Quan hệ vợ chồng khi đang mang thai
Có phải nhiều phụ nữ trở nên có ham muốn tình dục nhiều hơn khi mang thai? Ham muốn tình dục thời kỳ mang thai có thể rất khác nhau tuỳ từng người, từng giai đoạn mang thai. 2 yếu tố có ảnh hưởng nhất đến quan hệ tình dục khi mang thai là những biến đổi thể chất và cảm xúc.
Cả hai vợ chồng bạn đều có thể tăng ham muốn tình dục vì không còn lo phải dùng các biện pháp tránh thai. Vậy quan hệ vợ chồng trong thời kỳ mang thai có ảnh hưởng gì không? Hãy cùng Suckhoegioitinh đi tìm hiểu vấn đề quan hệ khi mang thai này nhé:
Quan hệ tình dục khi mang thai có an toàn?
Trong đa số các trường hợp, câu trả lời là CÓ. Khi bạn không gặp những biến chứng nhất định, việc quan hệ khi mang thai thường không gây nguy hiểm cho bạn và bé. Túi ối và những sợi cơ rất khỏe của tử cung sẽ làm tấm đệm lót che chở cho bé. Thêm vào đó, nút nhầy niêm kín cổ tử cung giúp bảo vệ bé khỏi nhiễm khuẩn. Nhưng nếu bạn hay chồng của bạn có quan hệ tình dục với người khác, bạn vẫn cần sử dụng bao cao su để bảo vệ chính mình và em bé khỏi các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục.
Và tử cung có thể co thắt nhẹ khi đạt cực khoái, nhưng những cơn co thắt này thường là tạm thời và vô hại. Việc kích thích đầu vú và chất prostaglandins trong tinh dịch cũng có thể gây ra những cơn co thắt như vậy.
Tuy nhiên, trong những trường hợp nhất định, bạn có thể phải thay đổi cách sinh hoạt hoặc kiêng quan he khi mang thai trong một thời gian hoặc cả thai kỳ. Bác sĩ có thể cho bạn biết liệu bạn đang có hay có thể gặp những nguy cơ/biến chứng gì nếu tiếp tục quan hệ tình dục. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để chắc chắn về những nguy cơ này.
Bạn nên kiêng quan hệ tình dục khi mang thai khi nào?
Bác sĩ sẽ khuyên bạn kiêng quan hệ khi mang thai nếu bạn bị:
Nhau tiền đạo
Có các dấu hiệu chuyển dạ sớm (kể cả khi các dấu hiệu đã chấm dứt)
Chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân hoặc dịch tiết âm đạo bất thường
Chuột rút hay co cơ vùng bụng
Cổ tử cung bị ngắn, hở hoặc mỏng
Cổ tử cung đã bắt đầu mỏng dần đi
Vỡ ối, rỉ ối
Ở vùng sinh dục của bạn hoặc chồng/bạn tình của bạn bùng phát ổ herpes sinh dục (mụn rộp) hoặc có dấu hiệu sắp bùng phát. Nếu chồng/bạn tình của bạn có tiền sử bị herpes sinh dục (còn bạn thì không), bạn cần tránh giao hợp và tiếp xúc với bộ phận sinh dục của anh ấy trong toàn bộ tam cá nguyệt thứ ba (3 tháng cuối thai kỳ), kể cả khi anh ấy không có dấu hiệu đau hay bất cứ triệu chứng nào khác. Tương tự, nếu chồng/bạn tình bị herpes ở miệng, bạn cũng không được quan hệ tình dục bằng miệng với anh ấy.
Video đang HOT
Các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục khác. Trừ phi bạn và chồng/bạn tình của bạn đã được điều trị bệnh và kết quả sau điều trị là âm tính.
Ngoài ra, còn có một số tình huống khác khiến bác sĩ sẽ phải khuyên bạn không nên quan he khi mang thai. Ví dụ như trước đây bạn đã từng sinh non, bác sĩ sẽ khuyên bạn tạm dừng quan hệ tình dục từ một thời điểm nào đó trong tam cá nguyệt thứ hai (3 tháng giữa thai kỳ) hoặc thứ ba (3 tháng cuối thai kỳ) cho đến khi bạn được 37 tuần.
Dù trong tình huống nào, đừng ngại hỏi bác sĩ khi bạn có những thắc mắc liên quan đến vấn đề này. Nếu bác sĩ khuyên bạn không nên quan hệ tình dục, hãy hỏi rõ bác sĩ xem bạn chỉ không nên giao hợp thông thường, hay cần phải kiêng cả việc đưa bất cứ thứ gì vào âm đạo và kiêng thực hiện những hành động có thể gây cực khoái. Trong trường hợp bạn không thể quan hệ tình dục, hãy tìm cách khác để thể hiện tình yêu của bạn với “nửa kia” như: vuốt ve, hôn, mát-xa cho nhau, chia sẻ cảm xúc…
Và tất nhiên, nếu bạn có dấu hiệu bất thường trong hoặc sau khi giao hợp, như đau hoặc tăng tiết dịch âm đạo, hãy báo cho bác sĩ.
Những tư thế giao hợp thoải mái nhất?
Bạn có thể phải thử nghiệm để tìm ra những tư thế giao hợp tốt nhất với bạn trong khi mang thai. Việc tìm được một tư thế thoải mái sẽ ngày càng khó hơn khi bụng của bạn ngày một to ra.
Tư thế truyền thống với nam trên, nữ dưới sẽ trở nên khó khăn khi bụng của bạn ngày càng lớn và gần như không thể thực hiện được ở giai đoạn cuối của thai kỳ. Sau tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu thai kỳ), nếu bạn vẫn sử dụng tư thế này thì hãy lót một chiếc gối ở dưới để lưng bạn không nằm hoàn toàn trên một mặt phẳng. Bạn không nên nằm ngửa hoàn toàn trên một mặt phẳng vì khi đó, sức nặng của tử cung sẽ chèn ép một tĩnh mạch có vai trò dẫn máu về tim và tử cung. Với tư thế này, chồng của bạn cũng cần phải tìm “chỗ dựa” để sức nặng của anh ấy không đè lên bụng bạn.
Một số cặp vợ chồng nhận thấy thời gian mang thai là cơ hội để họ thử và sáng tạo những tư thế quan hệ mới. Dưới đây là một số gợi ý:
Chồng nằm ngửa ở dưới, bạn ngồi dạng chân ở trên. Như vậy, bụng của bạn sẽ không bị trọng lượng của chồng đè vào và bạn còn có thể kiểm soát được độ sâu của việc xâm nhập.
Chồng bạn ngồi trên một chiếc ghế chắc chắn, bạn ngồi lên chồng.
Hai người nằm song song, lưng bạn áp vào bụng của chồng và anh ấy xâm nhập từ phía sau. Khi thực hiện tư thế này, sự xâm nhập có thể nông hơn – và điều đó là tốt vì khi bụng của bạn to lên, việc xâm nhập sâu có thể khiến bạn cảm thấy không thoải mái.
Bạn nằm nghiêng sang một bên, đối mặt với chồng và đặt một chiếc gối sau lưng để giữ cho cơ thể luôn nghiêng. Tư thế này cho phép chồng bạn giữ phần lớn trọng lượng cơ thể không đè lên bụng bạn.
Bạn ngồi ở cạnh giường hoặc đuôi giường, sau đó nằm xuống với đầu gối gập lại và chân buông xuống rìa đệm. Chồng bạn quỳ hoặc đứng trước mặt bạn. Sau tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu thai kỳ), lót một cái gối ở dưới hông để bạn không nằm hoàn toàn trên một mặt phẳng.
Bạn quỳ lên đầu gối, sau đó chống khuỷu tay xuống sàn/giường. Chồng của bạn cũng quỳ và xâm nhập từ phía sau.
Đôi khi có cơn co thắt tử cung khi diễn ra khoái cảm đỉnh điểm nhưng không giống như cơn co trong chuyển dạ và không kéo dài. Nếu quan hệ tình dục vào những ngày sắp đẻ thì có thể có những cơn co tử cung kéo dài khoảng nửa giờ.
Theo VNE
Quan hệ vợ chồng khi mang thai
Có phải nhiều phụ nữ trở nên có ham muốn tình dục nhiều hơn khi mang thai? Ham muốn tình dục thời kỳ mang thai có thể rất khác nhau tuỳ từng người, từng giai đoạn mang thai. 2 yếu tố có ảnh hưởng nhất đến quan hệ tình dục khi mang thai là những biến đổi thể chất và cảm xúc.
Cả hai vợ chồng bạn đều có thể tăng ham muốn tình dục vì không còn lo phải dùng các biện pháp tránh thai. Vậy quan hệ vợ chồng trong thời kỳ mang thai có ảnh hưởng gì không? Hãy cùng Suckhoegioitinh đi tìm hiểu vấn đềquan hệ khi mang thai này nhé:
Quan hệ tình dục khi mang thai có an toàn?
Trong đa số các trường hợp, câu trả lời là CÓ. Khi bạn không gặp những biến chứng nhất định, việc quan hệ khi mang thai thường không gây nguy hiểm cho bạn và bé. Túi ối và những sợi cơ rất khỏe của tử cung sẽ làm tấm đệm lót che chở cho bé. Thêm vào đó, nút nhầy niêm kín cổ tử cung giúp bảo vệ bé khỏi nhiễm khuẩn. Nhưng nếu bạn hay chồng của bạn có quan hệ tình dục với người khác, bạn vẫn cần sử dụng bao cao su để bảo vệ chính mình và em bé khỏi các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục.
Và tử cung có thể co thắt nhẹ khi đạt cực khoái, nhưng những cơn co thắt này thường là tạm thời và vô hại. Việc kích thích đầu vú và chất prostaglandins trong tinh dịch cũng có thể gây ra những cơn co thắt như vậy.
Tuy nhiên, trong những trường hợp nhất định, bạn có thể phải thay đổi cách sinh hoạt hoặc kiêng quan he khi mang thai trong một thời gian hoặc cả thai kỳ. Bác sĩ có thể cho bạn biết liệu bạn đang có hay có thể gặp những nguy cơ/biến chứng gì nếu tiếp tục quan hệ tình dục. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để chắc chắn về những nguy cơ này.
Bạn nên kiêng quan hệ tình dục khi mang thai khi nào?
Bác sĩ sẽ khuyên bạn kiêng quan hệ khi mang thai nếu bạn bị:
Nhau tiền đạo
Có các dấu hiệu chuyển dạ sớm (kể cả khi các dấu hiệu đã chấm dứt)
Chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân hoặc dịch tiết âm đạo bất thường
Chuột rút hay co cơ vùng bụng
Cổ tử cung bị ngắn, hở hoặc mỏng
Cổ tử cung đã bắt đầu mỏng dần đi
Vỡ ối, rỉ ối
Ở vùng sinh dục của bạn hoặc chồng/bạn tình của bạn bùng phát ổ herpes sinh dục (mụn rộp) hoặc có dấu hiệu sắp bùng phát. Nếu chồng/bạn tình của bạn có tiền sử bị herpes sinh dục (còn bạn thì không), bạn cần tránh giao hợp và tiếp xúc với bộ phận sinh dục của anh ấy trong toàn bộ tam cá nguyệt thứ ba (3 tháng cuối thai kỳ), kể cả khi anh ấy không có dấu hiệu đau hay bất cứ triệu chứng nào khác. Tương tự, nếu chồng/bạn tình bị herpes ở miệng, bạn cũng không được quan hệ tình dục bằng miệng với anh ấy.
Các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục khác. Trừ phi bạn và chồng/bạn tình của bạn đã được điều trị bệnh và kết quả sau điều trị là âm tính.
Ngoài ra, còn có một số tình huống khác khiến bác sĩ sẽ phải khuyên bạn không nên quan he khi mang thai. Ví dụ như trước đây bạn đã từng sinh non, bác sĩ sẽ khuyên bạn tạm dừng quan hệ tình dục từ một thời điểm nào đó trong tam cá nguyệt thứ hai (3 tháng giữa thai kỳ) hoặc thứ ba (3 tháng cuối thai kỳ) cho đến khi bạn được 37 tuần.
Dù trong tình huống nào, đừng ngại hỏi bác sĩ khi bạn có những thắc mắc liên quan đến vấn đề này. Nếu bác sĩ khuyên bạn không nên quan hệ tình dục, hãy hỏi rõ bác sĩ xem bạn chỉ không nên giao hợp thông thường, hay cần phải kiêng cả việc đưa bất cứ thứ gì vào âm đạo và kiêng thực hiện những hành động có thể gây cực khoái. Trong trường hợp bạn không thể quan hệ tình dục, hãy tìm cách khác để thể hiện tình yêu của bạn với "nửa kia" như: vuốt ve, hôn, mát-xa cho nhau, chia sẻ cảm xúc...
Và tất nhiên, nếu bạn có dấu hiệu bất thường trong hoặc sau khi giao hợp, như đau hoặc tăng tiết dịch âm đạo, hãy báo cho bác sĩ.
Những tư thế giao hợp thoải mái nhất?
Bạn có thể phải thử nghiệm để tìm ra những tư thế giao hợp tốt nhất với bạn trong khi mang thai. Việc tìm được một tư thế thoải mái sẽ ngày càng khó hơn khi bụng của bạn ngày một to ra.
Tư thế truyền thống với nam trên, nữ dưới sẽ trở nên khó khăn khi bụng của bạn ngày càng lớn và gần như không thể thực hiện được ở giai đoạn cuối của thai kỳ. Sau tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu thai kỳ), nếu bạn vẫn sử dụng tư thế này thì hãy lót một chiếc gối ở dưới để lưng bạn không nằm hoàn toàn trên một mặt phẳng. Bạn không nên nằm ngửa hoàn toàn trên một mặt phẳng vì khi đó, sức nặng của tử cung sẽ chèn ép một tĩnh mạch có vai trò dẫn máu về tim và tử cung. Với tư thế này, chồng của bạn cũng cần phải tìm "chỗ dựa" để sức nặng của anh ấy không đè lên bụng bạn.
Một số cặp vợ chồng nhận thấy thời gian mang thai là cơ hội để họ thử và sáng tạo những tư thế quan hệ mới. Dưới đây là một số gợi ý:
Chồng nằm ngửa ở dưới, bạn ngồi dạng chân ở trên. Như vậy, bụng của bạn sẽ không bị trọng lượng của chồng đè vào và bạn còn có thể kiểm soát được độ sâu của việc xâm nhập.
Chồng bạn ngồi trên một chiếc ghế chắc chắn, bạn ngồi lên chồng.
Hai người nằm song song, lưng bạn áp vào bụng của chồng và anh ấy xâm nhập từ phía sau. Khi thực hiện tư thế này, sự xâm nhập có thể nông hơn - và điều đó là tốt vì khi bụng của bạn to lên, việc xâm nhập sâu có thể khiến bạn cảm thấy không thoải mái.
Bạn nằm nghiêng sang một bên, đối mặt với chồng và đặt một chiếc gối sau lưng để giữ cho cơ thể luôn nghiêng. Tư thế này cho phép chồng bạn giữ phần lớn trọng lượng cơ thể không đè lên bụng bạn.
Bạn ngồi ở cạnh giường hoặc đuôi giường, sau đó nằm xuống với đầu gối gập lại và chân buông xuống rìa đệm. Chồng bạn quỳ hoặc đứng trước mặt bạn. Sau tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu thai kỳ), lót một cái gối ở dưới hông để bạn không nằm hoàn toàn trên một mặt phẳng.
Bạn quỳ lên đầu gối, sau đó chống khuỷu tay xuống sàn/giường. Chồng của bạn cũng quỳ và xâm nhập từ phía sau.
Đôi khi có cơn co thắt tử cung khi diễn ra khoái cảm đỉnh điểm nhưng không giống như cơn co trong chuyển dạ và không kéo dài. Nếu quan hệ tình dục vào những ngày sắp đẻ thì có thể có những cơn co tử cung kéo dài khoảng nửa giờ.
Theo VNE
Quan hệ trong thời gian mang thai có ảnh hưởng gì tới em bé không? Em đang mang thai được 14 tuần. Nếu em và chồng quan hệ thì có ảnh hưởng gì đến em bé trong bụng? Chào bác sĩ, Em năm nay 27 tuổi, em đang mang thai em bé đầu lòng được 14 tuần tuổi. Sức khỏe của em đang rất bình thường không bị ốm nghén. Xin bác sĩ tư vấn giúp là em...