Quân khu 1 làm tốt công tác dân vận vùng sâu, biên giới
ến nay, Quân khu 1 đã thành lập 76 đội công tác chuyên ngành, 113 đội công tác liên ngành với hơn ba nghìn đội viên tham gia công tác dân vận giúp đồng bào vùng sâu, vùng xa, biên giới thuộc 319 xã, phường.
Các đội công tác đã tiến hành tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết, pháp luật, pháp lệnh cho gần ba triệu lượt người dân. ồng thời, Quân khu chỉ đạo, tổ chức 87 đại đội với hơn 5.100 lượt cán bộ, chiến sĩ thực hiện huấn luyện dã ngoại kết hợp làm công tác dân vận, tham gia “ xóa đói, giảm nghèo” tại 92 cơ sở địa phương; tuyên truyền chống truyền đạo trái pháp luật 17 đợt tại 38 thôn, bản thuộc 27 xã; tổ chức 25 buổi gặp mặt biểu dương 1.750 lượt tín đồ tôn giáo, già làng, trưởng bản tiêu biểu trên địa bàn.
Cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 3 (Quân khu 1) giúp nhân dân xã Lâm Sơn (huyện Chi Lăng, Lạng Sơn) làm đường bê-tông liên thôn. Ảnh: TRẦN HỮU HUY
Video đang HOT
Thực hiện chủ trương công tác dân vận bám sát cơ sở, đến nay, các đơn vị lực lượng vũ trang quân khu đã phối hợp cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng hơn 680 cơ sở chính trị (trong đó 304 cơ sở vùng dân tộc, 167 cơ sở vùng tôn giáo, 62 cơ sở vùng giáp biên, 148 cơ sở có vụ việc phức tạp); phối hợp cấp ủy, chính quyền địa phương củng cố 87 tổ chức đảng, 850 tổ chức chính trị, xã hội, 23 đầu mối dân quân…
* Những năm qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cả về chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị nhằm từng bước chuẩn hóa, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Các cấp ủy, các địa phương chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong diện quy hoạch, cán bộ nữ, cán bộ trẻ; khắc phục tình trạng bố trí cán bộ cục bộ, khép kín trong từng địa phương, đơn vị; tạo điều kiện để cán bộ được rèn luyện, thử thách qua thực tiễn, bảo đảm trưởng thành cả về trình độ, năng lực công tác, tích lũy được nhiều kinh nghiệm và phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, sâu sát cơ quan, đơn vị, địa phương…
Quy trình công tác cán bộ ngày càng chặt chẽ, đồng bộ, công khai, minh bạch, khoa học và dân chủ hơn. Công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại được xem xét, quyết định một cách dân chủ, trên cơ sở phát huy đầy đủ trách nhiệm, quyền hạn của từng thành viên, nhất là của người đứng đầu; các khâu, các bước trong quy trình công tác cán bộ thực hiện bảo đảm quy định. Cán bộ được bổ nhiệm đều xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị, từ đó, chất lượng cán bộ chung trong toàn tỉnh được nâng lên. Công tác đào tạo, bồi dưỡng và cập nhật kiến thức mới cho cán bộ các cấp được tỉnh quan tâm, theo hướng gắn với chức danh quy hoạch và sử dụng cán bộ. Chủ trương luân chuyển kết hợp với bố trí một số chức danh lãnh đạo không là người địa phương đạt được kết quả bước đầu, hiện đã bố trí sáu huyện, thị xã, thành phố có bí thư không phải là người địa phương. Tỉnh cũng tiến hành mở rộng thực hiện thí điểm bố trí bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND cấp xã, hiện đã có 52 trong tổng số 235 xã thực hiện.
Xã Hoa Lộc nỗ lực "về đích" nông thôn mới nâng cao
Hoa Lộc là xã vùng màu, nằm về phía Đông của huyện Hậu Lộc. Sau 10 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Hoa Lộc đã về đích NTM (2016) và đến nay đã cơ bản hoàn thành các tiêu chí xây dựng xã NTM nâng cao.
Thành quả ấy đã, đang tạo ra động lực mạnh mẽ khích lệ, động viên cấp ủy, chính quyền và Nhân dân xã Hoa Lộc vững tin tiến lên trong giai đoạn mới.
Mô hình cà chua xuất khẩu của gia đình anh Phạm Khắc Tiến, thôn Hoa Trường, xã Hoa Lộc cho hiệu quả kinh tế. Ảnh: Ngọc Anh
Ngay sau khi nhận được văn bản chỉ đạo, điều hành của tỉnh và huyện, Ban Thường vụ Đảng ủy xã Hoa Lộc đã chủ động chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng NTM theo các bước, trình tự cụ thể. Tổ chức họp ban chấp hành đảng bộ ra nghị quyết chuyên đề về xây dựng NTM, thành lập ban chỉ đạo; đồng thời xây dựng chương trình hành động thực hiện, phân công các đồng chí ủy viên ban thường vụ, ban chấp hành, các ngành, đoàn thể, cán bộ, công chức phụ trách và hướng dẫn các thôn tổ chức thực hiện. Từ đó căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương để xây dựng đề án, kế hoạch cụ thể từng năm và triển khai đến các đơn vị thực hiện. Thường xuyên giao ban nắm tình hình, tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân và những khó khăn cần tháo gỡ để đề án thực sự đi vào cuộc sống.
Bằng các biện pháp tuyên truyền, sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể để người dân thấy được vai trò chủ thể của mình và ý nghĩa của chương trình. Bên cạnh đó, xã đã biểu dương những cách làm hay, những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong phong trào xây dựng NTM để toàn dân hăng hái tham gia. MTTQ xã, ban công tác mặt trận các thôn làm tốt công tác tuyên truyền, vận động thực hiện phong trào thi đua đồng thời tham gia giám sát việc tổ chức thực hiện các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Hội nông dân, hội phụ nữ tổ chức nhiều buổi tập huấn, mở lớp dạy nghề, tổ chức các hội thi chung tay xây dựng NTM. Hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên phát huy truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ", "Thanh niên làm theo lời Bác" vận động hội viên, đoàn viên gương mẫu đi đầu trong các phong trào, làm kinh tế giỏi, xung kích trong phong trào bảo vệ môi trường. Hội người cao tuổi với phong trào "Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo", mẫu mực làm gương động viên con cháu tích cực lao động sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng; thực hiện tốt việc tổ chức tang lễ theo quy ước nếp sống mới và các giá trị văn hóa truyền thống. Từ những cách làm hay, những mô hình điển hình được tuyên truyền kịp thời, đã có sức lan tỏa rộng khắp trong toàn xã.
Xác định rõ xây dựng NTM là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, cùng với những cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh, huyện về hỗ trợ vốn xây dựng NTM, xã đã ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ kích cầu các thôn và Nhân dân đầu tư xây dựng các hạng mục công trình theo tiêu chí NTM, như: đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, mương tiêu thoát nước khu dân cư, nhà văn hóa thôn... Bên cạnh đó, xã đã thực hiện chính sách đa dạng hóa các nguồn vốn trong các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, lồng ghép các nguồn vốn, dự án hỗ trợ từ ngân sách cấp trên, kêu gọi sự đầu tư hỗ trợ của các doanh nghiệp và đóng góp của Nhân dân.
Với quan điểm xây dựng NTM phải bắt đầu từ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống Nhân dân để tạo nguồn lực đóng góp của Nhân dân, "Lấy sức dân để lo cho dân", "Nhân dân là chủ thể trong việc xây dựng NTM" và Nhân dân là người trực tiếp hưởng thụ, trong những năm qua địa phương đã ưu tiên phát triển ngành nghề dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp. Đưa cây trồng có giá trị thu nhập kinh tế cao, các giống lúa năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, thâm canh trồng lúa cánh đồng mẫu lớn; khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, gia trại. Đưa mô hình máy gặt đập liên hợp, máy làm đất vào trồng trọt, góp phần giảm công sức lao động của người nông dân, tăng năng suất, hiệu quả kinh tế... Từ kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, đời sống của Nhân dân đã được cải thiện rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người đến nay đạt gần 50 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 1,8%, bộ mặt nông thôn ngày một khang trang, đổi mới toàn diện.
Quá trình triển khai xây dựng NTM và duy trì, xây dựng xã NTM nâng cao đã tạo được sự thống nhất, đồng thuận cao trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân xã Hoa Lộc. Bộ mặt xã đổi mới, văn minh hơn, cơ sở hạ tầng thiết yếu được nâng cấp, hệ thống chính trị cơ sở tiếp tục được củng cố, thu nhập và điều kiện sống của Nhân dân được cải thiện và nâng cao. Công tác xóa đói, giảm nghèo, chính sách đền ơn, đáp nghĩa được thực hiện tốt, giáo dục - đào tạo tiếp tục phát triển. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn với xây dựng NTM ngày càng được Nhân dân hưởng ứng tích cực, cảnh quan môi trường được cải thiện; trật tự xã hội được đảm bảo, quy chế dân chủ được phát huy, hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh. Nguồn vốn huy động đầu tư cho nâng cao cơ sở hạ tầng là rất lớn trong thời gian ngắn, nhưng địa phương đã bám sát quy chế dân chủ huy động đóng góp phù hợp với sức dân, tranh thủ sự hỗ trợ của cấp trên và kêu gọi sự ủng hộ của con em xa quê, người hảo tâm, sử dụng nguồn kinh phí đúng mục đích nên không xảy ra thắc mắc, không có nợ đọng trong xây dựng cơ bản. Xây dựng NTM tuy đã đạt được kết quả nhất định, song, điều kiện kinh tế địa phương vẫn còn nhiều khó khăn. Thiết chế văn hóa, cơ sở hạ tầng nhà văn hóa các thôn còn hạn chế. Thời gian xây dựng NTM nâng cao ngắn đã phần nào gây áp lực đến sức đóng góp của người dân...
Ông Trịnh Quốc Phượng, Chủ tịch UBND xã Hoa Lộc cho biết: Trước những khó khăn trên, xã đã ban hành nghị quyết chuyên đề về xây dựng xã NTM nâng cao, sau đó triển khai sâu rộng đến các chi bộ, cán bộ, đảng viên và người dân bằng nhiều hình thức tuyên truyền thiết thực, hiệu quả. Xã cũng giao nhiệm vụ cho các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội vào cuộc phối hợp thực hiện. Cùng với đó là xem xét các chỉ tiêu chưa đạt để có giải pháp đồng bộ, tập trung nguồn lực thực hiện đảm bảo các tiêu chí theo yêu cầu đề ra. Tin tưởng với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, trong quý I năm 2021 xã sẽ được công nhận xã NTM nâng cao và đến quý I năm 2022 được công nhận xã NTM kiểu mẫu.
Quân khu 1 hướng công tác dân vận về cơ sở vùng sâu, biên giới Đến nay, Quân khu 1 đã thành lập 76 đội công tác chuyên ngành, 113 đội công tác liên ngành với hơn 3.000 đội viên tham gia công tác dân vận trong đồng bào vùng sâu, vùng xa, biên giới thuộc 319 xã, phường. Cán bộ, chiến sĩ Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Giang giúp Trường mầm non Tân Mỹ (TP...