Quán hủ tiếu ngon “nổi đình nổi đám” ở đất Sài thành

Theo dõi VGT trên

Hủ tiếu Mỹ Tho, hủ tiếu mì cật, hủ tiếu Nam Vang… là những địa chỉ nhất định bạn phải ghi nhớ nếu trót phải lòng món hủ tiếu khi đến Sài thành.

Quán hủ tiếu Mỹ Tho 7 thập kỷ

Nằm trên đường Tôn Thất Thiệp, trung tâm quận 1, quán hủ tiếu Mỹ Tho Thanh Xuân khá nhỏ, không gây chú ý người đi đường. Tuy nhiên, điều khiến khách vãng lai phải lập tức dừng lại căng mũi hít hà chính là mùi thơm tỏa ra từ nồi nước lèo.

Quán hủ tiếu ngon nổi đình nổi đám ở đất Sài thành - Hình 1

Không giống hủ tiếu Sài Gòn chỉ có thịt heo, xương heo, hủ tiếu Mỹ Tho gần giống với hủ tiếu Nam Vang nhưng khác vị. Hầm từ xương heo và một số loại củ theo công thức gia truyền, nước lèo hủ tiếu Mỹ Tho có màu vàng nhạt, luôn tỏa mùi thơm và vị ngọt tự nhiên. Sợi hủ tiếu Mỹ Tho hơi đục, hơi dễ vỡ nhưng khi nhai, người ăn sẽ cảm nhận được vị ngọt của tinh bột. Khi đến quán, người ăn có thể gọi hủ tiếu nước hoặc hủ tiếu khô.

Vẫn sợi hủ tiếu được trụng mềm cho vào tô, xếp lên trên là xá xíu heo, tôm, gan heo, tim heo, thịt cua, nếu khách ăn nước, chủ quán sẽ chan nước lèo và sốt thịt bằm vào. Riêng hủ tiếu khô, nước lèo được để riêng, phần hủ tiếu trong tô sẽ được chế loại sốt “gia truyền” rồi trộn đều lên.

Quán Hủ tiếu mỳ cật

Quán nằm tại số 62 Trương Định, phường Bến Thành, quận 1, nổi tiếng và có từ lâu đời, tuy không gian hơi nhỏ nhưng lúc nào cũng đông khách. Bát hủ tiếu đầy đặn, sợi dai được làm trong suốt như bột lọc, thực khách có thể lựa chọn ăn cùng thịt nạc, xí quách, thịt băm, hay thập cẩm đều rất lạ miệng.

Hủ tiếu có hai loại khô và nước. Nếu bạn không thích tim cật có thể gọi thay thế bằng thịt băm. Cật ở đây được cắt mỏng, làm sạch, khâu sơ chế kỹ càng, nên không hề có mùi hôi tanh. Nước lèo ngọt đậm đà, thêm hành lá cùng sa tế cay khiến cho bát mì càng có sức hút hơn. Giá cả khá hợp lý từ 40.000 đến 50.000 đồng.

Hủ tiếu Nam Vang Ba Hoàng

Quán hủ tiếu ngon nổi đình nổi đám ở đất Sài thành - Hình 2

Quán không biển hiệu, nhưng luôn đông khách nằm trong hẻm 46 Võ Văn Tần, có nguồn gốc từ Campuchia. Hủ tiếu Nam Vang hay hủ tiếu xương ở đây đều rất ngon.

Thưởng thức hủ tiếu Nam Vang có hai cách là dùng nước và khô. Tô hủ tiếu nước nghi ngút khói với thịt bằm, thịt thái mỏng cùng tim, gan thơm lừng mùi tỏi phi có lẽ là cách thưởng thức phổ biến nhất. Chủ quán có thay đổi chút ít so với nguyên bản để làm hài lòng khách thập phương: phần nhân có thêm tôm, rau thì thêm cần, tần ô (người Nam Vang chỉ ăn giá và xà lách). Thích nhất là mấy miếng tóp mỡ trong tỏi phi cùng rau thơm, thêm xì dầu, vắt chanh vào rất vừa miệng. Giá mỗi bát khoảng 50.000 đồng.

Hủ tiếu mỳ Hoành Thánh

Thực khách sẽ cảm thấy vô cùng hài lòng khi thưởng thức hủ tiếu mỳ tại đây. Không gian quán khá sạch sẽ và luôn đông đúc. Hủ tiếu mềm, nước dùng được ninh từ xương ống nên có vị ngọt thanh, không phải vị ngọt từ hạt nêm. Tùy khẩu vị của từng người nên gọi kèm thịt bằm hay trứng non. Quán có địa chỉ tại 44 Lê Quốc Hưng, quận 4.

Gợi ý cho bạn, quán còn bán tô hủ tiếu sườn non nóng hổi, sợi hủ tiếu dai, miếng sườn lớn, sườn ninh mềm, không bị khô. Thực khách đến ăn khá đông đã nói lên chất lượng hủ tiếu và nhân viên phục vụ thân thiện, nhiệt tình. Giá giao động trong khoảng 30.000 đến 55.000 đồng/bát.

Hủ tiếu mì sườn Lò Siêu

Video đang HOT

Quán mì nổi tiếng tại số 105 Lò Siêu, quận 11, mở cửa từ 6h sáng đến 11h30 trưa. Hủ tiếu mì ở đây rất được lòng thực khách bởi dẻ sườn khá dài, được hầm nhừ mềm. Sườn ở đây hầm rất khéo và chuẩn không bị dai cũng không rút hết thịt mà bên trong mềm. Sợi mì mềm mịn dai dai mà lại không bị khô cứng.

Không gian quán đơn giản, nhưng điểm nổi bật để thu hút khách hàng chính là chất lượng của hủ tiếu. Mỗi bát đều có sườn nạc, thịt mềm, sần sật, sườn chấm với nước chấm gừng thơm thơm. Giá cả từ 30.000-55.000 đồng/bát.

Đi tìm 'Hủ tiếu Mỹ Tho' nơi xứ người

Tình thiệt mà nói, không phải tôi là dân Mỹ Tho mà luôn bênh vực cho những gì của quê nhà mình. Có lẽ tôi đi không tới và tìm chưa được nơi nào có mùi phở thơm ngon đặc biệt như phở Hy Lạp, mùi hủ tiếu ngọt ngào như hủ tiếu Hưng Ký hay của chú Phúc ngày nào chăng?

Đi tìm 'Hủ tiếu Mỹ Tho' nơi xứ người - Hình 1

Vào cuối thập niên 1950, bến xe đò đi các tỉnh khác còn ở tại chợ Mỹ Tho, bên hông xã Điều Hòa ngay cổng phía sau trường trung học Nguyễn Đình Chiểu. Bến xe chỉ đông người và náo nhiệt từ sáng sớm cho tới khoảng ba giờ chiều, chừng sáu giờ tối là hầu hết xe đò đều rời bến, chỉ còn neo lại vài chiếc lẻ tẻ vì nhà xa, nên lơ xe ban đêm phải ngủ giữ xe.

Những tài xế ở Mỹ Tho thì đánh xe về nhà nghỉ, sáng sớm hôm sau chạy ra lấy tài. Bến xe buổi tối không vì thế mà vắng vẻ, đìu hiu, nhiều gánh hàng rong và xe hủ tiếu, nước đá, nước mía, xe bán cóc ổi, khô mực nướng ép đều quy tụ xung quanh khu vực này. Lâu lâu, Giáo hội Phật giáo thống nhất địa phương cho tổ chức vài đêm thuyết pháp tại đây và rất được đông đảo người dân Mỹ Tho hưởng ứng nồng nhiệt.

Trên lề dọc theo hàng rào sắt xã Điều Hòa có những ki ốt (kiosque) buôn bán phục vụ cho khách đi đường, nhưng tôi chỉ thích nhất là quán phở Bắc mang bảng hiệu nhỏ treo lơ lửng rất khiêm nhường: Tư Phở ở gần góc đường Lê Lợi. Sở dĩ tôi biết quán này là do mấy chị tôi thỉnh thoảng buổi sáng dẫn tôi đến đây ăn. Quán phở này phải công nhận là ngon tuyệt và chỉ bán từ sáng sớm cho đến trưa.

Sau này, vì nhu cầu xe cộ ngày càng nhiều hơn, nên bến xe được dời ra trên giếng nước một đỗi, nhường chỗ cho ngôi chợ hàng bông bán trái cây được xây cất lên. Lúc đầu, chị em tôi cũng thấy buồn buồn vì quán Tư Phở đã dẹp mất! Sau đó tôi phát hiện ra quán này là vì nhận dạng được ông chủ quán có cái thẹo to ở một bên thái dương, mà hầu như lúc nào tôi cũng thấy ông đứng chăm chú nấu phở trước cửa tiệm. Quán đã dời ra dãy phố lầu hai tầng vừa kiến thiết xong nằm ngay mặt lộ, đối diện bến xe mới.

Trước đây, quán Tư Phở trông chật hẹp và xập xệ. Sau vài năm làm ăn khấm khá thì tiệm phở rộng rãi, khang trang và sạch sẽ nay được đổi tên lại là Hy Lạp với cái bảng hiệu to lớn chữ đỏ trông thật oai. Đúng ra thì tiệm phở phải dùng loại bánh phở bản to, ướt và mềm, nhưng phở Hy Lạp thì lại nấu với hủ tiếu Mỹ Tho ăn không chỗ nào chê được, nhất là nước xúp được pha chế có mùi thơm ngon hết sức đặc biệt mà không nơi nào sánh bằng, nên tiệm lúc nào cũng không chỉ có nhiều khách vãng lai, mà còn đông khách quen thuộc vào buổi sáng từ các khu phố khác trong thành phố đến ăn.

Trên mỗi bàn bên trong lẫn vài bàn phía ngoài luôn bày sẵn những hũ nhỏ và dĩa đựng các thứ như nước mắm, tương ngọt, chanh, ớt hiểm, ớt sừng trâu xắt xéo mỏng, ngò gai, rau quế, giá sống, chanh, tăm xỉa răng. Đôi khi có những khách đang ăn ngon miệng lại kêu một chén mỡ gàu hay nạm, gân hoặc củ cải để ăn thêm một cách ngon lành, vừa ăn vừa xuýt xoa đổ mồ hôi bởi nước xúp nóng, ớt cay lẫn tiết trời nóng nực bên ngoài.

Sau khi bến xe mới được thành lập, "giang sơn" của đoàn xe lô Minh Chánh chạy tuyến đường Sài Gòn - Mỹ Tho và ngược lại, được phân phối ở góc phải khi từ phía giếng nước vừa quẹn vào bến xe. Kế bên quầy bán vé có một xe hủ tiếu, mì và hoành thánh nơi này ăn chỉ được thôi chớ không ngon lắm! Nếu nói đến quán và xe hủ tiếu ở Mỹ Tho lúc bấy giờ thì mỗi một góc chợ, khu phố đều thấy nhan nhản. Nói chung là chỗ nào ăn cũng tương đối ngon hết!

Tuy nhiên có một vài nơi ngon đặc biệt, ngon đến nổi vang danh khắp nơi để rồi trở thành danh từ rất quen thuốc là hủ tiếu Mỹ Tho mà mãi cho đến ngày nay, có nhiều tiệm ăn ở hải ngoại vẫn mượn "đầu heo" hủ tiếu Mỹ Tho để "nấu cháo" cho tô hủ tiếu của mình.

Đi tìm 'Hủ tiếu Mỹ Tho' nơi xứ người - Hình 2

Gia đình chú thím bà con của tôi ở bên kia sông gần xóm Đập Đá, đối diện với chợ cá trước năm 1975 là lò sản xuất hủ tiếu nổi tiếng lớn nhất Mỹ Tho. Hồi nhỏ, tôi thường qua chơi với mấy đứa con của chú thím, luôn tiện xem công nhân bên này nấu, vớt, phơi và cắt hủ tiếu bằng máy thấy cũng thích thú lắm! Mỗi lần đi về, thím đều lấy giấy báo gói cho tôi cả bao hủ tiếu mới ra lò, thân thương căn dặn là mang về để mẹ tôi xào cho cả nhà ăn.

Đặc điểm của hủ tiếu Mỹ Tho là cọng nhỏ, khô, dai, hương vị hơi chua, mang nét đặc trưng không lẫn với hủ tiếu ở một nơi nào khác. Những quán hủ tiếu thật ngon ở Mỹ Tho kể ra không nhiều. Thường thì nơi nào bán hủ tiếu đều có kèm theo mì và hoành thánh. Bên cạnh đó còn có một xe nước đá để cho khách giải khát. Có khi khách ăn hủ tiếu với mì hoặc không ăn hủ tiếu mà chỉ ăn mì hay hoành thánh với mì. Nhưng dù sao thì hủ tiếu vẫn luôn được đại chúng ưa chuộng nhiều hơn! Hoành thánh được xem là ngon, ngoài da bao phải mỏng và dòn, thịt nạc bằm bọc bên trong ướp cho thơm cần trộn thêm ít mỡ, nếu có pha lẫn thêm thịt cua nữa thì ăn khỏi chê!

Mì ngon có tiếng lâu đời ở Mỹ Tho phải kể là tiệm Phánh Ký, gần bốt cảnh sát đầu cầu quay phía bên Chợ Cũ. Sợi mì vàng óng lớn và nhỏ hai loại do chính chủ nhân làm, ăn phải nói là "hết xẩy"! Lúc nhỏ, khi tôi còn học chữ Tàu ở trường tiểu học Sùng Chánh gần đó, ông hiệu trưởng rất mê mì của tiệm Phánh Ký. Tôi là học trò cưng nên thỉnh thoảng "được" ông sai cầm tô sang Phánh Ký mua mì và gói thuốc Bastos bao xanh ở tủ kiếng thuốc hút của người bán lẻ trước tiệm.

Mỹ Tho có mì Phánh Ký, còn bên Cần Thơ, đối diện với rạp hát Minh Châu thì có mì tiệm Khung Ký cũng "oanh liệt" ở miền Tây Đô. Thời gian trong quân đội, có dạo tôi thuyên chuyển về đây nên đã "làm quen" với khá nhiều tiệm ăn. Ngoài quán nhậu đặc sản nổi danh Vĩnh Ký ở cuối đường Phan Đình Phùng, tôi chỉ chấm có mì Khung Ký mà thôi!

Sau này kế tiệm hủ tiếu mì Phánh Ký phía trong lề đường, có xe hủ tiếu của chú Phúc cũng "nổi đình, nổi đám" không kém nhờ hủ tiếu có đặc điểm là sườn chéo chặt ra từng khúc nhỏ, tôm khô được cháy với mỡ rất dòn và thật thơm ngon.

Song song đó, đấu mặt với hiệu Phánh Ký còn có tiệm phở, hủ tiếu bò kho Đồng Thanh nấu ăn cũng khá và rất đông khách. Từ khi có hai "đại hiệp" này xuất hiện, tiệm mì Phánh Ký ế khách thấy rõ. Tuy nhiên, tiệm này "sống được" là nhờ còn nhiều khách trung thành vẫn chưa quên được cọng mì dòn khá ngon tại đây.

Con gái ông chủ tiệm, chị Huỳnh Hảo là bạn học chung luyện thi lớp đệ thất với tôi ở trường Hùng Vương vào năm 1961. Dáng chị đô con và mặt tròn, mới nhìn biết ngay là "A Muối", thường bị các bạn trai chọc ghẹo là "xì dầu". Nhưng tánh chị rất hiền hòa nên không giận mà chỉ cười hè hè thôi. Tôi cũng là người Hoa, nhưng nhờ ăn... nước mắm nhiều, nên nói tiếng Việt rành và viết chính tả khá hơn nên không bị các bạn phát hiện.

Bên phải xe hủ tiếu của chú Phúc là tiệm nước lớn Nam Hoa lâu đời có bán mì, hủ tiếu, dimsum như: bánh bao, há cảo, xíu mại, v.v. Tiệm này hầu như mỗi buổi sáng đều đông khách quen thuộc, ngồi tập trung thành từng nhóm nhỏ uống cà phê đầy những bàn bày ra tới phía trước cửa để tán gẫu, bàn chuyện làm ăn, áp phe, đoán số đề, cá độ đá gà hay hút thuốc nhìn xe cộ dập dìu qua lại. Họ rất lớn tiếng và xem thiên hạ xung quanh như không có, thỉnh thoảng lại còn chửi thề và cãi vã nữa! Bởi thế, giới dân chơi Mỹ Tho đặt tên cho ngã tư gần đó là "Ngã tư Quốc tế", vì nơi đây thường tập trung nhiều thành phần xã hội phức tạp, nhất là khi trời về đêm.

Ở ngoài dãy bar bờ sông đường Trưng Trắc đối diện xéo với tiệm kem Mỹ Duyên thì có quán hủ tiếu Xường "đóng đô". Quán này thật ra chỉ "có tiếng mà không có miếng" của giới trẻ người Hoa thường đi chơi ban đêm đói bụng tụ tập đến ăn uống, trong đó có tôi, chớ dân ăn mì, hủ tiếu sành điệu ít khi tới đây.

Còn trong lãnh địa chợ hàng bông, ngoài tiệm nước bán cà phê, hủ tiếu ở góc đường phía cổng sau trường Nguyễn Đình Chiểu không đáng kể, thì ở khoảng giữa dãy phố có tiệm bán hủ tiếu rất nổi tiếng Hưng Ký của ông chú và bà thím tôi. Tiệm này buổi sáng luôn có đầy khách ngồi ra tới những bàn bên ngoài. Nhiều người đến ăn đôi khi sốt ruột phải đứng nhìn đồng hồ đeo tay mà đợi bàn trống.

Chiếc xe nấu được đặt ngang phía trái tại cửa ra vào. Nước lèo ở đây nấu thơm ngọt rất đặc biệt không nơi nào ngon hơn. Một tô hủ tiếu hay mì trước khi bưng ra cho khách, đều được múc chừng một phần ba vá to thịt nạc bằm ướp rất ngon vào một cái tô cạn đáy, sau đó gần một vá đầy nước lèo thật nóng đã nấu bằng xương heo, khô mực, tôm khô được cho vào tô rồi dùng và đập nhè nhẹ để thịt bằm rời ra và vừa chín tới ăn mới ngọt, liền sau đó đổ ngay vào tô hủ tiếu đã làm sẵn phủ đầy trên mặt nào phèo, tôm khô chấy, tóp mỡ, gan heo, thịt xá xíu xắt mỏng, ngò Tây, hành lá, cải bắc thảo. Giá một tô hủ tiếu và mì ở tiệm này đắt hơn các nơi khác một ít, nhưng vẫn luôn được đông người đến ăn. Thực khách của tiệm này đa số là giới thương gia và công chức.

Ngoài ra, ở gần đầu ngả tư bùng binh đường Trần Quốc Tuấn đi vô lò heo, bên phải có một quán hủ tiếu xương rất lè phè của chú Tiều khá ngon. Đối diện với quán này lại có một tiệm phở Bắc nấu ăn cũng khỏi chê! Nghe đâu ông chủ quán là em của chú Tư tiệm phở nổi tiếng Hy Lạp thì phải. Cũng như Hy Lạp, tiệm này bắt đầu khoảng từ 6 giờ chiều là bán lai rai cho đến tối. Nhưng thực sự thì nồi nước xúp to tướng vừa nấu xong buổi chiều là để chuẩn bị bán cho sáng ngày hôm sau. Rất tiếc hai tiệm này không có thời nên ít được người ta biết đến.

Về sau, ngoài ngã ba Trung Lương mở quán hủ tiếu tôm và cật heo ăn cũng có mùi vị đặc biệt lắm! nhưng vì địa điểm hơi xa thành phố nên dân Mỹ Tho ít khi ra tới đây, quán chỉ bán được nhiều cho khách đi xe đò tuyến đường Sài Gòn và miền lục tỉnh dừng chân nghỉ mệt mà thôi.

Gia đình tôi khi xưa buôn bán tại chợ Mỹ Tho, phía trước cửa tiệm của ba mẹ tôi có đến hai xe hủ tiếu và hai xe nước đá xếp hàng ngang xen kẽ với nhau. Xe hủ tiếu trước tiệm là của vợ chồng chú Ngầu được đẩy từ nhà đến vào ba giờ sáng khi chợ bắt đầu nhóm. Trong lúc chú bày trí, sắp xếp các thứ trừ trong xe ra thì vợ chú đi vô nhà lồng chợ gần đó mua thịt và xương heo. Liền sau đó, xương được nấu với khô mực và tôm khô trong một cái nồi khổng lồ với lửa than chầm chậm cho đến khoảng bảy giờ là bắt đầu bán.

Hầu hết khách đến ăn là thành phần lao động buôn gánh bán bưng và người đi chợ. Khách quen của chú Ngầu rất đông, những người đàn ông vác mướn tại chợ hầu như ngày nào cũng đều ghé ăn, nhưng họ không ăn bình thường như người ta, mà mua nửa ký hủ tiếu mang lại nấu thành một tô lớn đầy vun và ăn một cách ngon lành. Sau đó còn kêu thêm một tô xí quách với vài con khô mực thơm phức, được vớt ra từ thùng nước lèo nóng hồi, rồi chấm vào nước tương hiệu hai con chuột để nhậu với một xị rượu đế.

Cũng nên nói thêm về hai chữ "xí quách" mà người ta thường nghe nói là nguồn gốc của tiếng Quảng Đông, có nghĩa là xương heo dùng để nấu nước lèo hủ tiếu, người Việt Nam ăn thấy ngon nên nói theo không đúng giọng mà lệch đi thành "xí quách". Tiếng hủ tiếu cũng do âm từ lơ lớ tiếng Hoa mà ra.

Trước năm 1975, tôi rất thích "ngao du sơn thủy" và đi chơi gần hết các tỉnh thành miền Nam. Ở miền Trung thì tôi chưa thấy, nhưng nơi thành phố sương mù Đà Lạt có bảng hiệu Hủ Tiếu Mỹ Tho. Là người lữ khách đến từ sông Tiền hiền hòa, tôi cảm thấy rất thân thương với bốn chữ quá quen thuộc này, nơi xứ lạnh hoa anh đào mộng mơ nên liền vào tiệm ủng hộ ngay, nhưng...

Ở Sài Gòn, tiệm bán hủ tiếu và phở dĩ nhiên là nhiều đếm không hết, nhưng chỉ có một số tiệm có tiếng được người ta biết đến, chẳng hạn như trên con đường Huỳnh Thúc Kháng có tiệm mang tên Hủ Tiếu Mỹ Tho, nhưng ăn chỉ thấy mùi... không khí nhộn nhịp của Sài Gòn. Trên con đường lớn Võ Tánh số nhà 79, có tiệm phở mang bảng hiệu số 79 thật to ăn cũng khá, nhưng rất tiếc tiệm này gây không được tiếng vang. Còn tiệm phở bò, gà Hiền Vương ở đường Hiền Vương nấu ăn rất ngon, đã một thời làm "dậy sóng" trong giới sinh viên học sinh Sài Gòn.

Khu vực Ngã Sáu tấp nập xe cộ lưu thông ở đường Minh Mạng Chợ Lớn, đối diện trường trung học Hoa ngữ Thiên Chúa giáo Minh Viễn thì có "tướng lãnh đầu bò" phở Tương Lai trấn giữ. Ngoài bảng hiệu tiệm lớn treo ngang phía trên có vẽ hình đầu con bò trông thật vui mắt, phía dưới đất lại còn dựng thêm một cái bảng nhỏ quảng cáo nữa! Chiếc xe nấu phở án ngữ ngay trước cửa ra vào được bày trí trông sạch sẽ rất xôm tụ. Những miếng thịt bò nạm và gân khổng lồ đã luộc chín trông phát thèm được treo lên phía ngoài xe để câu khách.

Tiệm này nấu bằng bánh phở bản lớn và mềm. Nhờ nước xúp khá ngon ngọt nên được nhiều người biết đến. Ngoài phở bò, lúc sau tiệm còn bán thêm bánh ướt chả lụa và các loại chè ngọt nước đá rất ngon. Bên kia đường trước hàng rào sắt của trường học Hoa văn, ban đêm ở khu vực này rất huyên náo bởi những hàng quán bình dân đặc biệt bán nghêu, sò, ốc, hến, hột vịt lộn, khô, mực nướng, bia, rượu thuốc.

Trong khu Chợ Lớn ở đường Nguyễn Trải, gần đại lộ Tổng đốc Phương thì có tiệm phở Tâm Tín ăn khá đậm đà nhưng nước xúp quá nhiều mỡ và bột ngọt, nhưng đó cũng là sở thích của người Hoa.

Nói đến tô phở Sài Gòn năm xưa, người ta không quên nhắc đến tiệm phở Tàu Bay trên đường Trần Quốc Toản. Tô phở bằng thủy tinh trong suốt tuy lớn thật, nhưng nhìn kỹ lại thì thấy nước xúp nhiều hơn bánh phở và thịt. Cái bảng hiệu tiệm với hai chữ to Tàu Bay hình như có một ma lực để thu hút thực khách thì phải, chớ thật ra nước xúp tô phở chỉ nặng mùi đinh hương và tai vị hơn mùi thơm ngon của xương và thịt bò. Địa điểm của tiệm cũng gợi cho người ta nhớ lại, đối diện bên kia đường đó là chợ cá Trần Quốc Toản nổi tiếng... dơ nhất Sài Gòn, có mùi nực nồng muốn bể lỗ mũi người bộ hành hay xe cộ chạy ngang qua đây.

Bước sang năm 1975, làn sóng người tỵ nạn bên Campuchia ồ ạt tràn sang Việt Nam. Một số người Triều Châu đã hành nghề bán hủ tiếu ở thủ đô bên đó liền sắm vợt, vá, tô, chén, dĩa, muỗng, v.v. để mưu sinh. Danh từ Hủ Tiếu Nam Vang được vang dội mạnh từ đấy nhờ cách nấu và pha chế nước lèo thơm ngon rất đặc biệt.

Tôi đã dịp chứng kiến một ông Tiều bên Cam Bốt mới về, mở quán bán hủ tiếu Nam Vang ở ngoài quốc lộ ngã tư quận Cai Lậy thuộc tỉnh Mỹ Tho. Cứ mỗi lần nấu một tô hủ tiếu cho khách, ông đều biểu diễn tài nghệ khá đẹp mắt, bằng cách: khi vớt hủ tiếu được trụng từ nồi nước sôi lớn ra bằng cái vợt lưới to, ông liền đập nhè nhẹ phần giữa cán tre của vợt nơi mép nồi cho hủ tiếu ráo nước. Sau đó, ông ta cầm vợt để ra ngoài nhún nhún vài cái lấy trớn rồi bất thần hất mạnh vợt lên cho vắt hủ tiếu bay cao trên không. Hơi nghiêng mình, ông nhanh nhẹn lòn tréo tay phải đang cầm chiếc vợt ôm sát phía sau lưng đưa sang bên trái, để kịp hứng lấy vắt hủ tiếu từ trên đang rơi xuống một cách tài tình, rồi đổ ngay vào cái tô ông cầm bên tay trái.

Mỗi lần ông biểu diễn như thế đều được tiếng vỗ tay nồng nhiệt của nhiều người. Cũng nhờ nghệ thuật hấp dẫn mà quán hủ tiếu dù thiết bị rất đơn sơ này bán rất đắt. Phải công nhận là hủ tiếu của ông khá ngon nhờ nước lèo thật ngọt và nhiều tôm, thịt, cật heo. Có người vì thích xem ông "hát xiệc" mà thường đến ăn. Tội nghiệp cho đám con nít hiếu kỳ nghèo không có tiền, chỉ đứng trước quán trông chờ xem ông biểu diễn mà cảm thấy đầy thích thú.

Xe hủ tiếu ở Việt Nam trước năm 1975 phần lớn đều thu gọn trong một chiếc xe đẩy. Tuy là xe, nhưng không đẩy đi bán dạo như những xe mì gõ của người miền Trung bây giờ ở Sài Gòn mà người ta thường thấy.

Còn hủ tiếu ở Chợ Lớn bản to và mềm, thậm chí hơi nhão, khác với cọng hủ tiếu khô, dai như Hủ Tiếu Mỹ Tho hay Hủ Tiếu Nam Vang sau này. Tô hủ tiếu bao giờ cũng lềnh mỡ, lăn tăn những thịt nạc bằm và luôn có một hai lá cải xà lách to nằm chễm chệ, ít cọng hẹ, bên cạnh là những lát thịt xá xíu và gan mỏng phủ kín mặt tô, chen chúc là những miếng tóp mỡ cỡ bằng hạt đậu phộng vàng ruộm.

Hủ tiếu là món ăn buổi sáng khá quen thuôc của người Hoa ở Chợ Lớn. Tuy nhiên, đối với người bình dân lao động thì thỉnh thoảng mới ăn mà thôi! Các xe hủ tiếu bán đắt nhất trong mấy ngày Tết cổ truyền, giới trẻ được nhiều tiền lì xì nên tha hồ kéo nhau đi ăn hầu như mỗi ngày. Hồi nhỏ tôi cũng vậy, trong khi đồ ăn thức uống khá ngon ở nhà ấp lẩm trong ba ngày Tết thì không mấy "thiết tha", mà lại gắn bó không quên được tô hủ tiếu.

Đi tìm 'Hủ tiếu Mỹ Tho' nơi xứ người - Hình 3

Lạ một điều là cho tới ngày hôm nay, mặc dù có rất nhiều vật liệu phục vụ nấu nướng bằng inox, nhôm, sắt xi bóng láng, nhưng nhan nhản ở Việt Nam, người ta vẫn còn thấy được những chiếc xe hủ tiếu kỳ cựu, mà chủ nhân nó luôn "chung thủy". Họ nấu hủ tiếu với vợt lưới to, vớt mì bằng thau, cùng vá lớn hình khối tròn bằng nhôm có lỗ tròn, ghế xếp mặt ngồi bóng lưỡng bằng gỗ và chân sắt một mạc cũ kỹ, nhưng chắc chắn. Bên nồi nước lèo thơm ngon nghi ngút khói, thực khách dù là giới bình dân hoặc quý tộc, đều ngồi ăn xì xụp một cách vô tư trước xe bên lề đường hay trong tiệm.

Một điều thiếu sót khi nói đến chiếc xe hủ tiếu, với nét đặc trưng riêng có tính hoài cổ của người Hoa, mà không đề cập đến những hình ảnh được trang trí trên mặt kính xung quanh xe, mô phỏng những điển tích cổ của Trung Hoa, như: Tiết Nhơn Quý, Nhạc Phi, Đông Chu Liệt Quốc, Phong Thần, Tam Quốc Chí, Tây Du Ký, v.v. mà hồi nhỏ tôi rất say mê ngắm nhìn, mỗi khi ngồi trước bàn xếp dài dính liền theo xe cầm đũa sẵn để chờ đợi... Những hình ảnh sinh động này được khắc khá rõ nét với nhiều màu sắc lòe loẹt.

Gần cuối thập niên 70, khi vừa đặt chân đến xứ lạnh Đức quốc không bao lâu, tôi có sang khu Chinatown ở khu 13 bên Paris (Pháp) tìm đến bảng hiệu Hủ Tiếu Mỹ Tho ăn thử cho biết, nhưng tôi rất thất vọng!

Ở thành phố lớn nhất Hà Lan là Amsterdam và Rotterdam, khu phố Tàu hoạt động rất mạnh, có nhiều tiệm ăn bán hủ tiếu, nhưng mức độ thơm ngon vẫn chưa đạt được tiêu chuẩn cao như hủ tiếu của thành phố Mỹ Tho năm xưa.

Mấy lần sang Mỹ châu đến các tiểu bang California, Texas, LA, Philadelphia, MA, tôi đều không quên thăm viếng vài bảng hiệu Hủ Tiếu Mỹ Tho và những tiệm phở nổi tiếng tại địa phương. Tình thiệt mà nói, không phải tôi là dân Mỹ Tho mà luôn bênh vực cho những gì của quê nhà mình. Có lẽ tôi đi không tới và tìm chưa được nơi nào có mùi phở thơm ngon đặc biệt như phở Hy Lạp, mùi hủ tiếu ngọt ngào như hủ tiếu Hưng Ký hay của chú Phúc ngày nào chăng?

Bên Toronto, Canada, khu phố Tàu của người Hoa rất đông và ngành ẩm thực phát triển vô cùng phồn thịnh. Nhiều tiệm ở đây nấu mì ăn ngon hơn mì của Phánh Ký là nhờ nước lèo. Có tiệm xào mì còn thơm khói hơn quán mì xào dòn lộ thiên ban đêm năm xưa, đã từng "vang bóng một thời" trước villa của chú Hỏa ở đường Hồ Văn Ngà (Sài Gòn).

Nhớ lại lần đầu tiên sang thăm nhóm bạn chơi thân từ hồi nhỏ nơi quê nhà ở Toronto. Các bạn dẫn tôi đến một tiệm ăn lớn bán đầy đủ không thiếu một món ăn thuần túy nào của Trung Hoa và Việt Nam. Nhiều năm... "chết thèm" bên trời Âu, trước hết tôi xực một tô Hủ Tiếu Mỹ Tho, nhưng mới ăn vài đũa liền phải bỏ ngang vì dở quá! Sau đó tôi đã giựt giải "quán quân" về số dĩa và tô đã ăn sạch được xếp chồng lên nhau, khiến các bạn tôi ngạc nhiên và cười vỡ bụng cho tới bây giờ mỗi khi nhắc đến tôi.

Vài lần trở về thăm quê nhà, tôi đã đi khắp hết các nẻo đường góc chợ của thành phố thân yêu để tìm lại dấu chân kỷ niệm năm xưa của mình. Việt Nam bây giờ thay đổi quá nhiều! Qua lăng kính tâm hồn, tôi nhận thấy Mỹ Tho ngày nay không còn vẻ đẹp hiền hòa của 30 năm về trước, nhất là về mặt xây cất nhà cửa và cơ sở nhà nước đa số đều được đổi mới hoặc kiến thiết thêm. Người và xe gắn máy tấp nập hơn xưa nhiều. Những tháng ngày về thăm gia đình, tôi thường yêu cầu thân nhân dẫn tôi đến những hàng quán nào bán phở, mì và hủ tiếu ngon nhất để "chấm điểm" lại. Tự nhiên tôi cảm thấy buồn buồn vì những hương vị thơm ngon, đậm đà năm xưa nay đã bay mất từ lâu rồi.

Ngày xưa, tôi là đứa cháu... dễ thương nhất của những chú bác bán phở, hủ tiếu nơi quê nhà nhờ cái miệng... ăn hàng. Ngày nay sống nơi xứ người, mỗi lần ăn hai món này ở bất cứ nơi nào cũng không vừa ý, tâm trí tôi luôn tưởng nhớ đến hình ảnh các chú bác thân thương đó. Mãi đến bây giờ, tôi vẫn còn rất thích ăn hủ tiếu, nhưng tìm đâu cho ra được đúng với hương vị của Hủ Tiếu Mỹ Tho ngày xưa?

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Mát trời học mẹ đảm đổ bánh xèo hải sản ăn chơi, nhớ làm theo cách này đảm bảo bánh giòn rụm cực mê
05:53:50 17/11/2024
Loại rau có thể phòng đến 4 loại ung thư: Được bán quanh năm ở chợ Việt, dễ tìm, dễ nấu
05:55:57 18/11/2024
Sẽ thật tiếc nếu không ăn loại rau này vào mùa đông: Là "vua rau củ", rẻ tiền nhưng làm món ăn ngon lại tốt sức khỏe
10:22:03 17/11/2024
Đậu nhồi nhân kiểu này rồi chiên giòn sẽ được món dân dã mà ngon, cả nhà ăn không thừa một miếng
15:41:03 17/11/2024
4 món canh bổ dưỡng nấu siêu dễ, nước dùng ngon đậm đà lại phù hợp cho chị em giữ dáng
16:08:24 17/11/2024
Bữa tối mà nấu 3 món tuy đơn giản nhưng ngon miệng và bổ dưỡng này sẽ cho thấy tâm huyết và tình yêu thương của bạn
17:25:55 16/11/2024
Cách làm món cá heo kho lạt ngon khó cưỡng
05:53:02 18/11/2024
Cách làm bò nấu đậu thơm ngon đơn giản
05:54:20 17/11/2024

Tin đang nóng

Lộ khung hình nhạy cảm gây tranh cãi của Minh Hằng
08:04:51 18/11/2024
Ca sĩ Bích Tuyền lấy chồng tỷ phú Mỹ, sở hữu biệt thự 1.600 tỷ đồng, giờ sống ra sao?
06:24:47 18/11/2024
Chồng không may qua đời, tôi ở vậy phụng dưỡng bố chồng bệnh tật, ngày giỗ đầu, ông bất ngờ làm một việc khiến tôi bật khóc
05:58:43 18/11/2024
Chồng mất tròn năm, hôm ấy nghe lời đề nghị của anh chồng, tôi giật mình không tưởng
05:55:29 18/11/2024
Ca sĩ Tô Thanh Phương hiện ra sao sau khi nhảy lầu?
06:26:59 18/11/2024
Tiếng hét thất thanh tố cáo nữ diễn viên gen Z giữa lễ trao giải gây sốc cho 400 triệu người
07:56:29 18/11/2024
Cả ngày chỉ ăn một bữa cơm nhưng gạo vẫn hết, vợ trẻ lén lắp camera rồi điếng người khi thấy mặt thủ phạm 'thập thò'
05:46:52 18/11/2024
Cam thường bóc trần sắc vóc thật của nữ chính hot nhất màn ảnh hiện nay
06:20:12 18/11/2024

Tin mới nhất

Cách làm ếch nướng lá lốt đơn giản

05:55:32 18/11/2024
Ếch nướng lá lốt là món ăn thơm ngon, nhiều chất dinh dưỡng và rất dễ làm tại nhà, mọi người đều có thể thực hiện dễ dàng.

Cách làm cá kèo kho nghệ cực đơn giản

05:54:59 18/11/2024
Cá kèo kho nghệ là món ăn dân dã, dễ chế biến được nhiều gia đình yêu thích, món ăn này vô cùng hao cơm. Cá kèo ngoài kho nghệ, bạn cũng có thể nấu cá kèo kho tiêu, lẩu cá kèo, cá kèo nướng muối ớt.

Cách làm món cá trắm nhúng mẻ thơm ngon

05:54:11 18/11/2024
Cá trắm nhúng mẻ là món ăn ngon, đặc trưng của người dân miền Bắc được nhiều gia đình ưa chuộng, nhất là trong những ngày mùa đông lạnh giá.

Trổ tài làm cơm rang dứa giăm bông ngon 'bá cháy'

06:03:35 17/11/2024
Cơm rang dứa giăm bông không chỉ dễ làm, còn rất hấp dẫn, phù hợp cho bữa sáng, bữa trưa hay một bữa tối nhẹ nhàng.

Cuối tuần, làm món bò viên sốt cà chua chiêu đãi cả nhà

05:59:53 17/11/2024
Thịt bò thấm đậm nước sốt, phô mai tan chảy khiến bữa cơm trở nên ngon miệng hơn bao giờ hết. Hãy tham khảo ngay công thức dưới đây nhé!

Cách làm gà hấp lá sen thơm ngon đơn giản

05:55:36 17/11/2024
Gà hấp lá sen là món ăn được nhiều người yêu thích vì không chỉ có hương vị đậm đà mà còn giúp tăng cường sức khỏe bởi các chất dinh dưỡng từ gà, lá sen.

Chớm đông, học mẹ đảm Sài Gòn làm mắm chưng tôm thịt trứng muối đậm đà cực trôi cơm

09:39:52 16/11/2024
Thời tiết chuyển mùa, thưởng thức những món ăn đậm đà sẽ càng thích hợp cho bữa cơm gia đình. Nếu bạn chưa nghĩ ra món nào có thể tham khảo cách làm mắm cá chưng tôm thịt trứng dưới đây nhé!

Cách chế biến nộm tai heo ngon, đơn giản

09:38:57 16/11/2024
Nộm tai heo giòn sần sật, vị chua ngọt cay cay sẽ là món nhậu, món ăn chống ngán vô cùng thú vị trong mâm cơm gia đình.

Công thức nấu súp đậu hũ chua ngọt thanh đạm, giàu dinh dưỡng

05:58:55 16/11/2024
Súp đậu hũ chua ngọt rất thích hợp để thưởng thức trong các bữa ăn gia đình, đặc biệt là vào những ngày thời tiết se lạnh.

Mẹo luộc mực giòn ngon, căng mọng, cả nhà đều mê tít

05:57:02 16/11/2024
Mực có thể chế biến thành nhiều món như luộc, xào, nướng, nấu canh hoặc làm nộm. Trong đó, món mực luộc giúp giữ được vị ngọt tự nhiên nhất.

Mẹo làm chả lá xương sông thơm ngon như ngoài hàng

05:55:40 16/11/2024
Chả xương sông thịt băm là món ăn đậm đà hương vị Việt, được làm từ thịt băm kết hợp giò sống, gia vị và đặc biệt là lá xương sông hoặc lá lốt.

Hôm nay nấu gì: Gợi ý mâm cơm 4 món vừa ngon lại dễ làm cho bữa tối

16:37:33 15/11/2024
Gợi ý mâm cơm 4 món vừa ngon lại dễ làm cho bữa tối. Món ăn đều gần gũi, dân dã nhưng vô cùng trôi cơm, khiến ai thưởng thức cũng thích.

Có thể bạn quan tâm

Ngày 19/11/2024 là ngày tốt có thể làm các việc như kết hôn, khai trương, mở cửa hàng, mai táng, cải mộ, ký hợp đồng

Trắc nghiệm

10:11:19 18/11/2024
Xem ngày 19/11/2024 sẽ giúp bạn chọn được ngày lành tháng tốt phù hợp nhất cho công việc của mình. Ngày 19/11/2024 là ngày tốt có thể làm các việc như kết hôn, khai trương, mở cửa hàng, mai táng, cải mộ, ký hợp đồng.

Game thủ Việt tranh cãi kịch liệt về game "Tuổi Thìn", người bảo flop, kẻ bênh vực không tiếc lời

Mọt game

10:02:46 18/11/2024
Cái tên đang được nhắc tới trong câu chuyện là Dragon Age: The Veilguard - một tựa game vừa mới ra mắt cách đây chưa lâu và vẫn được nhiều người chơi Việt hài hước đặt cho biệt danh Tuổi Thìn khi dịch sang tiếng Việt.

Cặp đôi Vbiz để lộ bằng chứng hẹn hò bí mật, bị phát hiện "đánh lẻ" du lịch nước ngoài

Sao việt

09:44:27 18/11/2024
Qua những địa điểm và chi tiết tương đồng trong ảnh cá nhân của Đình Tú và Ngọc Huyền, fan của cả hai chắc chắn họ đã đánh lẻ du lịch ngọt ngào cùng nhau.

'Biển người' săn mây và hoa dã quỳ ở Vườn Quốc gia Ba Vì

Du lịch

09:43:24 18/11/2024
Đường lên núi Ba Vì ken đặc xe cộ của các bạn trẻ. Thời tiết đẹp cùng với mùa hoa dã quỳ đang độ rực rỡ nhất đã thu hút đông đảo du khách đến đây.

Bạn trai lọt top hấp dẫn nhất hành tinh nhưng lại lười tắm, Selena Gomez phản ứng thế nào?

Sao âu mỹ

09:41:06 18/11/2024
Bạn trai Selena Gomez lại có phát ngôn gây tranh cãi về chuyện tắm rửa. Nhà sản xuất âm nhạc này khẳng định bản thân vẫn sạch sẽ nhưng không thích tắm mỗi ngày.

Cảnh tượng hoang tàn sau cuộc dội bom đồng loạt của Israel xuống Gaza, Liban

Uncat

09:33:30 18/11/2024
Theo Cơ quan y tế của Dải Gaza, tính từ ngày 7/10/2023 đến nay các cuộc tấn công của Israel đã khiến khoảng 43.799 người dân tại khu vực này thiệt mạng.

Thêm quan chức Hezbollah được cho là thiệt mạng trong cuộc tấn công của Israel

Thế giới

09:25:33 18/11/2024
Cuộc tấn công vào Beirut tiếp tục làm gia tăng căng thẳng giữa Israel và lực lượng Hezbollah ở Liban, trong bối cảnh xung đột trong khu vực ngày càng leo thang và gây thiệt hại nghiêm trọng cho dân thường.

Huỳnh Tú Anh hóa Cám trên sàn diễn

Thời trang

08:15:23 18/11/2024
Quán quân The Face Huỳnh Tú Anh trong vai trò vedette với trang phục ấn tượng cùng hình ảnh nhân vật Cám đa nhân cách trong chiếc mặt nạ cầu kỳ.

Sao Hàn 18/11: Tài tử Song Seung Hun ngỏ ý cầu hôn 'nữ hoàng cảnh nóng'

Sao châu á

08:12:44 18/11/2024
Tài tử Song Seung Hun ngỏ ý cầu hôn nữ hoàng cảnh nóng ; Á hậu bị đế chế Samsung ruồng bỏ nói về tin đồn săn trai trẻ.

Phó Thủ tướng: 10 tháng có hơn 9.000 người vĩnh viễn không thể trở về nhà

Tin nổi bật

07:15:49 18/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết, trong 10 tháng đầu năm, cả nước có hơn 9.000 người vĩnh viễn không thể trở về đoàn tụ với gia đình vì tai nạn giao thông.

Khởi tố Giám đốc công ty trốn thuế 5,8 tỷ đồng

Pháp luật

07:13:18 18/11/2024
Cơ quan chức năng xác định, từ năm 2021 đến năm 2023, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như đã có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp 5,8 tỷ đồng.