Quận Hoàn Kiếm đưa hộ nghèo vào bán hàng trong phố đi bộ
Quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) có 33 hộ nghèo buôn bán ở vỉa hè và nhà chức trách đang lên kế hoạch sắp xếp cho một số hộ vào kinh doanh trong không gian đi bộ phố cổ.
Tại cuộc giao ban về trật tự đô thị ngày 23/3, lãnh đạo UBND quận Hoàn Kiếm cho biết đang lên kế hoạch sắp xếp công việc cho những hộ khó khăn bị ảnh hưởng bởi việc giành lại vỉa hè.
Cụ thể, quận chỉ cho phép một số hộ nghèo kinh doanh nhỏ lẻ (hàng nước, bán hàng mang đi không cho khách ngồi ăn uống tại chỗ) được phép tồn tại trên diện tích không quá 2m2 ở vỉa hè; những hộ còn lại nếu thuộc diện khó khăn thì vào kinh doanh trong không gian đi bộ khu phố cổ.
Nhiều hộ kinh doanh ở quận Hoàn Kiếm gặp khó khăn khi chính quyền lập lại trật tự đô thị. Ảnh minh hoạ: Ngọc Thành.
Theo thống kê của quận Hoàn Kiếm, quận có trên 190 hộ nghèo, trong đó 33 hộ nghèo, cận nghèo và hoàn cảnh khó khăn có nhu cầu kinh doanh ở vỉa hè.
Sau 10 ngày ra quân lập lại trật tự đô thị (từ 10/3), tình hình an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và bộ mặt đô thị của quận đã thông thoáng, sạch gọn hơn trước. Trong thời gian này, lực lượng chức năng của quận xử phạt gần 900 trường hợp vi phạm với số tiền trên 524 triệu đồng.
Tuy nhiên, tình trạng “gặm nhấm” vỉa hè để bán hàng trên một số tuyến phố từ 19h trở đi vẫn còn. Một số cơ quan, doanh nghiệp vẫn để xe sai quy định trên hè phố, dưới lòng đường…
Video đang HOT
Theo Võ Hải (VNE)
Muôn kiểu mưu sinh thời dẹp vỉa hè ở Hà Nội
Hàng ăn thu vào ngõ, dưa muối treo trên cành cây, đẩy xe đạp đi bán gà... là những kiểu mưu sinh ở Hà Nội khi các lực lượng chức năng đẩy mạnh việc lập lại trật tự đô thị.
Hơn 10 ngày qua (từ 10/3), các lực lượng chức năng nhiều quận huyện ở Hà Nội đồng loạt ra quân lập lại trật tự đô thị. Theo đó, những hộ dân kinh doanh hàng quán trên vỉa hè, lòng đường và người bán hàng rong phải xoay sở tìm nhiều cách để mưu sinh hơn so với trước đây.
Trên phố Giảng Võ, các gánh hàng rong bán cơm nắm trước kia ngồi sát mép đường, nay đã chuyển hẳn vào sau vạch sơn để nhường đường cho người đi bộ.
Xe đẩy bán bánh mỳ và quán nước "ẩn mình" sau nhà chờ xe buýt ở gần cổng trường Đại học giao thông vận tải.
Người thợ sửa khóa trước đây ngồi thoải mái trên vỉa hè, nay phải ép sát phía trong để làm khóa.
Chợ tạm trên vỉa hè đường Nguyễn Thiện Thuật trước đây cảnh mua bán tấp nập từ sáng đến chiều tối, nay đã được thu gọn hơn.
Người đàn ông dắt chiếc xe đạp rao bán gà khắp các ngõ nhỏ của phường Nguyễn Trung Trực. Trước đây ông vẫn thường ngồi bán hàng tại vỉa hè chợ Châu Long.
Dưới khu nhà N6 khu Yên Hòa-Nhân Chính, người dân treo dưa muối lên cây để khách tiện mua bán.
Dẹp bớt bàn ghế, phông bạt, người phụ nữ bán hàng khô bày đồ trên bậc tam cấp của ngồi nhà ở đường Ngô Thì Nhậm.
Chiếc chai nhựa đặt trên vỉa hè để bán xăng.
Một quán nước lùi vào ngõ ở phố Cát Linh và người dân tận dựng bức tường để treo đồ.
Hàng ăn sáng trong một ngõ nhỏ trên đường Hàng Bông, con ngõ này có chiều rộng khoảng 80 cm, chỉ đủ kê một hàng ghế và dành phần còn lại cho các phương tiện giao thông.
Ngọc Thành
Theo VNE
Cao ốc 25 tầng bị dỡ mái hiên, nộp 58 triệu đồng phí cưỡng chế Đoàn liên ngành quận 1 (TP HCM) phạt chủ tòa nhà Saigon Centre 8 triệu đồng và yêu cầu chi trả 50 triệu chi phí cưỡng chế. Đây là mức cao nhất mà quận đưa ra từ đầu chiến dịch. Đoạn mái che chiếm vỉa hè bị phạt. Ảnh: Duy Trần. Sáng 24/3, ông Đoàn Ngọc Hải - Phó chủ tịch UBND quận...