Quản lý chặt Quỹ Bảo hiểm xã hội cần có những biện pháp cụ thể
Các biện pháp cụ thể để quản lý chặt chẽ quỹ Bảo hiểm xã hội đã được nêu ra trong Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam.
Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại buổi làm việc với Bảo hiểm xã hội Việt Nam nêu rõ, về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, triển khai thực hiện các Nghị quyết số 19 trong mấy năm gần đây, công tác bảo hiểm xã hội đã chuyển biến tích cực, đạt được những kết quả bước đầu căn bản như đã rà soát, cắt giảm nhiều thủ tục hành chính không còn phù hợp, rút ngắn thời gian hoàn thành thủ tục nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người lao động, áp dụng công nghệ thông tin, kết nối mạng giữa các cơ quan bảo hiểm xã hội của 63 tỉnh, thành phố, tạo lập cơ sở dữ liệu bảo hiểm xã hội tập trung của cả nước.
Xây dựng biện pháp cụ thể để quản lý chặt chẽ Quỹ Bảo hiểm xã hội . Ảnhminh họa
Tuy nhiên, lưới an sinh xã hội của nước ta còn lạc hậu, bảo hiểm y tế chưa bao phủ đến toàn dân, bảo hiểm xã hội mới đạt khoảng 23-25%. Thực trạng này đòi hỏi Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các bộ, ngành liên quan cần tập trung chỉ đạo, thực hiện có hiệu quả hơn nữa các giải pháp đã đề ra nhằm tăng diện bao phủ bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm tăng số người tham gia bảo hiểm xã hội, trước hết là đối với số lao động có hợp đồng lao động, vận động người không tham gia quan hệ lao động tham gia bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm xã hội Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế tiếp tục thực hiện các giải pháp tăng diện bao phủ bảo hiểm y tế đồng thời tăng chất lượng dịch vụ bảo hiểm y tế theo lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Về y tế cơ sở, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế tập trung chỉ đạo các địa phương thực hiện phân loại y tế cơ sở và có cơ chế phù hợp đối với từng nhóm.
Video đang HOT
Hoàn thành sớm cơ chế phù hợp, nhất là về tài chính đối với trạm y tế xã, phường để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân tại địa phương (tương tự như bác sĩ gia đình); khẩn trương bổ sung danh mục thuốc, vật tư y tế được sử dụng tại trạm y tế xã; phối hợp với Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam bãi bỏ, sửa đổi các quy định hạn chế vai trò của trạm y tế xã, phường (như quy định Quỹ khám chữa bệnh BHYT tại trạm y tế xã tối thiểu bằng 10% và tối đa không vượt quá 20% quỹ khám chữa bệnh BHYT ngoại trú tính trên số thẻ đăng ký ban đầu… ); có cơ chế để sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất của các trạm y tế ven các đô thị, có thể cho bác sĩ giỏi thuê, mượn để mở phòng khám chữa bệnh.
Phải sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách nhà nước (kể cả ODA) đầu tư cho y tế cơ sở, trước mắt tập trung triển khai tại các địa phương có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn. Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã nỗ lực chỉ đạo thực hiện kết nối các cơ sở khám chữa bệnh với Bảo hiểm xã hội.
Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam khẩn trương hoàn thành các danh mục dịch vụ, thuốc, vật tư y tế sử dụng trong bảo hiểm y tế; đẩy mạnh việc tuyên truyền, tập huấn thay đổi nhận thức trước hết là đối với cán bộ y tế, tăng cường minh bạch và kỷ luật kỷ cương trong thực hiện kết nối, liên thông giữa khám chữa bệnh và bảo hiểm y tế.
Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tiến hành kiểm tra việc thực hiện kết nối tại một số cơ sở khám chữa bệnh, chấn chỉnh và xử lý kịp thời các vi phạm; lưu ý việc bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trên môi trường mạng.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam chủ động sử dụng nguồn lực hiện có để tin học hóa, hiện đại hóa bảo hiểm xã hội. Cần phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trong xây dựng, thực hiện các dự án tin học hóa công tác Bảo hiểm xã hội (kể cả dự án vay vốn ODA của Ngân hàng thế giới cho Chương trình tổng thể hiện đại hóa Bảo hiểm xã hội như đề nghị của Bảo hiểm xã hội Việt Nam). Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bảo hiểm xã hội khẩn trương có quy định, hướng dẫn và triển khai gói tin học cơ bản cho các cơ sở khám chữa bệnh.
Mạnh Long
Theo NTD
Bộ Y tế lên tiếng về việc bệnh viện xin xuống hạng
Đoàn công tác của Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam đang đến một số địa phương để xem xét và đề ra cách thức xử lý.
Sau gần 8 tháng thực hiện thông tuyến bảo hiểm y tế đối với các bệnh viện tuyến huyện, đến nay đã có nhiều bệnh viện tư nhân xin xuống hạng để tương đương bệnh viện tuyến huyện, từ đó có thể "hút" bệnh nhân bảo hiểm y tế. Trước thực tế này, Đoàn công tác của Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam đang kiểm tra tại các địa phương và tìm hướng giải quyết nghịch lý này.
Một số địa phương đã điều chỉnh cho bệnh viện tư nhân từ hạng 2 xuống hạng 3. (Ảnh minh họa: KT)
Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, nhiều bệnh viện tư nhân năm 2015 được xếp hạng 2 (tương đương bệnh viện tuyến tỉnh) nhưng nay được xuống hạng 3 (tương đương bệnh viện tuyến huyện). Theo quy định thông tuyến bảo hiểm y tế, những bệnh viện này đương nhiên được khám chữa bệnh ban đầu cho những bệnh nhân ở huyện khác trên cùng một địa bàn tỉnh, thành phố, tức là nguồn thu sẽ tăng lên.
Sở Y tế tỉnh Nghệ An xác nhận, tỉnh này đã điều chỉnh cho 10 bệnh viện tư nhân từ hạng 2 xuống hạng 3. Còn theo Vụ Bảo hiểm y tế (Bộ Y tế) các cơ sở y tế công lập được phân thành 4 tuyến: Xã, huyện, tỉnh và Trung ương, không liên quan đến hạng bệnh viện. Việc xin xuống hạng chỉ xảy ra ở bệnh viện tư nhân vì hiện nay, chưa có quy định phân tuyến cho bệnh viện tư nhân.
Lâu nay, các bệnh viện tư nhân được xác định tương đương tuyến xã, huyện, tỉnh hay tuyến Trung ương chỉ dựa vào hạng của các bệnh viện đó. Việc xếp hạng bệnh viện tư nhân là do Sở Y tế các tỉnh, thành phố quyết định căn cứ vào quy mô hoạt động, phạm vi chuyên môn, cơ sở vật chất, năng lực và điều kiện thực hiện các dịch vụ kỹ thuật của cơ sở đó.
Ông Lê Văn Khảm, Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế, Bộ Y tế cho biết, Bộ sẽ đi kiểm tra xem ở đâu đang xảy ra tình trạng bệnh viện tư nhân xin xuống hạng. Đoàn công tác của Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam đang đến một số địa phương để xem xét tình trạng này cũng như cách thức xử lý.
"Để bảo đảm tính thống nhất trên phạm vi cả nước, chúng tôi sẽ nghiên cứu ban hành văn bản hướng dẫn của cụ thể, thay vì hiện nay đang giao cho các địa phương làm", ông Khảm khẳng định.
Trong một diễn biến khác, theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, quý I năm nay, Quỹ bảo hiểm y tế chi vượt thu khoảng 3.000 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm ngoái, mức chi tăng gần 45%, trong khi số thẻ bảo hiểm y tế chỉ tăng hơn 10%. Dự kiến cả năm, mức chi vượt thu sẽ lên tới 6.000 tỷ đồng. Từ năm 2010 đến nay, đây là năm đầu tiên xảy ra tình trạng này.
Tuy nhiên, theo Bộ Y tế, mức chi của Quỹ bảo hiểm y tế tăng là do viện phí tăng và ngày càng nhiều kỹ thuật cao được thực hiện, góp phần giúp người bệnh được hưởng lợi./.
Văn Hải
Theo_VOV
Báo cáo của BHXH Việt Nam 7 tháng đầu năm: Vừa mừng, vừa lo Chiều nay (17/8), Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã công bố kết quả hoạt động 7 tháng đầu năm với những thông tin hết sức đáng chú ý. Vừa mừng Căn cứ vào bản báo cáo BHXH Việt Nam có thể thấy trong 7 tháng đầu năm 2016, tỷ lệ người tham gia, cũng như số người được giải quyết chế độ...