Quan hệ Việt Nga trong tình thế mới
Về bản chất sẽ không bao giờ thay đổi. Tình hình hiện nay thì độ tin cậy trong mối quan hệ Việt Nam-Nga sẽ tất yếu tăng lên.
Dân tộc Việt Nam vốn đa cảm nên rất nhạy cảm với các mối quan hệ. Việc Nga-Trung Quốc gần gũi nhau trong quan hệ quốc tế khi có mối quan hệ chồng chéo tay 3 giữa Việt- Nga-Trung trong bối cảnh Trung Quốc ngang ngược xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán Việt Nam đã khiến dư luận trong nước đặt ra rất nhiều câu hỏi liệu Nga đã “trở giáo” hay “bỏ rơi Việt Nam” và trong tình thế đó thì Việt Nam sẽ đối phó ra sao với Trung Quốc xâm lược vân vân và vân vân.
Vậy, cục diện chính trị trong mối quan hệ Việt-Trung-Nga trong tình hình mới có bản chất, biến chuyển ra sao?
Sau sự kiện Ukraine, Nga bị Mỹ và phương Tây trừng phạt. Đòn trừng phạt mới chỉ của Mỹ khi quan hệ kinh tế Mỹ-Nga chưa phụ thuộc vào nhau nhiều cũng đã khiến Nga cảm thấy bất an. Nếu khi phương Tây vào cuộc một cách “nghiêm khắc” thì nền kinh tế dựa vào xuất khẩu vũ khí và khí đốt, dầu hỏa của Nga sẽ gặp thảm họa.
Tại sao phương Tây chưa nghiêm khắc? Bởi vì họ đang ngán ngại loại “vũ khí khí đốt” của Nga mà chưa có cách hóa giải. Nga hiểu điều đó và phải chọn phương án xuất khẩu năng lượng của mình vào ai đó đề phòng phương Tây trừng phạt nghiêm khắc hơn. Trong tình cảnh đó, Trung Quốc là sự lựa chọn số một của Nga. Nga cần Trung Quốc để chống Mỹ và phương Tây sau chính biến Ukraine, ngược lại Trung Quốc cần Nga để chống Mỹ mà cụ thể là chống chiến lược xoay trục sang Châu Á-TBD của Mỹ.
Liệu mối quan hệ Nga-Trung sau chuyến thăm của Tổng thống Putin có phủ bóng đen xuống mối quan hệ Nga-Việt? Tại sao không, đó là chuyện thường của quan hệ các cường quốc với nhau mà nước thứ 3 hay thứ 4 nào đó được họ quan tâm đến. Vấn đề là Nga, trước sự đòi hỏi của Trung Quốc về Việt Nam sẽ có nhượng bộ gì không mới quan trọng.
Bản chất của mối quan hệ Nga-Trung là vừa hợp tác vừa kiềm chế lẫn nhau. Nga không muốn Trung Quốc làm chủ Tây TBD, hay thoát khỏi sự bao vây của Mỹ để có đủ năng lực bành trướng vùng Viễn Đông của Nga. Dã tâm của Trung Quốc là vậy cho nên càng quan hệ gần gũi, mật thiết, với Trung Quốc bao nhiêu thì Nga phải đề phòng cảnh giác bấy nhiêu.
Khi đã cho con con chó sói để một chân vào nhà vì lợi ích gì đó thì mức độ cảnh giác đề phòng khác, nhưng khi vì lợi ích gì đó lớn hơn buộc phải cho nó để 3 chân vào nhà thì mức độ cảnh giác đề phòng phải lớn hơn là đương nhiên.
Vậy, Nga kiềm chế, đề phòng Trung Quốc bằng cách nào?
Sau chuyến thăm Trung Quốc, bất ngờ ngày 24/5 ông Putin đồng ý đàm phán với Nhật Bản về lãnh thổ tranh chấp. Đây chính là mấu chốt cho việc ký kết hiệp ước hòa bình đã kéo dài 69 năm nay kể từ khi thế chiến 2 kết thúc.
Giám đốc Quỹ an ninh năng lượng quốc gia Konstantin Simonov cho rằng “Các công ty Nhật Bản sẽ tham gia các dự án sản xuất khí đốt trên lãnh thổ Nga và trong lĩnh vực kinh doanh hóa dầu. Hoàn toàn không loại trừ khả năng của các công ty Nhật Bản xuất hiện trong số những cổ đông của nhà máy khí dầu mỏ hóa lỏng LPG hiện đang có kế hoạch xây dựng gần Vladivostok.
Video đang HOT
Đây là một ý tưởng rất đơn giản: công ty Nhật Bản tham gia dự án này, còn Gazprom sẽ tham gia góp vốn cổ đông nhà máy tiếp nhận sản phẩm LPG và có thể phát triển mạng lưới dẫn khí ở Nhật Bản. Ở đây có đủ sân chơi cho những dự án đầu tư quan trọng cũng như cho những ý tưởng thú vị”.
Trong khi đó, Trung Quốc đối tác chiến lược toàn diện…của Nga, ở chuyến thăm vừa rồi của Putin chẳng thấy sự hợp tác nào giống như Nhật Bản-quốc gia chưa có với Nga một hiệp ước hòa bình. Xem ra Nga tin Nhật Bản hơn cả Trung Quốc lí do vì sao thì ta đã biết.
Không ai biết chắc tàu ngầm KILO Việt Nam được trang bị loại tên lửa Klub nào của Nga, không ai biết tàu ngầm KILO Việt Nam tấn công vào đất liền bao nhiêu km. Chỉ có Nga và Việt Nam biết.
Với Việt Nam. Dư luận Việt Nam đang bức xúc và tỏ vẻ thất vọng trước bài báo của nhà báo người Nga Dmitri Kosyrev đăng tải trên trang điện tử RIA Novosti. Vấn đề là đây đâu phải là quan điểm của quốc gia Nga mà cũng như nhà báo nào đó của Việt Nam đăng quan điểm coi giàn khoan HD981như một “đối tác kinh tế” lên báo điện tử Việt Nam mà thôi, không việc gì phải quan tâm nhiều.
Tuy nhiên, có thể thấy ở đây điều thú vị, bởi lẽ, nếu đây là điều mà Trung Quốc muốn Nga hay thông qua một người Nga, một tờ báo Nga… chứng minh một điều gì đó cho thế giới thấy có sự phủ bóng đen xuống quan hệ Việt-Nga sau chuyến thăm của Putin để “khủng bố tinh thần” những người nhạy cảm Việt Nam thì Trung Quốc đã thỏa mãn.
Nhưng điều thú vị ở đây là bạn có đánh giá cao giá trị và sự thật từ một kẻ thiểu năng trí tuệ? Trung Quốc có đánh giá cao những kẻ ủng hộ Trung Quốc khi tố cáo Việt Nam, Philipines và thậm chí cả Campuchia đã “cậy mạnh, bắt nạt, chèn ép” Trung Quốc hay không?
Bài báo của Dmitri Kosyrev cũng vậy thôi, sai về nhận thức lẫn kiến thức và khi đã lấy 2 cái sai đó để chứng minh thì tất nhiên làm sao cho ra kết quả đúng. Báo điện tử RIA Novosti đã vừa “lấy tiền” của Trung Quốc mà không hại gì đến Việt Nam.
Sau chuyến thăm Trung Quốc của ông Putin, chắc chắn mối quan hệ Nga-Việt sẽ có sự tác động, nhưng độ tin cậy của mối quan hệ sẽ cao hơn.
Chắc sẽ có nhiều người không tin và khó hiểu, nếu như hãy chú ý bản chất mối quan hệ Nga-Trung, vị trí Việt Nam trên khu vực…thì hiểu được tầm vĩ mô của quan hệ Nga-Việt.
Hãy suy xét từ mối quan hệ Nhật Bản-Mỹ. Khi Mỹ không đủ khả năng để bảo vệ Nhật Bản trước sự hung hăng của Trung Quốc thì Mỹ buộc phải khuyến khích Nhật Bản tái vũ trang, sửa đối Hiến pháp tạo điều kiện cho Nhật Bản phòng thủ tập thể…và chưa biết chừng khi Trung Quốc không ngăn được vấn đề hạt nhân của Triều Tiên thì Mỹ vẫn bật đèn xanh cho Nhật Bản chế tạo VKHN như thường, đây là những điều mà nếu không có sự trỗi dậy của Trung Quốc thì Mỹ không bao giờ đồng ý. Sự hung hăng, trỗi dậy của Trung Quốc khiến độ tin cậy của mối quan hệ Nhật Bản-Mỹ càng tăng lên.
Việt Nam và Liên bang Nga cũng vậy thôi nếu như Nga coi Trung Quốc là đối thủ nguy hiểm nhất, hơn cả Mỹ.
Tuy nhiên, Việt Nam đâu chỉ có mối quan hệ với Nga mà còn có những mối quan hệ khác không bị vướng víu nào với quốc gia thứ 3 như Nhật Bản…và trước cục diện chính trị, quân sự, thay đổi lớn của khu vực thì chắc chắn Việt Nam cũng sẽ điều chỉnh, không bao giờ để ai đó mặc cả quyền lợi trên lưng mình.
Theo Đất Việt
Người VN-Philippines cùng xuống đường phản đối Trung Quốc ở Manila
Hàng trăm người Philippines và người Việt Nam hôm nay đã cùng xuống đường trong một cuộc tuần hành ở thủ đô Manila của Philippines, nhằm yêu cầu Trung Quốc ngừng khoan dầu ở vùng biển thuộc thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Người Việt Nam và Philippines phản đối giàn khoan Trung Quốc trước lãnh sự quán Trung Quốc ở thủ đô Manila.
Theo tin Pháp AFP, cảnh sát chống bạo động Philippines đã phong tỏa lối vào một tòa nhà có lãnh sự quán Trung Quốc ở quận tài chính của Manila, trong khi khoảng 200 người tuần hành tới đây.
Hãng tin Pháp cũng cho biết cuộc tuần hành diễn ra trong hòa bình.
Cuộc tuần hành diễn ra sau một loạt các cuộc tuần hành ở cả trong và ngoài nước Việt Nam nhằm phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan nước sâu trị giá 1 tỷ USD Hải Dương-981 vào vùng biển của Việt Nam hồi đầu tháng này.
Tại cuộc tuần hành hôm nay ở Manila, một số người "mặc" vỏ rùa cắt từ bìa các-tông màu xanh, mang tranh cổ động với dòng chũ "Việt Nam-Philipines chung tay xua đuổi Trung Quốc", "Trung Quốc ngừng bắt nạt Việt Nam và Philippines" hay "Chúng tôi ủng hộ Việt Nam".
Những người biểu tình cũng hô vang khẩu hiệu "Hoàng Sa Việt Nam", nơi Trung Quốc đã đặt giàn khoan trái phép.
Chính trị gia Philipines cũng xuống đường cùng người Việt
Hãng tin AFP cho hay, giới chính trị gia Philipines cũng tham gia vào cuộc tuần hành cùng cộng đồng người Việt Nam ở Manila.
"Chúng tôi ở đây là để phản đối những gì Trung Quốc đang làm đối với Việt Nam. Chúng tôi cần kêu gọi sự ủng hộ của những người bạn địa phương và quốc tế", Arya Nguyen, một trong khoảng 60 người Việt ở Philipines tham gia cuộc tuần hành cho biết với hãng thông tấn AFP.
"Nếu họ (chính phủ Trung Quốc) có thể làm điều đó với Việt Nam, họ có thể làm điều đó với tất cả mọi người", Janicee Buco, một đại diện phía Philippines của một tổ chức cộng đồng có tên Hiệp hội Việt-Philippines cho hay.
Vào tuần này Philippines đã ra cáo buộc hình sự đối với 9 thành viên thủy thủ Trung Quốctrên một tàu cá mà cảnh sát Philippines bắt giữ ở vùng biển tranh chấp trên Biển Đông vì đã đánh bắt hàng trăm con rùa biển lớn nằm trong danh sách các loài được bảo vệ.
Manila cũng cáo buộc Bắc Kinh đang có những hoạt động cải tạo đất nền trái phép ở bãi đá Gạc Ma trên Trường Sa, Biển Đông. Trung Quốc đã chiếm bãi đá Gạc Ma của Việt Nam trong trận Hải chiến Trường Sa năm 1988.
Theo giới chức Philippines, hoạt động của Trung Quốc có thể là nhằm chuẩn bị xây một đường băng hoặc một căn cứ quân sự. Bộ Ngoại giao Philippines cáo buộc Trung Quốc đã vi phạm Tuyên bố về ứng xử trên Biển Đông (DOC) đã được ký giữa ASEAN và Trung Quốc.
Trong khi đó, tại cuộc họp báo thường kỳ vào ngày hôm qua 15/5 ở Hà Nội, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình khi được hỏi về hoạt động của Trung Quốc trên bãi Gạc Ma đã khẳng định, "mọi hành vi làm thay đổi hiện trạng tại vùng biển Trường Sa, Hoàng Sa là vi phạm tuyên bố về ứng xử của các bên về Biển Đông.
Trung Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Người Việt đang tự đầu độc nhau (Bài 2) Sau an toàn vệ sinh thực phẩm, ô nhiễm không khí đang là vấn đề "thảm họa" của nhân loại khi mỗi năm có hàng triệu người chết vì nguyên nhân này. Theo thông tin mới nhất được công bố gần đây, cứ 8 người chết trên thế giới mỗi ngày thì trong đó có 1 người chết vì ô nhiễm không khí,...