rà soát tất cả các danh mục ở các cấp để tìm ra các dự án giải ngân nhanh, sau đó tạo động lực để các dự án đó được giải ngân nhiều hơn; quan tâm đầy đủ đến các dự án hạ tầng lớn bằng cách xử lý giải phóng mặt bằng/tái định cư và đấu thầu, bao gồm cả ứng vốn để chuẩn bị đấu thầu và các kế hoạch đảm bảo.
Cùng với đó, công tác giải ngân viện trợ phát triển chính thức (ODA) – vốn đã bị chậm trễ kéo dài trong những năm gần đây, cần được quan tâm đặc biệt. Quan trọng không kém là phải khuyến khích đẩy mạnh các chương trình hạ tầng công cộng được phân cấp cho địa phương, không chỉ để kích cầu ở địa phương mà còn tạo việc làm cho các nhóm dễ bị tổn thương ở các lĩnh vực và địa bàn mục tiêu.
Cũng theo WB, bội chi ngân sách dự kiến sẽ tạm thời xấu đi do kinh tế suy giảm và do Chính phủ phải ứng phó chính sách với khủng hoảng Covid-19. Bội chi dự kiến rơi vào khoảng 6% GDP trong năm 2020 trước khi quay lại mức từ 4 đến 5% trong các năm tiếp theo. Tuy nhiên, bội chi chỉ xấu đi tạm thời vì thu ngân sách sẽ tăng trở lại và chi tiêu kích thích kinh tế cũng sẽ giảm khi nền kinh tế từng bước phục hồi trong vài năm tới.
Video đang HOT
“Thực chất, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia trên thế giới không phải tăng nợ vay kể từ khi dịch bệnh bắt đầu vì chúng ta có dự trữ ngân quỹ rất tốt, do quản lý tài khóa cẩn trọng trước khủng hoảng. Như vậy, Chính phủ có vị thế để chi tiêu nhiều hơn nên ứng phó tốt hơn với khủng hoảng”, ông Jacques Morisset, chuyên gia kinh tế trưởng của WB Việt Nam.
Lựa chọn gói kích thích kinh tế lần 2
Trước ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Việt Nam đã đưa ra gói kích thích tài khóa bao gồm giảm thuế và tiền thuê đất trị giá 180.000 tỷ đồng, tương đương 3% GDP; gói an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng, hỗ trợ giá điện 11.000 tỷ đồng và hoãn đóng bảo hiểm xã hội 9.500 tỷ đồng.
Từ đầu tháng 7, đã có ý kiến đề xuất gói hỗ trợ cho doanh nghiệp (DN) và gói hỗ trực tiếp người dân lần 2. Trong trong phạm vi bài viết này, chúng tôi thảo luận một số lựa chọn tài trợ cho gói kích thích kinh tế lần 2 (nếu có).
Chấp nhận thâm hụt ngân sách
Trong bối cảnh hiện nay, các nhà phân tích chính sách trong và ngoài nước đều thống nhất với nhau phải chi tiền từ ngân sách để cứu DN, người dân và toàn bộ nền kinh tế. Theo đó, Chính phủ cần gia tăng chi tiêu và chấp nhận gia tăng thâm hụt ngân sách.
Thông thường, khuôn khổ tài trợ thâm hụt ngân sách thường phụ thuộc vào các chính sách thuế, tiêu dùng và vay nợ. Ngoài ra, đối với các quốc gia có tỷ trọng kinh tế nhà nước cao như Việt Nam, một công cụ có thể sử dụng là chuyển nhượng các tài sản công, bao gồm các tài sản phi tài chính và thoái vốn tại các công ty cổ phần thuộc sở hữu nhà nước.
Hay như phương thức tài trợ thâm hụt ngân sách đó là tiền tệ hóa thâm hụt, còn được gọi là "tiền trực thăng".
Đối với mỗi phương thức tài trợ này sẽ có các yếu tố hay tiêu chí ảnh hưởng đến không gian của chính sách. Theo Atashbar (2020) có 4 tiêu chí ảnh hưởng đến không gian tài khóa.
Thứ nhất, để thực hiện chính sách tài khóa đòi hỏi phải có khả năng hoặc tiềm năng tạo ra nguồn lực để thực thi. Chẳng hạn, các quốc gia có tỷ lệ động viên thuế thấp hoặc có nhiều tài nguyên (như dầu mỏ), sẽ có nhiều không gian cho chính sách thuế.
Thứ hai liên quan tác động của chính sách đến các khu vực kinh tế, thậm chí toàn bộ nền kinh tế. Chỉ tiêu này có thể được phân tích thông qua các mô hình kinh tế vĩ mô hoặc các khung phân tích kinh tế khác.
Thứ ba, thời gian để tạo ra nguồn lực và thứ tư là tính bền vững của chính sách, tức liệu chính sách có thể thực hiện được nhiều lần trong trung hạn hay dài hạn hay không.
Lựa chọn chính sách có bộ đệm
Khi khả năng vay trên thị trường quốc tế của các nền kinh tế mới nổi như Việt Nam đang hạn chế, việc phát hành trái phiếu cho nhà đầu tư trong nước có thể là lựa chọn khả dĩ.
Để đáp ứng cho các khoản hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, chúng tôi đưa ra khung phân tích các lựa chọn chính sách tài khóa cho Việt Nam theo các nguồn gồm thuế, vay nợ, chuyển nhượng tài sản công và tiền tệ hóa thâm hụt.
Đối với chính sách thuế, hiện tại không gian cho nó không nhiều do sự suy giảm trong hoạt động của các khu vực và thành phần kinh tế. Ngoài ra, chính phủ cũng đang thực hiện việc hoãn và miễn giảm thuế để hỗ trợ cho DN.
Với vay nợ có thể là nguồn tài trợ cho Việt Nam hiện nay. Trong tháng 4 có thông tin Bộ Tài chính đang đàm phán với các tổ chức cho vay tiềm năng, gồm Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển châu Á để vay 1 tỷ USD.
Tuy nhiên, khi khả năng vay trên thị trường quốc tế của các nền kinh tế mới nổi như Việt Nam đang hạn chế, việc phát hành trái phiếu cho nhà đầu tư trong nước có thể là lựa chọn khả dĩ.
Hơn nữa, việc đi vay nợ sẽ gặp rào cản là tính bền vững của nợ công khi tỷ lệ nợ công trên GDP bị khống chế ở mức 65%. Do vậy, việc nâng trần nợ công có thể cần được xem xét trong tương lai. Để thu hút các nhà đầu tư trong nước mua trái phiếu trong giai đoạn hiện nay, Chính phủ có thể xem xét việc phát hành trái phiếu có lãi suất điều chỉnh theo lạm phát.
Về việc chuyển nhượng các tài sản công, theo kế hoạch, Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) thoái vốn tại 85 DN trong năm 2020 với giá trị vốn điều lệ hơn 16.720 tỷ đồng, trong đó có nhiều DN đang niêm yết với giá trị vốn hóa thị trường lớn. Vấn đề đặt ra là thời gian để thực hiện việc này, khi trong năm 2019, SCIC chỉ thoái vốn được 82 tỷ đồng tại 12 DN, thu về cho Nhà nước 314 tỷ đồng, gấp 3,8 lần giá trị vốn bán ra.
Cuối cùng, tiền tệ hóa thâm hụt, phương thức đang được sử dụng tại các quốc gia phát triển. Việc thực hiện phương thức này đòi hỏi phải xác định liều lượng tiền cung ứng, thời gian thực hiện cũng như hậu quả không mong muốn ở hiện tại hay tương lai. Để làm điều này cần dựa trên các mô hình kinh tế vĩ mô, không thể dựa trên mô hình phân tích kinh tế đơn giản. Tuy vậy, đây là sự đánh đổi đặt ra cho Việt Nam khi thực hiện chính sách này là hồi phục kinh tế và chấp nhận các rủi ro kèm theo.
Ngoài việc phân tích các lựa chọn chính sách liên quan đến các cơ chế tạo nguồn lực, mỗi mục tiêu chi ngân sách (ở đây là sức khỏe, hộ gia đình, DN) còn được đánh giá dựa trên quy mô, ý nghĩa hoặc tầm quan trọng của việc chi tiêu, mức độ khẩn cấp và thời gian thực hiện. Khía cạnh khác ngoài việc chi tiêu và quan trọng nhất, là vấn đề nhận dạng nhằm đảm bảo việc chi tiêu của quốc gia đạt được mục tiêu tạo tấm đệm cho việc hồi phục kinh tế.
Tiếp tục thực hiện giải pháp kích thích kinh tế, cả về tài khóa và tiền tệ Ngày 9/7, Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia đã họp dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Hội đồng. Phát biểu tại cuộc họp, ghi nhận các ý kiến đóng góp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Ngân hàng Nhà nước, cơ quan thường trực của Hội đồng và Văn phòng Chính...