Xăng, dầu tăng giá 2 lần liên tiếp: Quỹ Bình ổn có nên tồn tại?
Theo tìm hiểu của PV Tiền Phong, để duy trì giữ giá bán lẻ xăng dầu trong 2 tháng qua (sau đó buộc phải điều chỉnh tăng giá bán lẻ gần 3.000 đồng/lít xăng qua hai kỳ điều hành trong tháng 4 của Bộ Công Thương), Quỹ Bình ổn giá xăng dầu (viết tắt: BOG) tại nhiều doanh nghiệp đã rơi vào tình trạng âm.
Tổng số tiền sử dụng từ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu tại các doanh nghiệp đã lên tới gần 2.000 tỷ đồng.
Giá xăng tăng liên tục ở mức cao, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và chỉ số giá, sức chịu đựng của người tiêu dùng Ảnh: Như Ý
Các số liệu thống kê tại Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cho thấy, nếu tính từ tháng 2/2019 đến nay, BOG tại Petrolimex đã sử dụng tới 2.000 tỷ đồng và chính thức rơi vào trạng thái âm quỹ từ 10 ngày qua.
Cụ thể, sau mỗi kỳ điều hành giá xăng dầu của Bộ Công Thương, BOG của Petrolimex giảm trung bình gần 500 tỷ đồng. Cụ thể, tại thời điểm 28/2/2019, quỹ BOG của tập đoàn này còn kết dư hơn 1.200 tỷ đồng, giảm 700 tỷ đồng so với đầu tháng, do phải tăng trích sử dụng để giữ giá bán lẻ xăng dầu theo điều hành của cơ quan quản lý. Còn đến trước 17 giờ ngày 2/4, tập đoàn này chỉ còn tồn quỹ 9,6 tỷ đồng do mức xả quỹ trong hai kỳ điều hành gần nhất lên tới 2.000 đồng/lít. “Đến trước thời điểm 15 giờ ngày 17/4, BOG hình thành tại Petrolimex đang bị âm ước tính 240 tỷ đồng”, thông tin từ Petrolimex cho hay. So với mức tồn dư quỹ 15 ngày trước đó, BOG của Petrolimex đã bị giảm thêm tới 250 tỷ đồng.
Tình trạng âm sâu BOG diễn ra tại rất nhiều doanh nghiệp xăng dầu đầu mối khác. Đến nay, đã có cả chục doanh nghiệp xăng dầu đầu mối bị âm quỹ, không ít doanh nghiệp bị âm hàng chục tỷ đồng đến cả trăm tỷ đồng.
Trao đổi với PV Tiền Phong, giám đốc một doanh nghiệp xăng dầu đầu mối lớn (đề nghị không nêu tên vì lo bị cơ quan quản lý sờ gáy) khẳng định, doanh nghiệp xăng dầu đang gặp rất nhiều khó khăn trong kinh doanh. Vị này cho hay, theo quy định và yêu cầu từ cơ quan quản lý, doanh nghiệp phải luôn đảm bảo nguồn hàng dù việc kinh doanh đang bị lỗ hay không. Với việc giá xăng dầu liên tục được Bộ Công Thương (cơ quan điều hành giá) kìm giữ không cho tăng trong hai tháng đầu năm đã tạo áp lực rất lớn trong việc điều hành và hoạt động của doanh nghiệp. Chưa kể việc cơ quan quản lý yêu cầu xả mạnh quỹ trong hai kỳ liên tiếp của tháng 3 khiến BOG tại đơn vị cũng như ở hàng loạt doanh nghiệp xăng dầu đầu mối khác bị âm.
“Dù bị âm quỹ nhưng chúng tôi vẫn phải dùng tiền đi vay của ngân hàng và vốn kinh doanh của doanh nghiệp để trích sử dụng “bù” trong giá bán xăng dầu. Ở nhiều đơn vị hiện nay, mức âm quỹ lên tới cả trăm tỷ đồng. Đồng nghĩa doanh nghiệp phải đi vay số tiền tương ứng để bù trong giá xăng. Nếu tình hình trích BOG kéo dài trong các kỳ điều hành tới khi quỹ đã hết từ lâu, doanh nghiệp sẽ ngày càng khốn khổ hơn nữa. Để bù đắp cho quỹ BOG, doanh nghiệp phải nghiến răng đi vay lãi ngân hàng”, vị này nói.
Cũng theo vị này, việc nhiều doanh nghiệp bị âm nặng BOG cũng kéo theo tình trạng giảm bớt lượng hàng bán. Việc thiếu xăng RON95 tại Hà Nội thời gian qua cũng xuất phát một phần từ BOG của doanh nghiệp bị âm. “Cơ quan quản lý yêu cầu thì doanh nghiệp phải làm nhưng chúng tôi phải chịu rất nhiều sức ép từ các cổ đông góp vốn”, vị này nói.
Xem xét bỏ Quỹ BOG
Trả lời câu hỏi của phóng viên mới đây tại buổi họp báo của Bộ Công Thương liên quan đến điều hành giá xăng dầu và có nên bỏ BOG để thị trường vận hành theo thị trường, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, quan điểm cá nhân của ông không muốn có BOG và mong bỏ đi càng sớm càng tốt để “cong ăn cong, thẳng ăn thẳng”. Tuy nhiên, thời điểm hiện nay thị trường xăng dầu vẫn chưa hoàn toàn vận hành theo đúng bản chất thị trường, vẫn còn có sự điều hành của nhà nước, nên vẫn cần thiết phải có BOG.
Ông Hải cũng giải thích về nhiều ý kiến cho rằng, Bộ Công Thương điều hành “giật cục” trong thời gian qua. Theo đó, doanh nghiệp được trích 300 đồng mỗi lít xăng dầu khi nhập về để đưa vào BOG. Việc trích Quỹ BOG doanh nghiệp chỉ được thực hiện khi có quyết định của cơ quan nhà nước. Tất nhiên có doanh nghiệp mới thành lập, quỹ kết dư chưa nhiều, khi trích nhiều sẽ bị âm. Còn những DN đầu mối lớn, hoạt động lâu, quỹ đều kết dư, nên thực tế thời gian qua có 9/28 DN đầu mối âm BOG.
Video đang HOT
“Tại kỳ điều hành ngày 18/3, muốn giữ được giá xăng dầu, chúng tôi phải báo cáo các cấp thẩm quyền để xin xả BOG tới 2.800 đồng/lít xăng E5RON92 và 2.100 đồng đối với RON95; dầu diesel và dầu hỏa đều phải xả quỹ hơn 1.000 đồng/lít để giữ giá. Còn tại sao phải giữ giá là theo chỉ đạo của Chính phủ, vì không muốn tác động chồng chéo do giá điện cũng sẽ tăng từ ngày 20/3″, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải phân tích thêm: Nếu ngày 2/4 vừa rồi không tăng giá xăng dầu thì vẫn phải bù 2.000-2.800 đồng/lít với các mặt hàng xăng và hơn 1.000 đồng/lít với dầu.
“Ngày 2/4 vừa rồi, giá xăng E5RON92 tăng 1.300 đồng/lít, có ý kiến cho rằng, đó là tăng “sốc” nhưng nếu không dùng quỹ để bù hơn 2.042 đồng/lít thì xăng E5 phải tăng tới hơn 3.300 đồng. Tương tự với xăng RON 95, BOG cũng vẫn phải bù 1.300 đồng/lít”, ông Hải nói.
Cần sửa nghị định về xăng dầu
Đánh giá về việc điều hành giá xăng dầu thời gian qua, trả lời báo chí, Chủ tịch Hội thẩm định giá Nguyễn Tiến Thỏa cho hay, quy định điều kiện kinh doanh xăng dầu tạo ra rào cản, chạy chọt, bôi trơn, méo mó thị trường.
Theo ông Thỏa, cần phải sửa Nghị định số 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các thành phần kinh tế tiếp cận. Trong đó, đặc biệt là rà soát tháo gỡ các điểm “nghẽn” về điều kiện kinh doanh và các thủ tục hành chính về kinh doanh xăng dầu. Cụ thể, các quy định: Tổng đại lý chỉ được ký hợp đồng làm tổng đại lý cho một thương nhân đầu mối. Thương nhân đã ký hợp đồng làm tổng đại lý cho thương nhân đầu mối không được ký thêm hợp đồng làm tổng đại lý cho tổng đại lý hoặc thương nhân đầu mối khác. Đại lý bán lẻ xăng dầu chỉ được ký hợp đồng làm đại lý bán lẻ xăng dầu cho một tổng đại lý hoặc một thương nhân phân phối xăng dầu hoặc một thương nhân đầu mối.
“Quy định quá ngặt nghèo như vậy đã tạo ra rào cản, chạy chọt, bôi trơn – một thứ tiêu cực vì lợi ích của một nhóm người trên thực tế; không chỉ thế mà nó còn làm cho thị trường không có cạnh tranh và bị méo mó”, ông Thỏa nói. Ông Thỏa cũng cho rằng, nếu không sử dụng các biện pháp bình ổn giá thì giá sẽ phải tăng cao. Nhưng để bình ổn giá góp phần kiểm soát mục tiêu lạm phát (4%) thì phải tính toán mức tăng và các biện pháp bình ổn hợp lý.
Theo một chuyên gia về xăng dầu, điều hành giá xăng dầu là một nghệ thuật, vừa để quỹ không được âm, vừa phải đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế, lạm phát vừa hài hòa lợi ích của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp. Muốn như vậy thì người điều hành giá xăng dầu cần có chuyên môn sâu, tầm nhìn xa và chiến lược. Điều hành kiểu ăn đong từng kỳ ngắn hạn sẽ gặp khó khăn.
Theo vị này, Bộ Tài chính đã quy định các doanh nghiệp đầu mối phải mở riêng một tài khoản cho quỹ bình ổn ở ngân hàng và theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn, doanh nghiệp phải thông báo cho bộ số tài khoản. Và ngân hàng hằng quý thông báo cho Bộ Tài chính về số tiền trích lập quỹ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không được phép sử dụng quỹ này khi chưa có thông báo chi sử dụng quỹ của Liên Bộ Công Thương – Tài chính. Như vậy, khi quỹ dương thì DN cũng không được lợi gì ở quỹ, ngược lại khi quỹ âm thì doanh nghiệp tự bỏ tiền ra tạm ứng bù vào mức được xả quỹ.
Theo TPO
Gắn kết thương hiệu quốc gia tích cực với hoạt động thu hút đầu tư
Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam sẽ đẩy mạnh gắn kết thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp với các hoạt động thu hút đầu tư, quảng bá văn hóa, du lịch, từ đó xây dựng thương hiệu quốc gia Việt Nam hấp dẫn trên thị trường quốc tế.
Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam (Vietnam Value) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, giao Bộ Công Thương là cơ quan đầu mối, phối hợp với các Bộ, ngành triển khai thực hiện từ năm 2003.
Đây là Chương trình duy nhất của Chính phủ Việt Nam, được triển khai với mục đích quảng bá hình ảnh quốc gia, thương hiệu quốc gia thông qua thương hiệu sản phẩm.
Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam 2019 là một trong những hoạt động chính nằm trong khuôn khổ Tuần lễ Thương hiệu quốc gia năm nay, cũng là nơi các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp, chuyên gia trong nước và quốc tế chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi, định hướng xây dựng phát triển Thương hiệu Quốc gia Việt Nam, gắn với hình ảnh quốc gia có hàng hóa và dịch vụ đa dạng, phong phú, với chất lượng cao, đặc biệt trong bối cảnh chiến lược cạnh tranh bằng thương hiệu đang diễn ra mạnh mẽ và sâu rộng trên thế giới.
Phát biểu khai mạc Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam 2019, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, trải qua 12 năm tổ chức thường niên, Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam đã và đang trở thành cầu nối chuyển tải những khó khăn, vướng mắc của cộng đồng doanh nghiệp tới các cơ quan Chính phủ nhằm đưa ra những giải pháp, kế hoạch hành động cụ thể để xây dựng và phát triển Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải khẳng định vai trò cầu nối quan trọng của Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam đối với doanh nghiệp và Chính phủ
Đáng chú ý, theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, trong thời gian tới, Bộ Công Thương, với vai trò là Cơ quan Thường trực Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam, định hướng sẽ nâng tầm hoạt động của Diễn đàn, phát huy sự lan tỏa, khơi dậy sự nỗ lực của các ngành, các cấp và nhiệt huyết của cộng đồng doanh nghiệp trong công cuộc xây dựng và phát triển thương hiệu theo hướng bền vững.
Thứ trưởng cũng cho rằng, chủ đề của Diễn đàn ngày hôm nay - "Định hướng Chiến lược Thương hiệu Quốc gia Việt Nam" - được đưa ra kịp thời, trong bối cảnh đã có hơn 80 quốc gia đang triển khai chương trình xây dựng thương hiệu quốc gia để phát triển thương hiệu sản phẩm ra thị trường nước ngoài. Do vậy, việc Việt Nam triển khai xây dựng Chiến lược Thương hiệu quốc gia phù hợp với xu hướng phát triển mới là hết sức cần thiết.
Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam 2019 được kỳ vọng là nơi trao đổi và thảo luận, đối thoại thẳng thắn về những vấn đề liên quan đến phát triển thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu sản phẩm, thương hiệu ngành hàng, thương hiệu địa phương và thương hiệu quốc gia.
"Trao đổi để thấy rõ những đóng góp quan trọng của doanh nghiệp Việt Nam, hàng Việt Nam trong việc tạo dựng hình ảnh Việt Nam trong con mắt người tiêu dùng Việt Nam cũng như nhà nhập khẩu, người tiêu dùng quốc tế", Thứ trưởng Bộ Công Thương nhấn mạnh.
Toàn cảnh Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam 2019
Ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, thông qua Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam, nhiều tập đoàn và doanh nghiệp Việt Nam đã ý thức được vai trò quan trọng của thương hiệu như là chìa khóa giúp gia tăng giá trị cho sản phẩm cũng như giá trị của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp đã từng bước xây dựng, phát triển và quản trị thương hiệu của mình, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và khẳng định vị trí trên thị trường trong và ngoài nước.
Do đó, số lượng doanh nghiệp được công nhận có sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia tăng đều qua các thời kỳ (cụ thể: năm 2008: 30 doanh nghiệp; 2010: 43 doanh nghiệp; 2012: 54 doanh nghiệp; 2014: 63 doanh nghiệp; 2016: 88 doanh nghiệp và tại Lễ công bố lần thứ 6 diễn ra vào năm 2018, đã có 97 doanh nghiệp được công nhận).
Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Vũ Bá Phú cho biết các doanh nghiệp Việt đã từng bước xây dựng, phát triển và quản trị thương hiệu, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và khẳng định vị trí trên thị trường trong và ngoài nước
Đến nay, Chương trình đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng doanh nghiệp về tầm quan trọng của việc xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu; tôn vinh các thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp tiêu biểu đại diện cho thương hiệu quốc gia Việt Nam và hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực kinh doanh và gia tăng giá trị cho sản phẩm. Thông qua các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, Chương trình đã góp phần tạo dựng uy tín cho hàng hóa mang thương hiệu Việt Nam và tăng cường nhận biết đối với các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam, tạo sự tin cậy, ưa thích của người tiêu dùng trong và ngoài nước đối với hàng hóa, dịch vụ và nhà sản xuất Việt Nam.
Theo đại diện Cục Xúc tiến thương mại, để nâng cao thế mạnh của Thương hiệu quốc gia Việt Nam, tạo một chiến lược quảng bá đồng bộ, nhất quán và chuyên nghiệp về thương hiệu Việt Nam trên thị trường thế giới, thực hiện theo Nghị định số 28/2018/NĐ-CP, Bộ Công Thương đang xây dựng và sẽ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam trong giai đoạn mới và dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế xây dựng. quản lý và thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia.
Cùng với đó, năm 2018, Cục Xúc tiến thương mại đã phối hợp với các chuyên gia về thương hiệu thực hiện một số cuộc khảo sát và nghiên cứu như: khảo sát về thực trạng nhận thức của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp về Chương trình Thương hiệu quốc gia và phân tích kinh nghiệm của một số nước trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia, đồng thời sử dụng kết quả các cuộc nghiên cứu này để tổng hợp và soạn thảo các bản dự thảo Đề án Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia.
Các đại biểu thăm quan Triển lãm ảnh thành tựu của Chương trình Thương hiệu Quốc gia
Nội dung của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam trong giai đoạn mới sẽ có sự gắn kết thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp với các hoạt động thu hút đầu tư, quảng bá văn hóa, du lịch, từ đó xây dựng thương hiệu quốc gia Việt Nam trở thành hình ảnh tích cực, hấp dẫn và thu hút đối với các nhà nhập khẩu, các du khách, nhà đầu tư, người lao động và người tiêu dùng trên thị trường trong nước và quốc tế. Đề án cũng nêu lên cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành, các địa phương, các tổ chức chính trị xã hội, các doạnh nghiệp và cá nhân liên quan trong tổ chức thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
Ngoài ra, Cục Xúc tiến thương mại cũng đang cân nhắc, bên cạnh việc công nhận các doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia, trong giai đoạn mới, Chương trình sẽ triển khai công nhận các nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý và đẩy mạnh hoạt động quảng bá, truyền thông cho các thương hiệu này.
Theo đó, Đề án Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam và Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt được kỳ vọng sẽ tạo ra một chính sách, cơ chế thống nhất, đồng thuận, nhất quán trên phạm vi cả nước, từ trung ương đến địa phương, giữa các Bộ, ngành, tổ chức trong xây dựng, quảng bá thương hiệu, hình ảnh quốc gia Việt Nam.
Theo TCCT
Khiển trách, kiểm điểm 3 cán bộ vụ xe biển xanh đón người nhà Bộ trưởng Chiều 5/4, Bộ Công Thương họp báo thường kỳ Quý I/2019. Cuộc họp được "hâm nóng" trước những bất cập thời gian qua như: danh tính 3 cán bộ bị đề xuất kỷ luật vụ xe biển xanh đón người nhà bộ trưởng, điều hành giá xăng dầu thời gian qua và việc thành lập thêm Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia. Giá...