Quận Hoàng Mai thu hồi đất của gia đình chính sách thiếu căn cứ
Phường Tân Mai biết rõ từng điểm mâu thuẫn trong hồ sơ GPMB của 3 số nhà 538, 540, 542 phố Trương Định, nhưng chính quyền địa phương lại xác nhận nguồn gốc đất cho số nhà 540 được hưởng 100% chế độ bồi thường, mặc dù các nhà trên tách ra cùng thửa đất.
Đơn kêu cứu ông Nguyễn Hoàng gửi đến báo Dân trí
Sau bài viết “ Công dân bức xúc vì quận Hoàng Mai “thu trắng” đất”(ngày 4/10/2013) ,phản ánh việc gia đình ông Vũ Sỹ Mười, trú tại số nhà 542 phố Trương Định, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội “tố” UBND quận Hoàng Mai tiến hành thu hồi đất không đúng trình tự, xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp khi không áp dụng chế độ hỗ trợ, bồi thường đối với phần diện tích 43,7m2 thu hồi của nhà ông Mười. Ngày 30/10/2013, báo Dân trí tiếp tục nhận được đơn kêu cứu của ông Nguyễn Hoàng và vợ Lê Thị Yến, trú tại số nhà 538 phố Trương Định. Hai vợ chồng ông Hoàng là thương binh, là cán bộ cách mạng tiền khởi nghĩa.
Giống như trường hợp của ông Vũ Sỹ Mười, gia đình ông Nguyễn Hoàng bị thu hồi 48,5m2 phục vụ dự án cải tạo hệ thống thoát nước Hà Nội (giai đoạn 2). Tuy nhiên, UBND quận Hoàng Mai không áp dụng chế độ bồi thường như các hộ khác với lý do gia đình ông Hoàng đã tự lấn chiếm 22m2 bờ sông Sét, phần diện tích 26,5m2 còn lại là đất công gia đình ông Hoàng sử dụng để ở sau năm 1993.
Giấy chứng nhận có ý kiến chỉ đạo của nguyên Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Duy Hưng
Theo hồ sơ ông Nguyễn Hoàng cung cấp, năm 1968, ông Trần Duy Hưng – Chủ tịch UBND TP Hà Nội lúc đó có ý kiến chỉ đạo cấp cho gia đình ông Hoàng một thửa đất từ mặt phố Trương Định đến bờ sông Sét. Sau đó, ông Hoàng lần lượt chuyển nhượng một phần thửa đất cho bà Nguyễn Thị Thăng (diện tích này đã bán cho ông Mười) và ông Nguyễn Việt Hồng.
3 số nhà 538, 540, 542 phố Trương Định hình thành trên cùng một thửa đất đứng tên ông Nguyễn Hoàng. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì khi tiến hành đo mốc giới năm 1996, phần đuôi thửa đất của nhà ông Hoàng và ông Mười lại bị cán bộ Sở Địa chính liệt vào diện đất công, trong khi thửa đất kẹp giữa (số nhà 540) do ông Nguyễn Việt Hồng sử dụng lại không bị coi là đất công? Mâu thuẫn này đã dẫn đến việc UBND quận Hoàng Mai chỉ chấp nhận bồi thường 100% giá đất ở cho gia đình ông Hồng khi GPMB phục vụ dự án thoát nước, trong khi nhà ông Hoàng và ông Mười nằm liền kề lại bị “thu trắng”.
Tại thời điểm lập biên bản xác định ranh giới, mốc giới thửa đất năm 1996, đã xuất hiện 2 biên bản đề ngày 2/12/1996 và ngày 8/12/1996. Trong đó, biên bản ngày 2/12/1996 ghi chủ sử dụng đúng, đề đúng địa chỉ, có đầy đủ chữ ký của bán bộ đo đạc, đại diện UBND phường và được Chủ tịch phường đóng dấu. Biên bản đề ngày 8/12/1996 ghi phần diện tích giáp sông Sét của gia đình ông Vũ Sỹ Mười, ông Nguyễn Hoàng sử dụng là đất công lại ghi sai địa chỉ, không có chữ ký, lẫn con dấu xác nhận của UBND phường.
Cùng tách ra từ một thửa đất và có nguồn gốc lịch sử đất đai giống nhau, nhưng
Video đang HOT
quận Hoàn Mai chỉ lên phương án bồi thường cho phần diện tích kẹp giữa
Nội dung 2 Biên bản xác định ranh giới, mốc giới thửa đất cùng lập tháng 12/1996 thể hiện rõ mâu thuẫn. Tuy nhiên, UBND phường Tân Mai và UBND quận Hoàng Mai đã không làm rõ mâu thuẫn mà lấy biên bản “trắng dấu” lập ngày 8/12/1996 đưa vào hồ sơ, rồi UBND phường Tân Mai và quận Hoàng Mai tiếp tục coi là cơ sở quan trọng lập phương án bồi thường.
Để làm rõ nội dung đơn kêu cứu của công dân, ngày 31/10/2013, tại trụ sở UBND phường Tân Mai, PV Dân trí đã có buổi làm việc với ông Vũ Ngọc Cương – Phó chủ tịch UBND phường Tân Mai về những vấn đề mâu thuẫn trong việc áp dụng chế độ bồi thường, hỗ trợ GPMB giữa hộ ông Vũ Sỹ Mười – Nguyễn Hoàng, với hộ ông Nguyễn Việt Hồng.
Tại buổi làm việc, ông Vũ Ngọc Cương cho biết UBND phường Tân Mai biết rõ có sự mâu thuẫn trong Biên bản xác nhận ranh giới, mốc giới lập tháng 12/1996 giữa hộ ông Hoàng, ông Mười, ông Hồng. Tuy nhiên, UBND phường không biết vì sao khi tiến hành xác định mốc giới cán bộ Sở Địa chính ghi diện tích giáp sông Sét của hộ ông Mười và ông Hoàng sử dụng là đất công? Theo lời ông Cương, hiện chỉ có người lập biên bản xác định ranh giới lúc đó là ông Nguyễn Ngọc Oanh mới giải thích được rõ việc này. Do không giải thích được mâu thuẫn nêu trên, UBND phường Tân Mai vẫn tiến hành xác nhận trên tờ bản đồ duy nhất đang có. Về trường hợp của Nguyễn Việt Hồng, ông Cương cho biết hộ ông Hồng đã được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ từ mặt phố Trương Định đến bờ sông Sét nên việc được bồi thường 100% diện tích đất thu hồi theo giá đất ở là đương nhiên.
UBND phường Tân Mai không đưa ra được hồ sơ chứng minh diện tích mà cán bộ Sở địa chính nhận định là đất công trên Biên bản “trắng” chữ ký và dấu
Ghi nhận thực tế cho thấy, hầu như tất cả các hộ gia đình ở phường Tân Mai đều sử dụng ổn định thửa đất kéo dài từ mặt phố Trương Định đến sát bờ sông Sét, bởi xung quanh không có công trình công cộng, cơ sở vật chất do UBND phường Tân Mai quản lý. Về việc này, làm việc với PV Dân trí, ông Vũ Ngọc Cương – Phó chủ tịch phường Tân Mai cũng xác nhận phần diện tích ghi là đất công của gia đình ông Nguyễn Hoàng và ông Vũ Sỹ Mười không nằm trong hành lang bảo vệ sông, cống, rãnh, đê điều, lưới điện… Tuy nhiên, khi hồ sơ lưu có Biên bản xác định ranh giới, mốc giới ghi là đất công (biên bản lập ngày 8/12/1996 không có dấu) thì phường không thể xác nhận khác được.
Thương binh, cán bộ tiền khởi nghĩa Nguyễn Hoàng khẩn thiết đề nghị TP Hà Nội xem xét lại chế độ hỗ trợ, bồi thường
Theo lời ông Vũ Ngọc Cương, do ông Vũ Sỹ Mười và Nguyễn Hoàng đã gửi đơn khiếu nại lên UBND quận, nên giờ chỉ có UBND quận Hoàng Mai đủ thẩm quyền gửi công văn đến Sở TN&MT TP Hà Nội đề nghị làm rõ nguyên nhân liệt kê phần diện tích giáp ranh bờ sông Sét của số nhà 538 – 542 phố Trương Định là đất công? Ngoài ra, ông Vũ Sỹ Mười và Nguyễn Hoàng cũng có quyền gửi đơn lên Thanh tra Sở TN&MT TP Hà Nội đề nghị xem xét lại Biên bản xác định ranh giới, mốc giới thửa đất do Sở Địa chính lập tháng 12/1996.
Để bảo vệ quyền lợi, trong đơn kêu cứu gửi báo Dân trí, gia đình ông Vũ Sỹ Mười và Nguyễn Hoàng khẩn thiết đề nghị Sở TN&MT Hà Nội xem xét lại biên bản xác định ranh giới, mốc giới lập tháng 12/1996; Đề nghị UBND TP Hà Nội xem xét lại chế độ bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất số nhà 538 – 542 phố Trương Định trên cơ sở đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.
Vũ Văn Tiến – Ngọc Cương
Theo Dantri
Bài 15: Biết sai và nhận sai, nhưng Tòa án không cho... sửa sai
"Núi" tài liệu trong hồ sơ vụ án đều cho thấy rõ việc cấp sổ đỏ cho ông Chung, ông Tạo trên phần đất của gia đình mẹ liệt sỹ Triệu Thị Mão là vi phạm pháp luật, nhưng Tòa án TP Hà Nội vẫn bác đơn khởi kiện của gia đình cụ Mão.
Trong suốt hơn một thập kỷ phải ra Tòa với tư cách là bị đơn, anh Nguyễn Văn Tạo đã nhận thức được hành vi sai trái của mình trong việc tự ý kê khai xin cấp 2 Giấy chứng nhận QSDĐ trái pháp luật đối với mảnh đất rộng 1.020m2 tại thôn 5, xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội, nên rất nhiều lần anh Tạo tự nguyện đề nghị được trả lại cho mẹ liệt sĩ Triệu Thị Mão phần diện tích đất đã được UBND huyện Thanh Trì cấp trái pháp luật, cũng như nhiều lần đề nghị các cơ quan chức năng thu hồi Giấy chứng nhận QSDĐ trái pháp luật.
Những tưởng biết sai, nhận sai thì sẽ được sửa sai, nhưng cuối cùng anh Tạo lại không có cơ hội thực hiện điều này khi bản án số 206 nhất quyết công nhận anh và anh Chung được quyền sở hữu 2 Giấy chứng nhận QSDĐ cấp trái pháp luật năm 1994.
Trở lại thời điểm năm 1993, khi có chủ trương cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, nhân lúc bà Mão vắng nhà (bà Mão lên Hòa Bình ở để trông cháu ngoại từ năm 1987), anh Tạo đã tự ý đến UBND xã Đông Mỹ nộp đơn xin chia tách đất ở để kê khai làm Giấy chứng nhận QSDĐ. Cán bộ địa chính xã đã căn cứ vào đơn chia tách này để lập Biên bản chia cắt đất ghi "Theo đơn đề nghị của ông Nguyễn Văn Kế".
Tuy nhiên, ông Kế đã mất từ năm 1988 mà đơn viết năm 1993 lại đứng tên ông Kế vẫn được cán bộ địa chính xã chấp nhận và lấy đó làm căn cứ để tách thửa và cấp Giấy chứng nhận QSDĐ. Việc ghi tên cả người đã mất vào Đơn chia tách đất không chỉ không phù hợp với quy định của pháp luật, mà còn xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của bà Mão - người sở hữu hợp pháp 1/2 quyền sử dụng diện tích đất 1.020m2 cũng như các đồng thừa kế khác của ông Kế là bà Mão, chị Nhung đối với phần di sản của ông Kế để lại.
Như chúng tôi đã phân tích ở những bài báo trước, phần diện tích 1.020m2đất thuộc quyền sở hữu hợp pháp của vợ chồng ông Kế, bà Mão. Từ năm 1988 trở đi (thời điểm ông Kế mất) thì 1/2 quyền sử dụng diện tích đất nói trên thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bả Mão và 1/2 diện tích đất còn lại là tài sản chung của các đồng thừa kế là bà Mão, anh Tạo và chị Nhung.
Giả thiết rằng anh Tạo muốn tặng cho anh Chung một phần diện tích đất mà mình được thừa kế, thì sau khi làm thủ tục kê khai thừa kế theo quy định của pháp luật và đã phân chia di sản thừa kế xong thì mới được thực hiện việc tặng cho đó, chứ anh Tạo hoàn toàn không có quyền định đoạt phần diện tích đất nói trên bởi đây không phải là tài sản riêng của anh Tạo. Do vậy việc tự ý kê khai tách thửa và xin cấp Giấy chứng nhận QSDĐ của anh Tạo hoàn toàn sai phạm và Giấy chứng nhận QSDĐ đó cần phải bị hủy.
Vấn đề gây bức xúc trong dư luận trong suốt hơn một thập kỷ qua là hành vi trái pháp luật của UBND xã Đông Mỹ trong việc cấp 2 Giấy chứng nhận QSDĐ cho anh Chung và anh Tạo.
Hồ sơ thiếu những tài liệu quan trọng như biên bản chia tách đất..., sai về cơ bản trong quá trình kê khai, công nhận cả đơn mang tên người đã chết, chấp nhận cho người mất năng lực hành vi dân sự và không có người giám hộ hợp pháp tham gia vào... làm căn cứ chia tách hồ sơ thửa đất để cấp Giấy chứng nhận QSDĐ cho người không có quyền lợi ích liên quan, gây thiệt hại nghiêm trọng đến quyền lợi hợp pháp của các thành viên trong gia đình bà Mão, đẩy những người này vào chốn pháp đình với một vụ kiện kéo dài hơn một thập kỷ, gây tốn kém và lãng phí về thời gian, công sức, tiền bạc của rất nhiều người.
Lẽ ra, hành vi sai trái này của UBND xã Đông Mỹ cần phải được xem xét và làm rõ cũng như cũng phải bị liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với những mất mát mà gia đình bà Mão phải chịu trong suốt thời gian theo kiện vụ án này. Tuy nhiên tại công văn số 310/CV/UB ngày 10/4/2003 UBND huyện Thanh Trì lại bao che cho hành vi sai trái của cấp dưới khi khẳng định việc cấp 2 Giấy chứng nhận QSDĐ này là không sai.
Kết luận này đã bị bản án số 304/DSPT bác bỏ: "Trả lời trên của UBND huyện Thanh Trì (tại công văn nói trên) là không đúng, do quá quan liêu không cử cán bộ xem đất tại thôn 5 xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì có phải là của anh Tạo và anh Chung hay không, thực tế khách quan là của mẹ con bà Mão gồm bà Mão, anh Tạo và chị Nhung, bà Mão, chị Nhung không đồng ý cho anh Tạo sử dụng thì làm sao chính quyền cấp giấy cho anh Tạo. Anh Chung không làm đơn xin cấp giấy sử dụng đất, anh Tạo viết hộ và nhờ người ký hộ tên cho anh Chung: xã, huyện không xác minh, cứ thế cấp (anh Chung tâm thần địa phương không biết, giả sử đất là của anh Chung thì người giám hộ phải làm đơn thay cho anh Chung mới đúng pháp luật" (trang 8).
Kết luận tại công văn số 310/CV/UB tiếp tục được khẳng định là sai phạm trong báo cáo số 404/BCTN-MT của Phòng Tài nguyên và môi trường ngày 12/8/2013: "Xác định việc kê khai thửa đất mang tên anh Nguyễn Văn Chung và anh Nguyễn Văn Chung đã được UBND huyện Thanh Trì cấp giấy chứng nhận ngày 15/9/1994 là không đúng với trình tự, quy định tại Thông tư hướng dẫn số 302/RĐ-ĐKTK ngày 28/10/1989 của Tổng cục địa chính".
Ngoài ra, công văn số 2424/UBND-TNMT ngày 12/8/2013 của UBND huyện Thanh Trì cũng đã khẳng định: "Việc kê khai lập hồ sơ cấp GCNQSDĐ đất của UBND xã Đông Mỹ cho ông Nguyễn Văn Chung còn có sai sót và không đúng với trình tự, thủ tục quy định tại Thông tư hướng dẫn 302/RĐ-ĐKTK ngày 28/10/1989 của Tổng cục địa chính."
Như vậy, qua quá trình xác minh trên thực tế cũng như tại các phiên tòa đã làm rõ được sự thực: do nhận thức pháp luật còn hạn chế và cách suy nghĩ quá đơn giản anh Tạo đã tự ý lập hồ sơ chia tách thửa đất số 142 thành hai thửa với mục đích sẽ tránh được việc đóng nhiều thuế đối với phần diện tích đất này, do vậy hồ sơ xin kê khai cấp Giấy chứng nhận QSDĐ đối với hai thửa đất 142 và 209 là hoàn toàn vi phạm pháp luật.
Khi tranh chấp xảy ra, trong quá trình làm việc với các cơ quan chức năng, anh Tạo đã hiểu rõ được việc làm sai trái của mình nên đã tự nguyện trả lại nhà đất cho bà Mão và tự nguyện nộp lại Giấy chứng nhận QSDĐ cấp trái pháp luật cho Phòng tài nguyên môi trường huyện Thanh Trì. Tại các phiên tòa, anh Tạo vẫn luôn giữ nguyên quan điểm của mình và đề nghị các cơ quan chức năng thu hồi Giấy chứng nhận QSDĐ cấp trái pháp luật cho anh Chung.
Có nhiều dấu hiệu bất thường cần làm rõ trong phiên tòa ngày 26/8/2013
Tuy nhiên với bản án 206, HĐXX đã không cho anh Tạo quyền được trả lại Giấy chứng nhận QSDĐ cấp sai pháp luật, đồng nghĩa với việc không cho anh Tạo được có cơ hội để sửa chữa sai lầm của mình đối với người mẹ đã nuôi nấng, chăm sóc anh suốt cả cuộc đời, kể cả khi mẹ anh đã là người thiên cổ. Sau bao năm đi lại chốn pháp đình anh Tạo đã thực sự thấu hiểu và xót xa với những nỗi oan ức mà mẹ anh đã mang theo về nơi chín suối khi bản án số 206 nhất quyết công nhận anh và anh Chung được quyền sở hữu 02 Giấy chứng nhận QSDĐ cấp trái pháp luật năm 1994.
Liên quan đến việc công nhận hay không công nhận tính hợp pháp của 2 Giấy chứng nhận QSDĐ trên, các bản án đều khẳng định 2 Giấy chứng nhận QSDĐ đã cấp sai pháp luật, đặc biệt hơn nữa, chính cơ quan ban hành ra 2 Giấy chứng nhận QSDĐ này cũng đã thừa nhận việc cấp này là bất hợp pháp, có sai phạm nghiêm trọng đã thể hiện ở báo cáo số 404/BCTN-MT của Phòng Tài nguyên và môi trường UBND huyện Thanh Trì ngày 12/8/2013 và công văn số 2424/UBND -TNMT ngày 12/08/2013 của UBND huyện Thanh Trì như đã nói ở phần trên. Vậy mà không hiểu căn cứ vào đâu, HĐXX phiên tòa DSPT ngày 26/8/2013 lại tuyên công nhận tính hợp pháp của 2 Giấy chứng nhận QSDĐ này.
Như phân tích đã nêu ở các bài báo trước, toàn bộ diện tích đất hiện đang tranh chấp thuộc quyền sở hữu hợp pháp của vợ chồng bà Mão và cho đến bây giờ thì thuộc quyền sở hữu hợp pháp của những người thừa kế của ông bà. Có thể thấy, việc cấp Giấy chứng nhận QSDĐ năm 1994 là hoàn toàn vi phạm pháp luật, xâm phạm nghiêm trọng tới quyền và lợi ích hợp pháp, gây tốn kém thời gian, công sức, tiền bạc của gia đình bà Mão bởi các bản án trước đó đã liên tục khẳng định những sai phạm này.
Bên cạnh đó, UBND huyện Thanh Trì và Phòng Tài nguyên & Môi trường cũng đã phủ nhận tư cách pháp lý của 2 Giấy chứng nhận QSDĐ nói trên. Vì vậy, cần phải bị tuyên hủy và cấp lại cho bà Mão và những đồng thừa kế khác, nhưng bản án 206 lại cố tình thừa nhận một việc làm sai trái đã được chứng minh trong thực tiễn trong suốt hơn một thập kỷ qua.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.
Ban Bạn đọc
Theo Dantri
"Gái pass" và những cuộc mua thân xác Số gái mại dâm hoạt động trong lĩnh vực này đều có một "pass" nhất định được ký hiệu bởi các dãy số tự nhiên hoặc câu nói mặc định ví như: "Em ở số nhà...à", "Anh là bạn anh...",... Không đứng đường lộ liễu, không "cò" mồi chào khách, hoạt động môi giới, mại dâm thời gian trở lại đây có những...