Quản lý 3,3 tỷ USD, VinaCapital nhắm vào công nghệ và bất động sản
Theo lãnh đạo VinaCapital, các ngành công nghệ, năng lượng sạch, khách sạn và bất động sản đang trở thành tiêu điểm đầu tư và mang đến cơ hội to lớn cho những nhà đầu tư biết cách tiếp cận.
Hội nghị Nhà đầu tư VinaCapital 2019, ngày 10/10, tại Hà Nội. (Ảnh: PV/Vietnam )
Theo ông Don Lam, đồng sáng lập và CEO của Tập đoàn VinaCapital, các ngành công nghiệp khác ngoài sản xuất đang ngày càng đóng góp nhiều hơn vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Cụ thể, các ngành công nghệ, năng lượng sạch, khách sạn và bất động sản đang trở thành tiêu điểm đầu tư và mang đến cơ hội to lớn cho những nhà đầu tư biết cách tiếp cận.
Thông tin trên được ông Don Lam chia sẻ tại Hội nghị Nhà đầu tư VinaCapital 2019 diễn ra trong ngày 10/10 tại Hà Nội.
Hiện, VinaCapital có danh mục đầu tư đa dạng với tổng giá trị tài sản đang quản lý hơn 3,3 tỷ USD. Trong đó có quỹ đầu tư dạng đóng – VinaCapital Vietnam Opportunity Fund Limited (VOF) được niêm yết tại thị trường chứng khoán London. Bên cạnh đó, tập đoàn này cũng quản lý quỹ mở – Forum One là VCG Partners Vietnam (VVF) và Vietnam Equity Special Access Fund (VAF) cùng với hai quỹ mở dành cho nhà đầu tư trong nước và các tài khoản đầu tư ủy thác.
Video đang HOT
[Năm 2019, tăng trưởng kinh tế có khả năng vượt chỉ tiêu và đạt trên 7%]
Về danh mục đầu tư trên thị trường chứng khoán, bà Nguyễn Thu, Giám đốc điều hành hai quỹ mở tại VinaCapital cho hay, bên cạnh các mã cổ phiếu vốn hóa lớn, Quỹ này đã mở rộng phân bổ vốn ra các cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, các nhóm ngành được chú trọng đầu tư là công nghệ thông tin, logistics, tiêu dùng/bán lẻ, ngân hàng, dịch vụ tiện ích.
Song song với hoạt động đầu tư trên thị trường chứng khoán, bà Nguyễn Diệu Phương, Phó giám đốc điều hành Quỹ VOF cho biết thêm, đầu tư cổ phần tư nhân thông qua các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) cũng là hướng tiếp cận chủ đạo của VinaCapital.
Theo bà này, năm 2018, Việt Nam cùng với Singapore, Malaysia, Indonesia là những điểm sáng nhất trong các thương vụ M&A trong khu vực Đông Nam Á. Trong đó, 1,6 tỷ USD đã được đầu tư vào thị trường Việt Nam với 38 thương vụ, giá trị này thể hiện mức cao nhất trong vòng một thập niêm qua. Và, một khảo sát mới đây có chỉ ra, 34% nhà đầu tư nước ngoài được hỏi đã chia sẻ, Việt Nam là điểm đến hấp dẫn nhất thị trường Đông Nam Á.
“Mục tiêu của VOF là đạt lợi nhuận trung và dài hạn thông qua đầu tư vào Việt Nam hoặc tại các công ty có phần lớn tài sản, hoặc động với doanh thu và lợi nhuận có nguồn gốc từ Việt Nam,” bà Phương nói./.
Hạnh Nguyễn (Vietnam )
Trung Quốc dẫn đầu vốn FDI cấp mới vào Việt Nam
Tổng cục Thống kê vừa cho biết, tính chung trong 8 tháng năm 2019, Việt Nam đã thu hút được gần 23 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 8 tháng năm 2019 ước tính đạt 12 tỷ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước.
Về thu hút vốn FDI, số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, đầu tư trực tiếp nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 20/8/2019 thu hút 2.406 dự án cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 9,1 tỷ USD, tăng 25,4% về số dự án và giảm 32,3% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018.
Bên cạnh đó, có 908 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt gần 4 tỷ USD, giảm 28,6% so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy, tổng số vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm trong 8 tháng năm nay đạt 13,1 tỷ USD, giảm 31,2% so với cùng kỳ năm 2018.
Trong 8 tháng còn có 5.235 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 9,51 tỷ USD, tăng 80% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó có 872 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị vốn góp là 5,9 tỷ USD và 4.363 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 3,61 tỷ USD.
Tính chung trong 8 tháng năm 2019, Việt Nam đã thu hút được gần 23 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), giảm so với cùng kỳ 2018.
Về giải ngân, giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 8 tháng năm 2019 ước tính đạt 12 tỷ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước.
Trong 8 tháng năm nay, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký của các dự án được cấp phép mới đạt 6,8 tỷ USD, chiếm 74,6% tổng vốn đăng ký cấp mới. Ngành hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 852,3 triệu USD, chiếm 9,3%.
Đáng chú ý, Tổng cục Thống kê cho biết, trong số 68 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 8 tháng với hơn 9 tỷ USD vốn đầu tư thì Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 1,8 tỷ USD, chiếm 20,6% tổng vốn đăng ký cấp mới.
Tiếp đến là Hàn Quốc với 1,7 tỷ USD, chiếm 18,9% và Nhật Bản gần 1,2 tỷ USD, chiếm 13%.
Hoài Anh
Theo haiquanonline.com.vn
Khu đô thị thông minh, điểm sáng trong bức tranh đô thị Thái Nguyên Tốc độ phát triển nhanh chóng, FDI tăng trưởng ngoạn mục, mức sống người dân ngày càng cải thiện... là những thành quả đáng kể mà Thái Nguyên đạt được trong những năm qua. Cùng với quỹ đạo phát triển này, Thái Nguyên đã trở thành một trong những tâm điểm của thị trường địa ốc. Nhưng thực tế, khi nhu cầu bất...