Quan hệ Trung Quốc – Canada lại thêm “nóng”
Một tòa án Trung Quốc đã quyết định giữ nguyên bản án tử hình với một công dân Canada bị cáo buộc phạm tội buôn ma túy.
Vụ việc khiến quan hệ vốn căng thẳng giữa 2 nước càng thêm “ nóng”.
Công dân Canada Robert Lloyd Schellenberg tại một phiên tòa ở Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc hồi năm 2019 (Ảnh: AFP).
Tòa án nhân dân cấp cao tỉnh Liêu Ninh ngày 10/8 phát đi thông báo cho biết, họ giữ nguyên bản án tử hình với Robert Lloyd Schellenberg, công dân Canada bị tòa án Trung Quốc kết tội năm 2018 với cáo buộc buôn ma túy.
Tòa án Liêu Ninh cho biết, họ quyết định bác đơn kháng cáo của Schellenberg vì “các tình tiết được xác định trong phiên tòa đầu tiên là rõ ràng, bằng chứng đúng và đủ, việc kết tội là chính xác với bản án phù hợp”.
Đáp trả động thái trên, Ngoại trưởng Canada Marc Garneau cho biết, nước này “mạnh mẽ lên án” quyết định của tòa Trung Quốc, cũng như bản án mà Ottawa mô tả là “tùy tiện” chống lại công dân của họ.
Ông Garneau nhấn mạnh rằng, Canada đã nhiều lần bày tỏ quan điểm phản đối tới Trung Quốc liên quan tới hình phạt mà họ mô tả là “thiếu tính nhân đạo”. Quan chức này cho biết sẽ tiếp tục liên lạc với các quan chức Trung Quốc ở cấp cao nhất nhằm tìm kiếm sự khoan hồng với Schellenberg.
Theo bản án được tuyên vào năm 2019, Schellenberg bị cáo buộc đã được những kẻ buôn ma túy phái tới Đại Liên, Trung Quốc vào tháng 11/2014 để thực hiện vụ buôn lậu hơn 222 kg ma túy methamphetamine từ Trung Quốc sang Australia. Phía cơ quan công tố Trung Quốc cho biết, Schellenberg và một người khác bị cáo buộc đã mua các công cụ và lốp xe để đóng gói số ma túy trước khi vận chuyển chúng đi bằng công-ten-nơ.
Tòa án Trung Quốc biết, sau khi vụ việc bị phát hiện, Schellenberg bị cáo buộc đã rời Đại Liên và bị bắt ở phía nam Trung Quốc vào 1/12/2014 khi “cố gắng trốn sang Thái Lan”.
Video đang HOT
Schellenberg, trong khi đó, liên tục tuyên bố rằng mình vô tội và chỉ là khách du lịch bị những tên tội phạm lừa gạt.
Công dân Canada này lần đầu hầu tòa vào tháng 3/2016 và bị kết án tù 15 năm vào tháng 11/2018. Schellenberg đã nộp đơn kháng cáo. Sau đó, một tòa án ở Trung Quốc vào tháng 12/2018 yêu cầu xét xử lại vụ án vì phía công tố cho biết họ tìm ra bằng chứng cho thấy Schellenberg đóng vai trò chính trong vụ việc. Một tháng sau đó, Schellenberg bị tuyên án tử hình.
Năm 2019, Thủ tướng Canada Justin Trudeau từng chỉ trích bản án, cho rằng ông bày tỏ “quan ngại to lớn”, đồng thời cáo buộc Trung Quốc “tùy tiện” tuyên án tử hình.
Theo Luật pháp Trung Quốc, những người bị bắt quả tang buôn bán hoặc vận chuyển ma túy, bao gồm cả người nước ngoài, đối mặt hình phạt nghiêm khắc. Bất cứ ai bị phát hiện mang theo 50 gram chất cấm có thể đối mặt với án tử hình.
Căng thẳng ngoại giao
Bản án đối với Schellenberg được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc và Canada vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Tháng 12/2018, cảnh sát Canada bắt giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu theo đề nghị của Mỹ. Bà Mạnh bị cáo buộc “âm mưu lừa đảo các tổ chức tài chính” và “lách” lệnh trừng phạt Mỹ áp dụng lên Iran.
Liên quan tới quyết định của tòa Trung Quốc hôm 10/8, Đại sứ Canada tại Trung Quốc Dominic Barton cho rằng: “Không phải là trùng hợp ngẫu nhiên mà những điều này đang xảy ra, ngay vào lúc phiên xét xử liên quan tới bà Mạnh đang diễn ra ở Vancouver”.
Theo Independent , Trung Quốc đã bác bỏ rằng các vụ án liên quan tới công dân Canada ở nước này có liên quan tới vụ việc của bà Mạnh ở Canada, dù trước đó Bắc Kinh từng cảnh báo Ottawa về các hậu quả nếu giám đốc tài chính Huawei không được thả tự do.
Ngoài vụ việc của Schellenberg, tòa án Trung Quốc dự kiến sẽ sớm đưa ra phán quyết với 2 vụ việc khác liên quan tới các công dân Canada Michael Kovrig và Michael Spavor. Cả 2 ông này bị cáo buộc làm gián điệp tại Trung Quốc.
Châu Á-Thái Bình Dương "nóng" với hàng loạt cuộc tập trận
Trong khi Mỹ đang chuẩn bị cho một loạt các cuộc tập trận toàn cầu kéo dài gần 1 tháng ở châu Á với các đồng minh thân cận như Australia, Anh, Nhật Bản thì Trung Quốc cũng tập trận ở Biển Đông.
Hải quân Mỹ đang tham gia một loạt cuộc tập trận trên khắp châu Á-Thái Bình Dương (Ảnh minh họa: SCMP)
Hàng loạt cuộc tập trận
Nhiều tàu chiến tiên tiến nhất trên thế giới, như tàu sân bay, tàu ngầm, sẽ cùng xuất hiện ở khu vực Tây Thái Bình Dương trong tháng này khi Mỹ, Ấn Độ, Anh, Trung Quốc và các nước khác đồng loạt tổ chức các cuộc tập trận phối hợp hoặc riêng rẽ trong khu vực.
Tháng 8 này mở màn sự kết thúc cuộc tập trận hải quân Talisman Sabre hôm 1/8 ở ngoài khơi bờ biển Australia, trong đó có các hoạt động diễn tập đổ bộ bờ biển, bắn đạn thật và sử dụng lệnh không gian để nhắm mục tiêu liên lạc vệ tinh với sự tham gia của 17.000 quân nhân từ 7 quốc gia, bao gồm Mỹ, Anh, Canada, New Zealand, Nhật và Hàn Quốc.
Ngày 2/8, Bộ Tư lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương của Mỹ cũng bắt đầu một loạt cuộc tập trận quy mô lớn, vốn kéo dài đến ngày 27/8. Các cuộc tập trận, lần đầu tiên trải dài trên 17 múi giờ, trong hơn 4 thập niên với sự tham gia của quân đội Australia, Anh và Nhật nhằm cải thiện năng lực tương tác, tạo sự tin cậy và hiểu biết chung để giải quyết các thách thức an ninh tốt hơn".
Trong khi đó, Trung Quốc cũng đang tiến hành các cuộc tập trận ở Biển Đông. Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc, trong một bài xã luận hôm 5/8, cho rằng nước này tiến hành cuộc tập trận của này là nhằm "đáp trả cuộc tập trận Ấn Độ - Thái Bình Dương của quân đội Mỹ". Bài báo còn nói, Washington đã "tính toán sai lầm" khi cố "khiến Trung Quốc và Nga e sợ bằng cách uốn nắn cơ bắp của họ".
Hôm 4/8, Ấn Độ cũng tuyên bố sẽ điều 4 tàu chiến đến Biển Đông trong nhiệm vụ kéo dài 2 tháng nhằm nhấn mạnh "năng lực hoạt động, sự hiện diện hòa bình và tình đoàn kết với các nước thân thiện".
Theo kế hoạch, các tàu Ấn Độ sẽ có các cuộc diễn tập với các quốc gia Đông Nam Á như Philippines, Singapore và Indonesia trước khi tham gia cuộc diễn tập thường niên Malabar với nhóm Quad (gồm Mỹ, Australia, Ấn Độ, Nhật Bản) ở Tây Thái Bình Dương
Trong khi đó, tàu chiến Bayern của Đức cũng đã khởi hành đến châu Á-Thái Bình Dương trong một hành trình với các điểm đến là đảo Guam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore... Tàu dự kiến sẽ đi qua Biển Đông vào tháng 12.
Trước đó, sau khi hạm đội tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Hoàng gia Anh cũng đã bắt đầu hành trình đến thăm 40 quốc gia và dự định tham gia cuộc tập trận với Mỹ tại Biển Đông trong khuôn khổ chương trình bảo vệ tự do hàng hải.
Đề phòng rủi ro
Theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), trong khi Mỹ muốn tăng cường hỗ trợ cho các đồng minh, cải thiện năng lực phối hợp hoạt động trong khu vực, Trung Quốc cũng tìm cách "phô diễn cơ bắp" ở Biển Đông và eo biển Đài Loan.
Washington cũng muốn khẳng định nỗ lực bảo đảm an ninh khu vực bằng cách thách thức các tuyên bố chủ quyền đơn phương, phi lý của Trung Quốc ở tuyến hàng hải quan trọng, nhưng Bắc Kinh lại cho rằng việc các nước điều tàu chiến đến vùng biển tranh chấp này là hành động khiêu khích.
Chuyên gia phân tích tại Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Malaysia, Shahriman Lockman, nhận định rằng cả Mỹ và Trung Quốc đều muốn diễn tập trong khu vực này để có thể lường trước được bất kỳ kịch bản nào xảy ra.
Tuy nhiên, theo ông, miễn là cả hai bên vẫn chuyên nghiệp, nguy cơ xung đột có thể được kiểm soát. "Mỗi bên đều cho thấy quyết tâm duy trì hiện diện trong khu vực. Điều này đôi khi có thể là con dao hai lưỡi vì nguy cơ khiến căng thẳng bùng phát", chuyên gia này nói thêm.
Chuyên gia nghiên cứu Collin Koh từ Trường Nghiên cứu Quốc tế S Rajaratnam tại Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore cho rằng sự bùng nổ của các hoạt động quân sự trong khu vực không gây ra nhiều rủi ro.
Theo ông Collin, sự gia tăng các hoạt động gần đây dường như là chưa từng có và diễn ra mạnh mẽ trong một khoảng thời gian ngắn. Ông cho biết, các bên đối thủ tiến hành các cuộc tập trận như một hình thức cảnh báo lẫn nhau, nhưng điều đó không hoàn toàn có nghĩa là họ sẽ vượt qua ngưỡng đe dọa hoặc sử dụng vũ lực.
"Các lực lượng quân sự đối thủ có thể theo dõi chặt chẽ các hoạt động của nhau, nhưng các hoạt động của họ thường được tiến hành ở một khoảng cách an toàn, chuyên nghiệp", ông Collin nói.
Tăng cường quan hệ hợp tác để ứng phó với đại dịch COVID -19 Theo phóng viên TTXVN tại Lào, báo Vientiane Times tối 5/8 đưa tin Bộ trưởng Ngoại giao Saleumsay Kommasith cùng ngày đã dẫn đầu đoàn đại biểu Lào tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Canada và Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-New Zealand qua hình thức trực tuyến. Sáng 5/8, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã dự Hội...