“Quan huyện” và nữ đại gia trở lại trước vành móng ngựa
Trở lại vành móng ngựa sau 3 năm, nguyên chủ tịch huyện Hóc Môn vẫn giữ được phong thái điềm đạm, đĩnh đạc dù đang bị truy tố 3 tội danh. Nữ đại gia Trần Thị Hà cũng trắng trẻo, mượt mà hơn xưa.
Ngày 20/8, TAND TPHCM đã mở lại phiên tòa sơ thẩm lần 2 xét xử bị cáo Nguyễn Văn Khỏe (SN 1954, nguyên chủ tịch UBND huyện Hóc Môn) cùng 9 bị cáo khác trong vụ án tham nhũng đất đai tại huyện Hóc Môn từ những năm 2002 – 2003 và đến năm 2007 mới bị phát hiện, khởi tố điều tra.
Theo cơ quan công tố, đây là vụ án tham nhũng có tổ chức và quy mô lớn, có sự cấu kết chặt chẽ giữa một số cán bộ thoái hóa biến chất tại huyện Hóc Môn với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, xâm hại hoạt động đúng đắn của cơ quan tổ chức nhà nước, ngân hàng cũng như chiếm đoạt một số lượng lớn tiền của Nhà nước.
Tháng 10/2010, vụ án này được đưa ra xét xử. Bản án sơ thẩm tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Khỏe 26 năm tù cho ba tội danh: nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi.
Hai bị cáo được xác định là chủ mưu là Trần Thị Hà (SN 1967, nguyên giám đốc Công ty TNHH xây dựng, thương mại và kinh doanh nhà Thành Phát) và Hà Văn Hòa (SN 1954, nguyên phó giám đốc công ty, lúc xảy ra vụ án là chồng của Trần Thị Hà) đều bị kết án tù chung thân về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” (chiếm đoạt của ngân hàng 18 tỉ đồng, 3.000 lượng vàng của ngân hàng Agribank chi nhánh Chợ Lớn) và “đưa hối lộ”. Tuy nhiên, bản án sơ thẩm sau đó bị tòa phúc thẩm TAND tối cao tuyên hủy để điều tra, xét xử lại từ đầu.
“Quan huyện” Nguyễn Văn Khỏe lại hầu tòa
Theo bản cáo trạng mới nhất này, quan huyện Nguyễn Văn Khỏe vẫn bị truy tố với ba tội danh trước đây gồm: nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi. Kết quả điều tra xác định nguyên chủ tịch UBND huyện Hóc Môn đã có hàng loạt sai phạm trong quá trình thẩm định hồ sơ dự án của Công ty nhà Thành Phát như bỏ qua nhiều thủ tục giấy tờ, chấp nhận hồ sơ đền bù khống mà vợ chồng Hà – Hòa đã lập.
Đổi lại, nguyên chủ tịch huyện đã nhiều lần nhận tiền, quà biếu tổng cộng hơn 2,2 tỉ đồng, 15.000 USD và sừng tê giác từ vợ chồng Hà – Hòa (trong đó xác định 1,4 tỉ đồng là tiền nhận hối lộ, 5.000 USD và 50 triệu đồng là tiền nguyên chủ tịch huyện đã lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi, số còn lại là các khoản quà biếu, vay chưa trả…).
Hai bị cáo Trần Thị Hà và Hà Văn Hòa bị truy tố về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “đưa hối lộ”. Viện kiểm sát xác định số tiền mà hai vợ chồng Trần Thị Hà, Hà Văn Hòa đã lừa đảo chiếm đoạt của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh Chợ Lớn thông qua việc thế chấp vay tiền bằng các giấy tờ giả, hồ sơ đền bù khống là hơn 10,5 tỉ đồng. So với cáo trạng lần trước thì khoản tiền phạm tội này đã giảm đi rất nhiều (trước là 18 tỉ đồng và 3.000 lượng vàng) do Viện kiểm sát xác định các bị cáo có dùng một phần tiền vay để đầu tư dự án.
Video đang HOT
Nhóm cựu quan chức huyện Hóc Môn và UBND xã Đông Thạnh gồm: Trần Văn Tè (nguyên chủ tịch UBND xã Đông Thạnh) bị truy tố về tội “nhận hối lộ” và “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, Dương Minh Trung (nguyên trưởng phòng tài chính kế hoạch và đầu tư huyện) và Nguyễn Văn Dò (nguyên cán bộ địa chính xã Đông Thạnh) cùng bị truy tố tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Các bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm lần 2
Bị cáo Đặng Công Danh (giám đốc Công ty TNHH Danh Khoa, người giới thiệu cho Hà, Hòa làm quen, đưa tiền cho các quan chức xã, huyện) bị truy tố về tội “làm môi giới hối lộ”. Nhóm cán bộ Ngân hàng Agribank chi nhánh Chợ Lớn gồm Trần Văn Tuyến (nguyên giám đốc) và Lưu Thị Minh Hiền (nguyên phó giám đốc) bị truy tố về tội “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”. Cán bộ tín dụng Nguyễn Công Định bị truy tố tội “nhận hối lộ”.
Tại phiên tòa sơ thẩm sáng nay, dù đối diện với kháng nghị tăng nặng hình phạt nhưng trông bị cáo Nguyễn Văn Khỏe vẫn tinh tươm trong bộ quần áo và điềm đạm, bình tĩnh khi đứng trước vành móng ngựa. Quan huyện Khỏe được hai luật sư Nguyễn Văn Tạo và Phạm Công Út tiếp tục bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước tòa. Nữ đại gia Trần Thị Hà cũng trắng trẻo, có da có thịt hơn so với lần hầu tòa cách đây 3 năm. Tại phiên tòa sơ thẩm lần 2, Công ty Thương mại 12 cũng sẽ được đưa vào vụ án với tư cách bên liên quan để làm rõ việc mua bán nợ giữa công ty này và Công ty Thành Phát.
Phiên tòa dự kiến kéo dài đến hết ngày 28/8.
Công Quang
Theo Dantri
'Quan huyện' và nữ đại gia Sài Gòn ra tòa
Sáng 20/8, ông Nguyễn Văn Khoẻ - nguyên chủ tịch huyện Hóc Môn, TP HCM tiếp tục hầu tòa về hành vi tham nhũng, tiếp tay cho vợ chồng nữ đại gia chiếm đoạt 3.000 lượng vàng và 18 tỷ đồng của Agribank Chợ Lớn.
Xuất hiện tại tòa lần này, cựu chủ tịch huyện Hóc Môn vẫn giữ được phong thái điềm đạm và vẻ ngoài phong độ như lần hầu tòa cách đây 2 năm. Còn nữ đại gia Sài Gòn một thời, bị cáo Trần Thị Hà (giám đốc công ty Thành Phát) cũng trắng trẻo và mập hơn.
Liên quan đến vụ án còn có bị cáo Hà Văn Hòa (chồng Hà, phó giám đốc công ty Thành Phát) và một số bị cáo nguyên là giám đốc và phó giám đốc ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Chợ Lớn, cán bộ xã, huyện Hóc Môn.
Bào chữa cho ông Khoẻ là luật sư Phạm Công Út và Trần Văn Tạo, 7 luật sư khác bảo vệ quyền lợi cho 8 bị cáo còn lại. Ngồi ghế chủ toạ phiên toà là thẩm phán Vũ Phi Long - Phó chánh Toà Hình sự TAND TP HCM.
Nguyên chủ tịch huyện Hóc Môn trong lần ra tòa cách đây 2 năm. Ảnh: Vũ Mai
Đây là lần thứ 2 vụ án điểm về tham nhũng liên quan đến việc xét duyệt dự án đất tại huyện Hóc Môc từ hơn chục năm trước được đưa ra xét xử sơ thẩm.
Trước đó, năm 2010, TAND TP HCM đã tuyên phạt Nguyễn Văn Khỏe 26 năm tù về các tội Nhận hối lộ, Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi. Còn vợ chồng Hà và Hòa cùng bị phạt mức án tù chung thân về các tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Đưa hối lộ. Một số bị cáo nguyên là lãnh đạo của ngân hàng Agribank Chợ Lớn và cán bộ địa phương phải nhận từ 3 năm tù (nhưng cho hưởng án treo) đến 13 năm tù.
Tuy nhiên, do có một số chi tiết cần phải làm rõ thêm, tại phiên xử phúc thẩm vào tháng 6/2011, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM đã tuyên hủy bản án sơ thẩm, trả hồ sơ để điều tra, xét xử lại từ đầu.
Trong lần ra tòa này, hầu hết các bị cáo đều bị truy tố về các tội danh cũ.
Theo nội dung vụ án, sau chuyến hợp tác lao động tại Đức trở về Việt Nam, Hà ly dị chồng và bỏ vào TP HCM. Đến năm 2001, người đàn bà này về sống chung với Hà Văn Hòa (từng có tiền án 10 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản) và sinh được một người con.
Đầu năm 2002, có một tỷ đồng trong tay, vợ chồng Hà thành lập công ty TNHH XDTM Thành Phát nhưng khai khống vốn điều lệ là 5 tỷ đồng. Do quen biết với lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (chi nhánh Chợ Lớn), Hà vay 18 tỷ đồng để mua căn nhà 26 đường Trường Sơn, quận Tân Bình mà tài sản thế chấp chính là căn nhà này. Tiếp đó, dù công ty không có đủ khả năng về tài chính và điều kiện để vay vốn nhưng vợ chồng Hà vẫn tìm mọi cách để làm giả hồ sơ thực hiện dự án xây dựng khu dân cư và khu công nghiệp tại xã Đông Thạnh tại huyện Hóc Môn, lừa vay rồi chiếm đoạt tiền của ngân hàng.
Để thực hiện được ý định này, vợ chồng Hà đã bỏ ra một số tiền "khủng" lót tay nhiều cán bộ, lãnh đạo xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn làm hồ sơ khống qua mặt các cơ quan chức năng trong việc xin và phê duyệt dự án sử dụng đất tại khu vực này. Vào khoảng tháng 11/2002, tvợ chồng Hà đã quen biết với chủ tịch Khỏe (người có vai trò quyết định trong việc giải quyết hồ sơ). Sau đó, "nhờ" ông ký vào công văn gởi các sở ngành xác nhận việc địa điểm dự án của công ty Thành Phát chưa có người đầu tư (thực tế đã có một công ty khác đầu tư trước đó). Lần này, vị chủ tịch nhận 150 triệu đồng tiền "công" từ vợ chồng Hòa.
Cũng từ đó cứ vào mỗi dịp cuối tuần vợ chồng Hà lại đưa vị "quan huyện" và một số cán bộ cấp dưới đi chơi Vũng Tàu, mọi chi phí do nữ đại gia này đài thọ. Ngoài ra, vào các dịp lễ tết, vợ chồng Hà đều đến nhà Khỏe đưa tổng cộng 430 triệu đồng, 15.000 USD, 1/2 sừng tê giác để cảm ơn và cho ông vay 700.000 triệu đồng (nhưng sau đó không trả).
Đến đầu năm 2005, trong một lần đi chơi, vị chủ tịch còn gợi ý vợ chồng Hà mua tặng mình chiếc xe Luxus và sau đó có nhận 1 tỷ tiền đặt cọc mua xe của vợ chồng đại gia này. Khoản tiền này sau đó ông Khỏe có trả lại cho Hà 600 triệu đồng, số còn lại "ỉm" luôn. Không chỉ nhận tiền hối lộ, ông Khỏe còn lợi dụng sự ảnh hưởng của mình đối với một số người trong Sở kiến trúc "vòi" của vợ chồng Hà 5.000 USD và 50 triệu đồng để tác động cho cơ quan này sớm duyệt bản quy hoạch chi tiết dự án cho vợ chồng "siêu lừa". Song thực tế số tiền này vị chủ tịch đều bỏ túi riêng.
10 bị cáo tại toà hôm nay. Ảnh: Hải Duyên
Khi hồ sơ dự án được phê duyệt, vợ chồng Hà lại tiếp tục "đi đêm" với nhiều cán bộ ngân hàng để vay vốn. Hà đã lập hồ sơ vay vốn nâng khống số tiền thực hiện dự án và vốn tự có lên để đề nghị được vay thêm 42 tỷ đồng sau đó nhờ Nguyễn Công Định - nhân viên tín dụng của Agribank Chợ Lớn giúp đỡ.
Dù hồ sơ của công ty Thành Phát không đủ yêu cầu cho vay nhưng Định vẫn lập báo cáo thẩm định trình cấp trên là ông Trần Văn Tuyến (giám đốc Agribank Chợ Lớn) ký duyệt. Khi được giải ngân 3.000 lượng vàng, vợ chồng Hà đã "lại quả" cho Định 200 triệu đồng.
Hơn một tháng sau Agribank Chợ Lớn tiếp tục giải ngân cho công ty của Hà 18 tỷ đồng. Theo lời khai của Định thì Tuyến có chỉ đạo đề nghị Hà khi đến ngân hàng nhận vàng thì mang theo 150 triệu đồng để "chi phí cho phía cung ứng vàng", song trách nhiệm số tiền này không được ai thừa nhận.
Đầu năm 2007, sau khi cơ quan chức năng khởi tố vụ án, biết công ty Thành Phát không có khả năng thực hiện dự án và trả nợ nên giám đốc Agribank Chợ Lớn đã đề nghị Công ty 12 (đối tác của ngân hàng này) đứng ra thực hiện dự án và gánh nợ thay. Vì vậy, tại các phiên xử sau đó, đại diện Agribank Chợ Lớn không thừa nhận bị thất thoát số tiền nói trên và không yêu cầu vợ chồng Hà bồi thường.
Đến năm 2011, Công ty 12 từ chối nhận thanh toán số nợ hơn 4.600 lượng vàng của Thành Phát cho phía Agribank Chợ Lớn. Đồng thời theo chỉ đạo của Thanh tra ngân hàng Nhà nước buộc Agribank Chợ Lớn phải khôi phục số nợ từ công ty Thành Phát nên sau này phía ngân hàng này mới có đơn yêu cầu vợ chồng Hà bồi thường số tiền đã chiếm đoạt.
Theo Hải Duyên
Quan huyện và nữ đại gia Sài Gòn sắp hầu toà Sau hơn 2 năm trả hồ sơ điều tra lại, ông Nguyễn Văn Khoẻ - nguyên chủ tịch huyện Hóc Môn vẫn bị truy tố với 3 tội danh cũ nhưng Agribank Chợ Lớn đã thừa nhận bị thất thoát 3.000 lượng vàng và 18 tỷ đồng. TAND TP HCM đã lên lịch đưa ra xét xử sơ thẩm lần 2 đối với...