Quặn lòng đọc nhật ký của bà mẹ trẻ chăm con mắc bệnh sởi
Từng dòng viết chia sẻ, tâm sự của người mẹ trẻ khiến người đọc bị xúc động mạnh.
Trong những ngày qua, thông tin về bệnh sởi đang được dư luận dặc biệt quan tâm và chia sẻ trên nhiều trang mạng. Những hình ảnh các bé mắc bệnh sởi, những dòng chia sẻ tâm sự của các bậc làm cha làm mẹ khiến dư luận bị ám ảnh.
Kể về câu chuyện của chính mình, về chính những ngày tháng chăm con bị sởi, bài viết trên trang cá nhân của người mẹ trẻ L.H.T khiến người đọc dù lòng dạ “sắt đá” đến mấy cũng không thể cầm được nước mặt.
“Con ra viện vào chiều 21/2, bác sỹ Th. bảo con đã khỏe và cho đơn thuốc kháng sinh và thuốc ho về uống.
Ngày 22/2 mẹ xin nghỉ ở nhà để chăm con, mẹ thấy biểu hiện của con là xuất tiết mũi, xuất tiết khá nhiều. Ngay ngày hôm sau mẹ cho con đi khám lại ở bác sỹ Th., bác bảo rằng con bị cảm thôi, bác kê cho con thuốc kháng sinh, mekocetin (2 viên/ ngày) và thuốc cảm cúm loại mạnh. Bác khẳng định rằng con uống 5 hôm là khỏi. Trong đơn thuốc của bác bác ghi rõ khám lại sau khi điều trị 5 ngày VPQP/ Sởi.
Nhà bác Th. ở gần hiệu sách. Bố mẹ đã cho 2 chị em con vào hiệu sách chơi. Con rất thích. Mẹ đỡ 2 nách của con và con đi hết nơi này đến nơi khác, đồ chơi nào con cũng sờ tay vào. Mẹ cho 2 chị em con vào trong xe chở đồ, đẩy đi xung quanh hiệu sách. Con rất thích thú. Mẹ dừng lại là con lại đẩy đẩy người về phía trước, nhìn mẹ với ánh mắt: Mẹ ơi! Mẹ đẩy con đi tiếp đi.
Con là một đứa trẻ rất ngoan. Con sốt, con đòi bố hoặc mẹ bế trên tay. Khi hạ sốt là con lại chơi ngoan như 1 con chó con. Mẹ nhớ tối hôm đấy cả nhà mình ngồi chơi bóng. Bố ném bóng cho mẹ, mẹ truyền cho con, con lại ném cho chị Còi và chị Còi lại ném cho Bố.
Khi hạ sốt là con lại cố gắng ti mẹ, cố gắng uống sữa, cố gắng ăn bánh quy Cosy mà con thích.
Hạnh phúc là những điều rất giản dị. Chỉ có vậy thôi mà mẹ thấy hạnh phúc quá!!!!
Ngày 25/2, con bắt đầu sốt nhẹ (37,8 độ).
Ngày 26/2, con sốt cao hơn, bố mẹ cho con đi khám ở bác sỹ T.. Khi nhìn đơn thuốc bác Th. kê, bác T. quát luôn bố con: Tại sao lại cho dùng Mekocetin???? Cả bố và mẹ mắt chữ O, mồm chữ A, không biết trả lời bác làm sao vì bác Th. cũng là bác sỹ, là trưởng khoa, có bằng cấp nước ngoài đàng hoàng. Bác T. chỉ định cho con vào khoa HSCC xét nghiệm máu và chụp X-quang. …
Video đang HOT
Bố con hỏi nhỏ bác T.: thuốc Meko không được dùng hả bác? Bác T. trả lời rằng: Sởi nó làm suy giảm miễn dịch, uống Meko nó càng làm suy giảm miễn dịch hơn.
Theo bệnh án thì con đã bị Sởi nên con không thể bị Sởi lần 2!!!!! Đó là khẳng định chắc chắn của bác sỹ.
Ngày 27/2 con bắt đầu sốt cao, không hạ. …”.
Vì quá lo lắng cho bệnh tình của con nhỏ, chị L.H.T đã quyết định cho con nhập viện. Và những ngày sau đó, chị và cả gia đình từng ngày từng giờ theo dõi bệnh tình của con, dành mọi tình thương,sự quan tâm, chăm sóc con. Mỗi khi con sốt, con mệt là chị và người thân tim như thắt lại…
“ Ngày 1/3:…
Chiều hôm đấy con cứ sốt cao mãi không hạ, mẹ lại cho ra gặp bác sỹ B.. Bác cho con nằm ở phòng cấp cứu và chỉ định tiêm cho con mũi Gamma (thuốc trợ lực với người mới mắc sởi)
Tối bà lên. Bà cảm ơn bác sỹ. Bác vào phòng khám cho con và có nói một câu rằng: Con tiên lượng xấu đi! Vì thường Sởi khi mọc ban là sẽ không sốt nữa, mà con lại vẫn sốt cao.
Tối đó, mắt con sưng húp, chỉ nhìn thấy 1 chút lòng đen nháy. Hạ sốt một chút là con lại ngồi ngoan trên giường, con ăn được nửa cái bánh Cosy và uống sữa. Mẹ còn để phần bánh thừa của con lại và khoe với bố. Niềm vui nhỏ nhoi. Con hết nhìn xung quanh, con lại nhìn mẹ. Thằng cu chó con của mẹ ngoan thế đấy. Cả đêm con sốt cao, điều dưỡng liên tục nói chườm mát cho con.
Ngày 2/3:
Hôm đó là chủ nhật, bác sỹ B. không làm nữa mà 1 bác sỹ nữ, mẹ không nhớ tên trực và khám cho con. Mẹ lại kể cho bác nghe 5 ngày con nằm viện, mẹ lại thắc mắc con bị Sởi rồi sao con lại bị lại. Bác ấy khuyên mẹ: Em đừng để ý đến chuyện trước nữa. Hãy tập trung vào chữa phổi cho con. Con bị viêm phổi rất nặng. Con em là Sởi điển hình.
Ôi, tim mẹ như nghẹn lại. Được 5 tiếng đồng hồ con không sốt, mẹ rất mừng.
Khuôn mặt mệt mỏi, lo âu của cha mẹ khi chăm các bé bị sởi.
Sau đó con liên tục sốt cao. Điều dưỡng liên tục giục chườm mát.
Trưa bà mua cơm về, con thì sốt làm sao mẹ có thể ăn được. Bà giận, bà quát ầm lên, mẹ cũng không kiềm chế được. Mẹ đã thốt ra rằng: cháu nó sắp suy hô hấp rồi bà có biết không?…Bữa cơm hôm đó chan đầy nước mắt.
Trưa bố về lấy quần áo cho con. Nước mắt của một người cha đã rơi, rơi suốt dọc đường về nhà. Bố về, bố nói với các bác: Cu nhà e thích nhất bác Hà (kể cả mẹ đang bế con mà bác đi qua, con cũng đều với theo bác. Bác bế con nhẹ nhàng, thủ thỉ, thủ thỉ) chiều bác ra với cháu, biết đâu khi nhìn thấy bác, cháu nó sẽ cố gắng hơn”
Con liên tục sốt cao, uống hạ sốt không hạ. Nhịp tim và ô xy của con bắt đầu hạ. Các bác ra đúng lúc đó, tất cả các bác, cả bà nội. Điều dưỡng dùng khăn tẩm cồn dấp lên lưng, lên người và chân của con.
…Tay chân mẹ bắt đầu co lại, bác sỹ vào, bác H. cũng vào cõng mẹ ra. Người ấn ngực, các bác bảo mẹ thở dài ra, đừng thở ngắn. Mẹ cố gắng, cố gắng, rồi đến lúc không cố được nữa, mẹ bảo: các bác cho em vào cấp cứu, em không cố được nữa. Cả tay và chân mẹ co rúm. Khi y tá đẩy mẹ qua phòng con mẹ đã gọi: Con ơi!!! Mẹ sợ, mẹ sợ phải xa con….
Mẹ cấp cứu ở khoa ngoại, các bác hỏi sự tình, đo huyết áp, nghe tim, phổi rồi tiêm mũi can xi cho mẹ, truyền chai đường.
Bác sỹ trực hỏi mẹ sao lại bị như vậy, ăn uống tốt không? Mẹ đã gào lên, tiếng gào ai oán, đau đớn. Lúc bình tĩnh hơn mẹ đã nói: Tôi căm hận bác sỹ, tại sao không tin vào linh tính của một người mẹ, tại sao không cho con tôi tiêm đủ 7 ngày mà cứ tiêm dở dang.
Truyền xong mẹ ra ngồi thì bác dâu trách mẹ: phải biết chăm lo cho bản thân mình trước. Tao á, tao lúc nào cũng phải tao trên hết, tao phải lo cho tao trước rồi mới lo cho người khác. Sao không cho con vào Nhi ngay mà sang đây?
Mẹ đã không cần biết gì, mẹ lao ra xe bắt taxi, vâng, tất cả là tại tôi đấy, tôi đã hại con tôi rồi đấy.
Trong túi không có tiền, không điện thoại (bố con cầm hết) bác thứ 2 và bà đi cùng với mẹ, mẹ rất lo lắng cho con.”…
Theo VNE
Đợi chờ trong hạnh phúc
Thế là chồng lại nhận được lệnh điều động đi công tác hai tuần. Em có cảm giác trông ngóng. Xé mỗi tờ lịch lại mừng vì ngày "bồ nhí" về ngày một gần hơn.
Em có cơ hội "đốt tiền" điện thoại ngồi buôn với "tình nhân" như hồi còn cưa cẩm, lại được dịp nhắn tin mùi mẫn: "Anh về nhanh em kể cho nghe chuyện này, hài lắm", nhưng chỉ vài phút sau đã không giữ miệng nổi, lại ngồi luyên thuyên đến khuya.
Em lại có thời gian nghĩ ra một món gì đó mới lạ để chào đón người sắp đi xa về, có thêm thời gian mà hồi tưởng và sống dậy những ngày tươi trẻ, xa nhau để thêm yêu quý trân trọng những ngày bên nhau. Chờ đợi để biết rằng, trong cuộc sống của mình, vẫn còn có điều cần hy vọng trở thành hiện thực.
Ở trong căn nhà rộng cảm giác thật trống trải, em vác laptop vào buồng riêng rồi đóng chặt hết tất các cửa, đành thức khuya vì biết có đi ngủ sớm cũng không thể nào tự ru mình vào giấc. Giường có hai cái gối mà hàng ngày toàn chỉ dùng có một, một cái em để kê chân, bởi chẳng gối nào êm ái mềm mại bằng cánh tay chồng.
Giờ vắng chồng em cứ thấy sợ, phải gọi nhóc con sang ngủ cùng, bạn ấy quen ngủ một mình nên cứ trằn trọc vẻ khó ngủ, trong khi mẹ đang thiu thiu vào giấc thì cậu ta đưa bàn tay vé xíu vỗ vào chân rồi vào bụng mẹ và lẩm bẩm: "Mẹ ngủ ngon nhé, em bé ngoan đừng quấy mẹ nhé, anh vỗ nhẹ thôi". Em tủm tỉm nghĩ thầm: "Anh về mà xem, mới có có một tuần mà lũ trẻ lớn hết cả rồi!".
Chồng đi vắng việc to nhỏ gì cũng đến tay nên em chợt thấy oải, liền than với "trưởng nam": "Mẹ đi làm cả ngày đang mệt đây này". Thế mà "ông già" ấy cũng thở dài kêu: "Con đi học, chơi cầu trượt mãi cũng mệt đây này". Có lúc thấy mẹ nằm nhắm mắt thiu thiu, bạn ấy bỗng người lớn hẳn, như muốn thay bố ngồi cạnh bên mẹ rồi bảo: "Mẹ ơi, con thương mẹ lắm!" khiến mẹ cảm động, cười rúc rích, định bụng để dành hôm nào sẽ kể "làm quà" cho bố.
Em "rảnh rỗi sinh nổng nổi" nên ngồi vắt óc suy nghĩ mang đến cho nhau những bất ngờ. Nhớ những ngày dí dỏm xưa lại viết vào nhật ký. Cầu mong sao những người yêu nhau đừng bao giờ phải xa nhau, chỉ tạm xa đôi ba ngày như một thứ gia vị đáng yêu, để ai cũng thấy rằng đợi chờ cũng chính là hạnh phúc.
Theo VNE
Hãy để trái tim em được ngủ yên! Em đã gói gém và khóa chặt trang nhật ký, hãy để trái tim em được ngủ yên. Ngày đó khi em còn là cô bé tròn 20 với trái tim nhân hậu, căng tròn nhựa sống... những ước mơ trong em chất đầy trang nhật ký. Anh cùng em bước qua bao buồn vui, thăng trầm tuổi học trò em yêu quý...