Quan hệ vào sâu thì chưa hẳn đã hay
Càng đi sâu vào trong, người phụ nữ ít có cảm giác, vậy mà nam giới cứ thích “đi” sâu vào trong…
Phía sâu trong âm đạo có rất ít thần kinh cảm giác nên khi có thai, tử cung cứ to dần mà người phụ nữ không hề đau đớn. Ngược lại, nếu ta bị mụn nhọt ở da chỉ hơi sưng gồ lên là đã nhức không chịu nổi.
Điều đó đã chứng tỏ càng quan hệ tình dục đi sâu vào trong, người phụ nữ ít có cảm giác, vậy mà nam giới cứ thích “đi” sâu vào trong, đó cũng là những ngộ nhận của nhiều nam giới hiện nay. Chính sự vụng về, thiếu hiểu biết của nam giới cũng là nguyên nhân dẫn đến sự lãnh cảm của phụ nữ.
Tuy bệnh của nữ giới nhưng vai trò và trách nhiệm của nam giới là không kém phần quan trọng. (Nguồn:howstuffworks.com)
Nguyên nhân gây lãnh cảm
Theo BS. Bie Zin (Pháp), phụ trách văn phòng tư vấn tình dục, có khoảng 33% khách hàng nữ bị chứng lãnh cảm, 72% nữ giáo viên thờ ơ với sinh hoạt vợ chồng mà 67% trong số đó nói rằng họ không hề được thỏa mãn tình dục. Họ rất yêu chồng nên chỉ chiều chồng chứ không hề được hưởng cực khoái.
Về nguyên nhân của lãnh cảm thường đa dạng và phức tạp. BS. Hartenberg chia lãnh cảm thành các loại sau: Hoàn toàn không hoặc rất ít ham muốn tình dục; lãnh cảm do tâm lý: ghê sợ sự chung đụng; nhu cầu tình dục bị lu mờ do bệnh tật, do lo toan cuộc sống hoặc vì say mê thể thao, nghệ thuật; lãnh cảm do nam giới xuất tinh quá sớm; do cá tính: không đạt được cực khoái với “kiểu cách” thông thường.
Do thiếu hiểu biết kiến thức cơ bản trong sinh hoạt vợ chồng, ảnh hưởng tôn giáo, gia đình phong kiến; những ký ức đáng buồn trong quan hệ tình dục; những tức giận, sợ hãi, lơ đễnh; do nam giới như nghiện rượu, ma túy, cờ bạc, sao lãng thiếu trách nhiệm làm chồng, thiếu kiến thức cơ bản về sinh hoạt tình dục…
Quan hệ tình dục rất tốt cho sức khỏe (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Vào sâu chưa hẳn đã hay
Trên thực tế người ta thấy rằng, dù lãnh cảm ở dạng nguyên nhân bệnh lý hay do tâm lý, thì vai trò và trách nhiệm của nam giới là rất lớn, quyết định cho việc chữa trị thành công.
Theo Stekel, không có người phụ nữ lãnh cảm mà chỉ có sự vụng về của người đàn ông mà thôi. Để điều trị đạt được kết quả tốt, vai trò và trách nhiệm của nam giới là vô cùng to lớn. Nam giới lúc này vừa là người chồng chia sẻ buồn vui trong cuộc sống đồng thời cũng là một “bác sĩ” trong điều trị. Bởi không ai hiểu người bạn đời của mình bằng chính mình, chính người trong cuộc.
Muốn làm tốt vai trò đó, trước hết nam giới cần có kiến thức cơ bản trong sinh hoạt tình dục, tránh tình trạng ta ăn “cơm” hàng ngày mà không biết “cơm” đó nấu gạo gì.
Trên thực tế, sự đáp ứng sinh lý sinh dục nữ hầu hết những gì ta thấy được bên ngoài như: âm vật, môi lớn, môi bé, vú, ngực, bẹn, hông, đùi, ngoại trừ điểm G ở bên trong khoảng 3cm từ ngoài vào, cho nên dù có khiếm khuyết do âm đạo hẹp hay ngắn cũng không quan trọng.
Đi sâu vào trong âm đạo có rất ít thần kinh cảm giác nên khi có thai, tử cung cứ to dần mà người phụ nữ không hề đau đớn. Ngược lại, nếu ta bị mụn nhọt ở da chỉ hơi sưng gồ lên là đã nhức không chịu nổi. Điều đó đã chứng tỏ càng đi sâu vào trong, người phụ nữ ít có cảm giác, vậy mà nam giới cứ thích “đi” sâu vào trong, đó cũng là những ngộ nhận của nhiều nam giới hiện nay.
Duy trì thời gian
Trong sinh hoạt tình dục cũng cần nhớ rằng, chủ yếu là dựa vào kỹ thuật và duy trì cho đủ thời gian, tránh “chưa tới chợ đã hết tiền” là được, chứ lớn – nhỏ, dài – ngắn đều như nhau.
Đối với người nam bị xuất tinh sớm, được hiểu với hàm ý là người nam không có khả năng duy trì được thời gian để người nữ đạt được cực khoái, đây là yếu tố chiếm tỷ lệ cao hiện nay dẫn đến lãnh cảm ở nữ giới.
Phụ nữ không cần phải vào sâu hẳn (Ảnh minh họa)
Về nguyên nhân của xuất tinh sớm, chủ yếu là do tâm lý và tiếp cận kiến thức y học về sinh hoạt tình dục chưa đầy đủ, vì vậy việc nâng cao kiến thức y học là hết sức quan trọng, yếu tố then chốt để khắc phục tình trạng xuất tinh sớm, khi đã khắc phục được thì giải quyết tốt chứng lãnh cảm.
Nếu lãnh cảm do dương vật cương cứng không hoàn toàn, thường do yếu tố tâm lý thì dùng thuốc ức chế men PDE5 sẽ khắc phục được một cách nhanh chóng. Vợ chồng cũng cần được bác sĩ chuyên khoa tư vấn và điều trị với tinh thần cởi mở, không giấu giếm, cùng thảo luận để đưa đến phương pháp điều trị tốt nhất.
Chúng ta cũng cần khẳng định rằng, lãnh cảm có thể chữa khỏi hoàn toàn. Cả vợ và chồng cần có những hiểu biết về lãnh cảm. Nóng vội, thiếu tin tưởng vào nhau, bi quan là điều tối kỵ.
Để đơn giản hóa trong điều trị, sau các nghiên cứu gần đây, các nhà y học thường chia lãnh cảm làm 2 nguyên nhân chính:
- Do bệnh lý: Thường gặp ở phụ nữ có khiếm khuyết ở cơ quan sinh dục như: âm đạo hẹp hay quá ngắn, do âm vật bé hay người có màng trinh dày. Do tình trạng thiếu hụt nội tiết tố nữ như estrogen ở quanh tuổi mãn kinh. Do các bệnh phụ khoa, viêm đường tiết niệu, đái tháo đường, cao huyết áp…
- Do tâm lý: Thường đa dạng và phức tạp như những vấn đề mâu thuẫn trong quan hệ vợ chồng, trong gia đình, trong tranh chấp quyền hành – kinh tế, những thay đổi trong đời sống như: sinh con, thay đổi chỗ ở, quá khó khăn trong đời sống người phụ nữ phải quá nặng gánh trong gia đình… Những mặc cảm kéo dài, tự cho mình có khiếm khuyết không thỏa mãn cho chồng, mặc cảm bị cưỡng hiếp…
Theo VNE
Thạc sĩ, cử nhân học trung cấp: Đi "lùi" tìm giá trị thực?
Thực tế thất nghiệp đã mở ra làn sóng liên thông "ngược" khi thạc sĩ, cử nhân đổ xô học trung cấp để kiếm việc làm. "Hiện tượng" có vẻ u ám đó phải chăng là con đường sáng sủa cho những giá trị thật?
Không tìm được việc làm đúng với chuyên ngành, bằng cấp được đào tạo, gần đây nhiều cử nhân, thạc sĩ đã chọn đường... lùi bằng cách đi học nghề, học trung cấp. Chuyện nghe rất khó tin nhưng đang diễn ra.
Ở góc độ đào tạo, đó là một sự tốn kém, lãng phí khủng khiếp của gia đình, xã hội. Đó cũng là hậu quả của thực trạng thừa thầy thiếu thợ, một thời gian dài người học - người dạy và cả người sử dụng lao động "u mê" chạy theo bằng cấp. Vậy nhưng, phía sau sự lãng phí và "bi kịch" này chưa hẳn là con đường u ám.
Điều quan trọng nhất của việc học là giúp người học định vị được bản thân mình.
Đối với người học, việc "quay đầu" này không phải bước lùi mà là con đường để họ định vị lại bản thân. Điều mà trước đây ở môi trường ĐH hay trên nữa là cao học đã không giúp họ nhận ra mình là ai. Chỉ đến khi ra trường, họ được thực tế đáp trả khi năng lực không đi cùng bằng cấp. Hay một đáp trả khác: xã hội không cần thứ họ đang có, còn nhiều người thì vẫn đang cố chạy theo.
Hãy nhìn vào thực tế, từ ngay đến năm 2020, mỗi năm TPHCM sẽ có 270.000 chỗ làm mới. Trong đó, nhu cầu trình độ lao động ĐH, trên ĐH chỉ chiếm 12%. Còn lại, xin thưa là chỗ của lao động trình độ cao đẳng, trung cấp và công nhân, sơ cấp kỹ thuật.
Đứng ở trên cao, cầm một cái búa, nhiều người quên mất rằng không phải tất cả công việc trong xã hội đều cần cái búa, nhiều việc chỉ cần đến cây kim. Và kể cả khi anh chịu "cúi mình" đi xin việc của cây kim cũng khó tránh bị hoài nghi về năng lực. Nhiều cử nhân, thạc sĩ phải giấu bằng để đi xin việc hoặc đi học việc của cây kim cùng vì lẽ đó.
Khi cầm thứ vượt quá với khả năng của mình, họ đổi sang để cầm thứ khác thích hợp là một sự thông minh. Giáo dục không giúp họ đặt mình đúng chỗ thì chính họ phải tự giúp lấy mình. Như lời một nhà giáo dục chia sẻ, việc học là để khai minh, để anh nhận ra anh là ai, anh làm được gì.
Mục tiêu vào ĐH không xấu nhưng khi lựa chọn, mỗi người phải trả lời được nó có phù hợp với mình hay không. Còn trách nhiệm của giáo dục là phải sàng lọc được năng lực, phẩm chất của người học cũng như đào tạo và trao bằng cấp đúng với khả năng. Còn lâu nay, đích đến của hầu hết học trò sau khi tốt nghiệp phổ thông đều là vào đại học. Cử nhân ồ ạt ra trường lại không đáp ứng được thực tế xã hội. Thừa vẫn thừa và thiếu vẫn thiếu.
Cử nhân, thạc sĩ ào ào đi học trung cấp là những "nhân chứng sống" cho thấy rằng bằng cấp không đồng nghĩa với một tương lai được đảm bảo mà có khi còn quàng thêm những bi kịch. Đây phải chăng là đòn đau cần thiết để cả người học, gia đình và cả nền giáo dục thức tỉnh, có trách nhiệm hơn trước những lựa chọn và trong công việc đào tạo của mình. Thứ xã hội đang cần là những giá trị thật, khả năng thật và câu nói quen tai "xã hội coi trọng bằng cấp" đang có dấu hiệu lung lay phải xem một tín hiệu vui.
Hoài Nam
Theo Dantri
Vì sao dư luận "dậy sóng" vụ Hội An bán vé tham quan? Chuyện Hội An bán vé tham quan không mới (từ năm 1995 đã bán vé), giá vé cũng không hề rục rịch từ 2012. Thế nhưng mấy ngày gần đây, dư luận lại "dậy sóng" chủ đề bán vé tham quan phố cổ Hội An. Vì sao? Để đi tìm câu trả lời phần nào thỏa đáng, PV Dân trí đã đi thực...