Quản lý giao thông từ di động: Hệ thống không biết chủ số điện thoại là ai
“Không có thông tin cá nhân nào được thu thập. Cũng hoàn toàn không có việc giám sát cá nhân từng người qua sóng điện thoại vì hệ thống không biết họ là ai, bởi vậy người dân có thể yên tâm về việc này” – Tiến sỹ Trần Hữu Minh khẳng định.
Liên quan đến ý tưởng ứng dụng công nghệ di động trong quản lý giao thông vừa được một số đơn vị nghiên cứu đề xuất lên Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, PV Dân trí đã có cuộc trao đổi với Tiến sỹ Trần Hữu Minh – Chuyên gia đánh giá tác động giao thông vận tải, Trường ĐH Giao thông Vận tải (GTVT)..
Trong bôi canh giao thông Việt Nam hiên nay, theo ông viêc ưng dung công nghê di đông đê quan ly giao thông ơ Viêt Nam liêu co phu hơp không?
Trước đây các công nghệ truyền thống thường là các camera đặt cố định trên đường, các cảm biến, lắp đặt dưới mặt đường…, các thiết bị cảm biến này có thể báo về trung tâm điều khiển mỗi khi có phương tiện qua lại, các thiết bị cảm biến cũng có thể giúp xác định số phương tiện thông qua một mặt cắt, qua đó trung tâm điều khiển có thể biết được mức độ tắc nghẽn tại từng khu vực nhất định. Cách thức này yêu cầu chi phí bảo trì bảo dưỡng khá lớn.
Trong thời gian gần đây, các công nghệ mới dựa trên các dữ liệu từ phương tiện vận tải, điện thoại di động đã mở ra một cơ hội mới trong việc quản lý điều hành giao thông. Công nghệ này sử dụng các thiết bị thu nhận để thu thập các sóng điện thoại di động, thiết bị định vị vệ tinh trên xe qua các kết nối internet không dây (wireless) và kết nối không dây tầm gần (bluetooth)… Các dữ liệu này được sử dụng để xác định các điều kiện giao thông trên đường, trên cơ sở đó có thể hoặc cung cấp ngay thông tin đó cho người tham gia giao thông, hoặc giúp các nhà quản lý ra các quyết định phù hợp nhất cho từng điều kiện giao thông cụ thể. Công nghệ này tiết kiệm rất nhiều chi phí.
Người dân ở các nước phát triển đã được thụ hưởng lợi ích rất to lớn từ công nghệ mới này. Ở Việt Nam, việc ứng dụng các công nghệ khoa học mới trên vào trong quản lý điều hành giao thông là xu hướng đúng và rất cần thiết.
Điều gì cũng có hai mặt và với công nghệ di động thì cũng không hẳn chỉ có tiện ích, vậy hạn chế của công nghệ này là gì, cần lưu ý gì nếu triển khai ứng dụng, thưa ông?
Do công nghệ thu nhận tín hiệu sóng điện thoại rất hữu ích trong việc dự báo thời gian đi lại, nhưng không cho biết các thông tin quan trọng khác như hệ số sử dụng ghế xe, lưu lượng giao thông… Đôi lúc công nghệ sóng điện thoại không thể phân biệt giữa hai tình huống một chiếc xe đang đỗ trong bãi xe và một chiếc xe đang bị tắc trong dòng giao thông. Hoặc công nghệ mới cũng gặp khó khăn trong việc phân biệt sóng điện thoại từ một nhóm người trên xe buýt với một nhóm người đang chờ qua đường tại một nút giao thông… Bởi vậy đây là một công cụ bổ sung chứ không thay thế hoàn toàn các phương tiện truyền thống.
Video đang HOT
Người dân sẽ không bị giám sát hoặc bị lộ thông tin cá nhân khi tích hợp dữ liệu di động để phục vụ quản lý giao thông (ảnh minh họa: Quang Phong)
Vấn đề bảo mật thông tin cá nhân cũng sẽ cần được lưu ý. Mặc dù các thông tin thu thập là không định danh và không gắn với một cá nhân cụ thể, người dân vẫn cần được biết chính xác thông tin của họ sẽ được sử dụng như thế nào (qua website/qua ứng dụng điện thoại di động)? Những thông tin nào được sử dụng? (tốc độ dòng giao thông/vị trí)…
Công nghệ mới chỉ phát huy tối đa tác dụng nếu công chúng được tiếp cận rộng rãi và dữ liệu được tiêu chuẩn hóa với đủ lượng thông tin cần thiết. Các vấn đề lưu trữ dữ liệu bao lâu, dùng như thế nào cần được làm rõ, các khu vực sóng tín hiệu yếu cũng vẫn đang là rào cản vì thông tin sẽ có độ tin cậy thấp.
Bởi vậy, có thể thấy cần có quy định cụ thể về nội dung, định dạng, thu thập, xử lý số liệu và quyền tiếp cận của công chúng, các giải pháp quỹ thuật, gia tăng hình phạt cho những trường hợp sử dụng dữ liệu không đúng mục đích, tăng cường nhận thức về bảo mật thông tin cá nhân cho cộng động và các bên có liên quan…
Nêu tich hơp dư liêu trên di đông, dưa trên nhưng thông tin đinh vi tư điên thoai đê xư ly thanh thông tin giam sat giao thông thi chu thuê bao co găp phiên phưc gi hay không?
Bản chất công nghệ này là thu nhận những thông tin không định danh từ điện thoại di động, các thiết bị định vị… để xây dựng lên một hệ dữ liệu về giao thông như tốc độ hiện tại, mức độ tắc nghẽn, qua đó giúp quản lý điều hành giao thông tốt hơn, cũng như giúp người dân ra các quyết định đi lại hợp lý hơn.
Đối với công nghệ này chỉ cần biết một số điện thoại đang di chuyển như thế nào theo không gian và thời gian, chứ không cần biết số điện thoại cụ thể, cũng không cần biết ai là người chủ sở hữu….
Không có thông tin cá nhân nào được thu thập, cũng hoàn toàn không có việc giám sát cá nhân từng người qua sóng điện thoại vì hệ thống không biết họ là ai, bởi vậy người dân có thể yên tâm về việc này.
Hiên nay ô tô đang sư dung thiêt bi giam sat hanh trinh, nhưng cơ quan quan ly chưa tân dung hêt tính năng cua thiêt bi trong điêu hanh va quản ly giao thông. Ông có tin tương đươc vơi ưng dung công nghê di đông thi tinh hinh giao thông se kha quan hơn, tai nạn giao thông se giam?
Tại Việt Nam, trên các tuyến đường cao tốc, đã áp dụng một số công nghệ truyền thống để thu thập thông tin về điều kiện giao thông phục vụ mục đích quản lý GTVT chẳng hạn như hệ thống camera kết nối về trung tâm điều khiển tại một số đường cao tốc mới đưa vào sử dụng.
Một trong những ưu điểm lớn của công nghệ sử dụng dữ liệu từ điện thoại di động/thiết bị định vị… là giúp cung cấp các thông tin nhanh chóng đến nhà quản lý và người dân để họ có thể ra các quyết định đi lại hợp lý nhất cho bản thân từng người (có đi hay không, khi nào đi, đi bằng phương thức vận tải gì….), giúp góp phần điều tiết nhu cầu đi lại một cách chủ động (người dân có thể lên kế hoạch đi lại một cách hiệu quả, chứ không thụ động đi ra đường và đi theo dòng giao thông, tiếp tục đi vào những chỗ tắc nghẽn nghiêm trọng như hiện nay).
Như đã trao đổi phần trước, công nghệ này có rất nhiều lợi thế, tuy nhiên cũng còn nhiều việc cần phải làm phía trước. Nếu Việt Nam giải quyết được các thách thức trên một cách hiệu quả và hợp lý, chắc chắn đây sẽ là một bước tiến ngoạn mục trong việc tổ chức quản lý giao thông, góp phần làm giao thông an toàn hơn, hiệu quả hơn, giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường từ GTVT.
Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!
Châu Như Quỳnh ( thực hiện)
Theo Dantri
Sẽ giám sát giao thông từ điện thoại di động người dân
Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, cho biết trong năm 2016 có thể đưa công nghệ sử dụng dữ liệu điện thoại di động của người dân tham gia giao thông để giám sát giao thông.
Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia
Sáng 18/3, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã tổ chức Hội nghị Ứng dụng công nghệ giám sát phương tiện giao thông trong đảm bảo trật tự, an toàn giao thông tại Việt Nam.
Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, cho biết hiện nước ta chưa thể giám sát trực tuyến giao thông cũng như cung cấp trạng thái giao thông cho người dân thông qua internet, điện thoại di động nhưng hoàn toàn có thể thực hiện vào năm 2016.
Theo đó, Việt Nam đã có hơn 130 triệu sim điện thoại di động, các thiết bị di động khác cũng có thể gắn sim vào. Nếu như tích hợp được trên điện thoại cầm tay thì sẽ có nguồn dữ liệu về trạng thái giao thông trên đường.
"Ví dụ, tôi cầm điện thoại đi trên đường, ôtô của tôi đi nhanh hay chậm thì sẽ được gửi về hệ thống cũng như dữ liệu của hàng triệu người đang tham gia giao thông sẽ được gửi về hệ thống và xử lý. Khi đó, chúng ta sẽ có được trạng thái thực của giao thông" - ông Hùng lý giải thêm.
Theo ông Hùng, dựa vào thiết bị giám sát hành trình của xe kinh doanh vận tải rõ ràng không thể so sánh được với điện thoại di động người dân đang sử dụng. "Nếu như ta có được dữ liệu từ điện thoại di động thì chúng ta khẳng định lúc đó trạng thái thực của giao thông sẽ được cập nhật đầy đủ hơn và lúc đó sẽ đưa ra được giải pháp trong vấn đề giao thông" - ông khẳng định.
Để cập nhật thông tin, nhà mạng phải làm việc với khách hàng để đi đến thống nhất. "Thông thường các nước, nếu thuê bao chấp nhận để nhà mạng sử dụng dữ liệu của mình thì khi đó nhà mạng cung cấp ngược trở lại những thông tin liên quan đến giao thông mà thuê bao cần" - ông Hùng dẫn chứng.
Cũng tại hội nghị, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia chính thức đề nghị Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel và Tổng cục Đường bộ Việt Nam chính thức tham gia hợp tác với nhóm nghiên cứu dự án này. Theo đó, Viettel không chỉ là đơn vị bán thiết bị giám sát hành trình mà sẽ thành nguồn cơ sở dữ liệu cho hệ thống giao thông Việt Nam.
Được biết, hiện Tổng công ty Viễn thông Quân đội (Viettel Telecom) chiếm xấp xỉ 50% thị trường thuê bao di động. Tại hội nghị trên, Viettel Telecom đã giới thiệu một giải pháp sử dụng kết quả từ việc phân tích gói dữ liệu lớn qua các thiết bị giám sát hành trình và dữ liệu điện thoại trực tuyến để xây dựng các công cụ giám sát giao thông, quản lý đèn tín hiệu, phương tiện, biển báo... Nguồn thông tin này giúp cho nhà quản lý dự báo và quy hoạch đô thị, điều hành và xử lý các vấn đề khác của giao thông.
Theo Thùy Dương
Người lao động
Giám sát giao thông từ di động: Liệu có xâm phạm đời tư? Hiến pháp và Bộ luật Dân sự đều quy định rõ về việc đảm bảo an toàn thư tín, điện tín, thông tin cá nhân và tự do đi lại, cư trú. Tại Hội nghị Ứng dụng công nghệ giám sát phương tiện giao thông trong đảm bảo trật tự, an toàn giao thông tại Việt Nam mới đây, ông Khuất Việt Hùng,...