Quản lý an toàn hồ đập để phòng ngừa rủi ro
Kể từ ngày 21/8/2019, Thông tư 09/2019/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện đối với đập có chiều cao từ 5m trở lên hoặc hồ chứa có dung tích toàn bộ từ 50.000m3 trở lên và an toàn cho vùng hạ du đập thủy điện có hiệu lực.
Trên cả nước hiện nay có khoảng 6.648 hồ chứa nước, trong đó có 702 hồ chứa lớn, hơn 5.000 hồ chứa vừa và nhỏ, trong đó, có những hồ chứa đã khai thác 40-50 năm, có những hồ chứa mới xây dựng gần đây.
Cả nước hiện nay có khoảng 6.648 hồ chứa nước
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, thiên tai ngày càng phức tạp, khó lường và sự xuống cấp theo thời gian tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn đập, hồ chứa nước; cộng với thực tế một số hồ đập trong nước và quốc tế đã xảy ra sự cố thời gian qua, việc Bộ Công Thương ban hành Thông tư 09 được nhận định giúp tăng cường chủ động phòng ngừa sự cố.
Video đang HOT
Theo Thông tư 09, hàng năm, chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm rà soát, phê duyệt phương án ứng phó thiên tai trước ngày 15/4 đối với đập, hồ chứa thủy điện xây dựng tại khu vực Bắc bộ, Bắc Trung bộ, Tây Nguyên và Nam bộ; trước ngày 15/8 hàng năm đối với đập, hồ chứa thủy điện xây dựng tại khu vực Nam Trung bộ.
Chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm thống nhất với UBND, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn địa phương vùng hạ du trong việc lắp đặt hệ thống cảnh báo vận hành phát điện, vận hành xả lũ tại vùng hạ du, gồm: Vị trí lắp đặt; trang thiết bị cảnh báo lắp đặt tại từng vị trí; những trường hợp phải cảnh báo; thời điểm cảnh báo; hình thức cảnh báo; quyền, trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc cảnh báo.
Sở Công Thương nơi xây dựng đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo hiện trạng an toàn đập, hồ chứa thủy điện trên địa bàn tỉnh với UBND tỉnh và Bộ Công Thương trước ngày 30/4 hàng năm đối với đập, hồ chứa thủy điện xây dựng tại khu vực Bắc bộ, Bắc Trung bộ, Tây Nguyên và Nam bộ; trước ngày 30/8 hàng năm đối với đập, hồ chứa thủy điện xây dựng tại khu vực Nam Trung bộ…
Trong nhiệm vụ năm 2019 về công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Bộ Công Thương, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cũng đã yêu cầu các chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện, chủ động nghiên cứu, triển khai thực hiện các quy định tại Nghị định số 114/2018/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước, tập trung vào các quy định về: Vận hành hồ chứa, cảnh báo và an toàn cho vùng hạ du, kiểm định đập, phối hợp giữa các chủ sở hữu đập với chính quyền và các cơ quan chức năng của địa phương trong công tác vận hành hồ chứa thủy điện.
Bên cạnh đó, tăng cường kiểm tra, đánh giá tình trạng đập; các thiết bị, công trình xả lũ, nhận nước… và khắc phục kịp thời các khiếm khuyết (nếu có) trước mùa mưa, lũ. Đồng thời, rà soát, bổ sung phương án ứng phó thiên tai cho công trình, hạ du đập và phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp; tổ chức diễn tập theo phương án được duyệt, bảo đảm an toàn cho vùng hạ du trong mọi tình huống.
Thanh Tâm
Theo Congthuong
Hà Nội tiêu hủy 363.812 con lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi
Theo báo cáo mới nhất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, đến nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn thành phố đã xảy ra tại 21.875 hộ chăn nuôi (chiếm 27,1 % tổng số hộ, cơ sở chăn nuôi) tại 2.102 thôn, tổ dân phố của 437 xã, phường, thị trấn thuộc 24 quận, huyện, thị xã; làm mắc bệnh và tiêu hủy 363.812 con lợn (chiếm 19,4% tổng đàn).
Nhìn chung, công tác phòng, chống dịch bệnh đã được các cấp, ngành và chính quyền các địa phương tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống. Các ổ bệnh dịch được giám sát, phát hiện kịp thời, khoanh vùng và xử lý dứt điểm; số lợn mắc tại hộ có dịch được tiêu hủy kịp thời, đúng quy định và áp dụng đồng bộ, nghiêm túc các giải pháp phòng, chống dịch.
Thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục phối hợp UBND các quận, huyện, thị xã, các địa phương tập trung tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ bệnh dịch đến từng hộ chăn nuôi; phát hiện và xử lý sớm, triệt để ngay từ giờ đầu, khống chế không để dịch bệnh lây lan diện rộng; hướng dẫn triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống, xử lý bệnh dịch tả lợn châu Phi và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác theo quy định. Phối hợp các sở, ngành, đơn vị liên quan tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các lò giết mổ, buôn bán, kinh doanh, vận chuyển gia súc, sản phẩm gia súc trên địa bàn. Tiếp tục duy trì hoạt động các chốt kiểm dịch động vật tại các đầu mối giao thông ra vào thành phố. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo đúng quy định pháp luật.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng tăng cường kiểm tra, rà soát, bổ sung đầy đủ vật tư, hóa chất phục vụ kịp thời công tác phòng chống dịch trên địa bàn thành phố. Phối hợp với Sở Tài chính thống nhất tham mưu, bố trí kinh phí phòng, chống dịch theo đúng quy định. Hướng dẫn cụ thể trong việc tái đàn sau khi bệnh dịch tả lợn châu Phi được khống chế; rà soát những trang trại chăn nuôi lợn lớn trước mắt phải đảm bảo tối đa các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học vì đây chính là hạt nhân, là giống tốt cho công tác khôi phục, tái đàn.
Duy trì nghiêm túc hoạt động của các chốt kiểm dịch động vật liên ngành, triển khai Tổ kiểm dịch động vật liên ngành lưu động để tăng cường kiểm soát vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn. Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh để các cơ quan, người dân nắm bắt tình hình, không chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch bệnh; hướng dẫn triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác (dại, cúm gia cầm, tai xanh, lở mồm long móng...) theo quy định.
Theo PL&XH
Báo chí luôn đồng hành cùng ngành Công Thương Ngày 11/6, Bộ Công Thương đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật với đông đảo các cơ quan thông tấn báo chí nhân dịp kỷ niệm 94 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2019). Tại buổi gặp mặt, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải gửi lời cảm ơn và chúc mừng đến các cán bộ, lãnh đạo, nhà...