Quán karaoke Nhật Bản thích nghi để phòng dịch COVID-19
Người yêu karaoke tại Tokyo được trải nghiệm “bình thường mới” trong ca hát từ 12/6 – ngày đầu tiên nới lỏng quy định đối với loại hình này do số ca mắc COVID-19 mới tại Nhật Bản đã giảm.
Microphone trong quán karaoke được điều chỉnh để phù hợp với quy định phòng chống COVID-19. Ảnh: Kyodo
Khách đến quán karaoke Manekineko gần nhà ga Shinjuku sẽ được một máy trí tuệ nhân tạo (AI) đo thân nhiệt từ cửa vào. Họ còn hát với microphone bọc vải và gắn chắn nhựa.
Quán karaoke này mở cửa trở lại từ đêm 11//6 ngay khi chính quyền địa phương quyết định nới lỏng lệnh hạn chế. Sáng hôm sau, nhiều khách hàng đeo khẩu trang đã tìm đến quán.
Hãng Kyodo (Nhật Bản) dẫn lời một cô gái đến Manekineko cùng bạn cho biết: “Đây là lần đầu tiên trong 4 tháng tôi đến quán karaoke. Tôi thực sự hạnh phúc”. Một sinh viên 21 tuổi khác đến quán đã rất hài lòng với các biện pháp phòng chống COVID-19.
Máy đo thân nhiệt khi khách hàng đến Manekineko. Ảnh: Kyodo
Video đang HOT
Manekineko vốn đóng cửa từ hơn 2 tháng trước đến nay khi hoạt động trở lại vẫn hạn chế số khách hàng dựa trên kích cỡ phòng. Nhân viên đeo khẩu trang và thường xuyên khử trùng phòng hát. Quán còn cấp găng tay khi khách hàng yêu cầu.
Một nhân viên 20 tuổi của quán cho biết cô muốn đến làm việc bởi yêu thích cảm giác được tương tác với khách hàng. Cô chia sẻ: “Chúng tôi phải thực hiện các biện pháp phòng chống COVID-19 nghiêm túc để khách hàng có thể cảm thấy an toàn và được vui vẻ”.
Ông Masahiko Komuro tại phòng đầu tư và quan hệ công chúng của công ty Koshidaka vốn vận hành 509 quán karaoke Manekineko ở Nhật Bản cho biết: “Chúng tôi biết rằng khách hàng lo lắng. Nếu tìm được các biện pháp tốt, chúng tôi sẽ giới thiệu với khách hàng”.
Mỹ 'răn đe Trung Quốc' bằng ba tàu sân bay tới châu Á
Mỹ dường như muốn phát tín hiệu "dằn mặt" Trung Quốc khi điều cùng lúc 3 tàu sân bay tới Thái Bình Dương, trong đó hai chiếc gần Biển Đông.
Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Nimitz rời quân cảng San Diego ở bang California hôm 9/6, hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan và các tàu chiến hộ tống cũng rời quân cảng Yokosuka, Nhật Bản, cùng ngày. Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt trước đó cũng hoàn tất đợt thử nghiệm, kết thúc hai tháng nằm cảng vì Covid-19 và lên đường tới tây Thái Bình Dương.
Đây là lần đầu tiên trong gần ba năm qua, hải quân Mỹ triển khai cùng lúc ba tàu sân bay tuần tra các vùng biển ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Giới quan sát cho rằng đây là màn phô diễn uy lực của Washington, trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung gia tăng xung quanh nguồn gốc nCoV và cách ứng phó Covid-19 của Bắc Kinh, cũng như dự luật an ninh Hong Kong và các động thái quân sự hóa đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp trái phép trên Biển Đông.
USS Ronald Reagan di chuyển ở Biển Philippine hôm 30/5. Ảnh: US Navy.
Ba nhóm tàu sân bay này đang được phân bố đều trên Thái Bình Dương. Nhóm tàu USS Theodore Roosevelt hoạt động ở phía đông và đông bắc Biển Philippine, giữa đảo Guam và Philippines. USS Ronald Reagan và lực lượng hộ tống cũng hiện diện ở Biển Philippine, khu vực phía nam Nhật Bản. Trong khi đó, nhóm tàu USS Nimitz đang ở ngoài khơi bờ biển phía tây nước Mỹ và hướng về Tây Thái Bình Dương.
Số lượng hàng không mẫu hạm Mỹ cùng hiện diện ở một khu vực nhất định luôn bị giới hạn, do các tàu được luân phiên bảo dưỡng, huấn luyện hoặc tuần tra ở những vùng biển khác nhau. Việc triển khai cùng lúc ba nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương được coi là động thái bất thường.
Giới chuyên gia cho rằng nó thể hiện thông điệp răn đe được Washington gửi tới Bắc Kinh. "Truyền thông Trung Quốc cho rằng khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội Mỹ đang suy giảm mạnh vì Covid-19. Dường như đợt triển khai này là thông điệp của Mỹ nhằm cảnh báo Trung Quốc đừng tính toán sai lầm", Bonnie Glaser, giám đốc Dự án Sức mạnh Trung Quốc ở Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Mỹ, nhận định.
Theo Glasier, Trung Quốc có thể coi màn phô diễn lực lượng của ba tàu sân bay Mỹ là "hành động gây hấn" và cho đây là bằng chứng cho thấy Washington mới là "nguồn cơn gây bất ổn khu vực".
Tuy nhiên, chiến lược quốc phòng của chính quyền Tổng thống Donald Trump đã coi Trung Quốc là mối quan ngại an ninh hàng đầu và các lãnh đạo Lầu Năm Góc cũng đã tìm cách điều thêm nhân lực, khí tài tới châu Á để chống lại "ảnh hưởng kinh tế và sức mạnh quân sự ngày càng tăng" của Trung Quốc.
"Khả năng hiện diện quân sự một cách mạnh mẽ là một phần của cuộc cạnh tranh. Tôi luôn nói với cấp dưới rằng các bạn phải hiện diện để chiến thắng khi ganh đua", chuẩn đô đốc Stephen Koehler, chỉ huy tác chiến thuộc Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của hải quân Mỹ, cho hay. "Tàu sân bay và các nhóm tác chiến tàu sân bay là biểu tượng sức mạnh hải quân của Mỹ. Tôi rất mừng khi chúng ta triển khai tới ba chiếc vào thời điểm này".
Vị trí ước tính của các nhóm tác chiến tàu sân bay và tàu đổ bộ Mỹ ngày 8/6. Đồ họa: USNI News.
Chuẩn đô đốc Koehler khẳng định Trung Quốc đang cải tạo trái phép và quân sự hóa các thực thể trên Biển Đông, triển khai nhiều tên lửa và hệ thống tác chiến điện tử tại đó, đồng thời thừa nhận các hoạt động của Washington, đồng minh và đối tác khu vực dường như chưa ngăn chặn được tham vọng của Bắc Kinh.
Quan chức hải quân Mỹ cho biết hàng chục tàu chiến đã làm nhiệm vụ trên Thái Bình Dương từ lâu, nhưng việc triển khai đồng thời ba nhóm tác chiến tàu sân bay sẽ nhấn mạnh cam kết của Washington với khu vực.
Phó đô đốc Koehler cho rằng Mỹ sẽ không duy trì hiện diện cùng lúc của 3 tàu sân bay ở châu Á - Thái Bình Dương trong dài hạn, nhưng điều này cho thấy năng lực của Washington. "Đó là điều chúng tôi có thể làm nếu muốn", ông nói thêm.
Chiến hạm đặt nền móng cho hải quân Mỹ vươn ra toàn cầu 15 Hai nhóm tàu sân bay Mỹ cùng trở lại Thái Bình Dương
Lãnh đạo Anh và EU sẽ thảo luận về thoả thuận hậu Brexit ngày 15/6 Đích thân Thủ tướng Anh Boris Johnson sẽ thảo luận với Chủ tịch Uỷ ban châu Âu và Chủ tịch Hội đồng châu Âu ngày 15/6 về hậu Brexit. Chính phủ Anh ngày 11/6 khẳng định thông tin cho biết, đích thân Thủ tướng Anh Boris Johnson sẽ thảo luận với Chủ tịch Uỷ ban châu Âu và Chủ tịch Hội đồng châu...