Quan hệ Trung Quốc Australia “u ám” sau thông tin Australia sẽ kiện Trung Quốc lên WTO
Thời gian gần đây, quan hệ Trung Quốc – Australia trở nên căng thẳng sau khi nhiều mặt hàng của Australia bị gánh thuế cao hoặc chịu một số hình thức gián đoạn.
Chiều 16/12, tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, trước thông tin Australia sẽ kiện Trung Quốc lên Tổ chức thương mại thế giới ( WTO) do áp thuế chống bán giá phá và thuế chống trợ cấp đối với lúa mạch của Australia, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho biết, Australia nên nhìn nhận “nghiêm túc” đối với các vấn đề mà phía Trung Quốc quan tâm, đồng thời thay đổi cách đối xử kỳ thị với doanh nghiệp Trung Quốc.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân (Ảnh: Bộ Ngoại giao Trung Quốc)
Phát biểu tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, người phát ngôn Uông Văn Bân cho biết, ông này và các đồng nghiệp của mình đã nhiều lần bày tỏ thái độ nhất quán về lập trường của Trung Quốc, các thông tin cụ thể về vụ kiện sẽ do ban ngành chủ quản của Trung Quốc giải đáp.
Nhiều khả năng, trong ít ngày tới, Bộ Thương mại Trung Quốc sẽ có phản ứng về vụ kiện của phía Australia. Trước đó, hôm 3/12 vừa qua, Bộ Thương mại Trung Quốc cũng cho biết, việc Trung Quốc áp thuế chống bán giá phá và thuế chống trợ cấp đối với lúa mạch của Australia căn cứ trên các yêu cầu của các ngành nghề có liên quan của Trung Quốc, trên cơ sở đảm bảo quyền lợi đầy đủ các của các bên. Trung Quốc khẳng định, quá trình lập án, điều tra, và ra quyết định đều dựa trên luật pháp có liên quan của nước này.
Video đang HOT
Bộ trưởng Thương mại Australia Simon Birmingham cho hay, Australia sẽ kiện Trung Quốc lên Tổ chức thương mại thế giới (WTO) do nước này áp thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với lúa mạch nhập khẩu từ Australia. Hồi tháng 5 vừa qua, Trung Quốc thông qua áp thuế 80,5% đối với mặt hàng lúa mạch nhập khẩu từ Australia với lý do phá giá và gây thiệt hại cho ngành nông nghiệp của nước này. Quyết định có hiệu lực từ ngày 19/5 và kéo dài trong vòng 5 năm.
Thời gian gần đây, quan hệ Trung Quốc – Australia trở nên căng thẳng sau khi nhiều mặt hàng của Australia bị gánh thuế cao hoặc chịu một số hình thức gián đoạn như lúa mạch, thịt bò, than, đồng, bông, tôm hùm, đường, gỗ, rượu, lúa mạch… Phía Australia cho biết, nhiều lần kêu gọi Trung Quốc đối thoại nhưng đều vấp phải sự im lặng của phía Trung Quốc.
Về phía Trung Quốc, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng, việc áp thuế lên hàng hóa Australia là phù hợp với quy định quốc tế và pháp luật Trung Quốc, đồng thời là sự thể hiện trách nhiệm của các bộ ngành Trung Quốc đối với người tiêu dùng nước này. Trung Quốc cũng khẳng định, Australia nên từ bỏ vai diễn “người bị hại” khi đưa ra 3 dẫn chứng nhằm phản bác các chỉ trích của phía Australia.
Thứ nhất , từ năm 2018 trở lại đây, phía Australia đã từ chối hàng chục dự án đầu tư của Trung Quốc tại Australia với lý do “an ninh quốc gia”. Cụ thể, trong nửa đầu năm nay, chính phủ Australia hai lần sửa đổi Luật đầu tư đối với doanh nghiệp nước ngoài, viện lý do “xem xét các yếu tố an ninh quốc gia” mà từ chối doanh nghiệp Trung Quốc. Thứ hai , chính phủ Australia cấm doanh nghiệp Huawei của Trung Quốc tham gia xây dựng 5G tại nước này mà không có lý do chính đáng và cuối cùng là tính đến thời điểm hiện tại, phía Australia đã 106 lần áp thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp lên hàng hóa Trung Quốc, trong khi đó Trung Quốc chỉ mới tiến hành 4 lần áp dụng các hình thức tương tự lên hàng hóa của Australia.
Động thái mới nhất nhằm về phía nhau khiến quan hệ Trung Quốc và Australia tiếp tục “u ám” trong năm 2020, các chuyên gia dự đoán thời gian tới, chính phủ của Thủ tướng Scott Morrison sẽ phải đối mặt với những “áp lực” cực lớn khi Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Australia kể từ năm 2016, với khoảng 32,6% hàng hóa xuất khẩu của Australia có điểm đến là Trung Quốc./.
Australia khiếu nại Trung Quốc lên WTO
Australia yêu cầu WTO điều tra mức thuế Trung Quốc áp đặt đối với sản phẩm lúa mạch của nước này, khi quan hệ hai nước ngày càng căng thẳng.
Bộ trưởng Thương mại Australia Simon Birmingham hôm nay cho biết quan chức Australia đã thông báo với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các đối tác ở Bắc Kinh rằng họ sẽ bắt đầu cuộc điều tra về thuế quan đã xóa sổ thương mại lúa mạch giữa Australia với Trung Quốc. Theo ông Birmingham, khoản thuế bổ sung 80% Trung Quốc áp đặt đối với lúa mạch nhập khẩu từ Australia là "thiếu cơ sở" và "không được củng cố bởi các sự kiện và bằng chứng".
"Chúng tôi rất tự tin rằng dựa trên bằng chứng, dữ liệu và phân tích mà chúng tôi đã tổng hợp, Australia có một vụ kiện cực kỳ mạnh mẽ", ông Birmingham nói. "Các quy trình giải quyết tranh chấp của WTO không hoàn hảo và mất nhiều thời gian, nhưng cuối cùng đó là con đường thích hợp cho Australia vào thời điểm này".
Bộ trưởng Thương mại Australia Simon Birmingham phát biểu tại quốc hội hôm nay. Ảnh: SMH .
Bộ trưởng Thương mại Australia đồng thời cho biết thêm rằng nước này có thể hành động thêm ở các lĩnh vực khác.
Trung Quốc hồi tháng 5 thông báo áp thuế 80,5% với lúa mạch từ Australia vì lý do phá giá, "gây thiệt hại cho ngành nông nghiệp nội địa". Mức thuế này có hiệu lực từ ngày 19/5 và thời hạn lên tới 5 năm, gồm thuế chống bán phá giá 73,6% và thuế chống trợ cấp 6,9%.
Australia là nhà cung cấp lúa mạch lớn nhất cho Trung Quốc với tổng trị giá xuất khẩu lên tới 1,3 tỷ USD/năm. Quan chức Australia từng thừa nhận nước này không có nhiều thị trường thay thế ngoài Trung Quốc, trong khi Bắc Kinh có thể chuyển sang nhiều nhà cung cấp khác như Pháp, Canada, Argentina và một số nước châu Âu.
Các chuyên gia cho biết Bắc Kinh đã cân nhắc hạn chế nhập khẩu lúa mạch Australia từ năm 2018 trong bối cảnh lo ngại rằng Trung Quốc, nước chỉ sản xuất khoảng 20% lượng lúa mạch họ cần, phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu.
Quan hệ giữa Australia và Trung Quốc xấu đi đáng kể trong những tháng gần đây. Ít nhất 13 ngành của Australia đã phải chịu thuế hoặc một số hình thức gián đoạn, gồm lúa mạch, thịt bò, than, đồng, bông, tôm hùm, đường, gỗ, du lịch, trường đại học, rượu, lúa mì và len.
Truyền thông Trung Quốc cũng liên tục công kích Australia về một loạt vấn đề. Những động thái này dường như bắt đầu từ việc Canberra đối đầu sự hiện diện ngày càng tăng của Bắc Kinh trong khu vực và kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc đại dịch Covid-19.
Australia hiện vẫn tránh việc đưa các tranh chấp lên WTO vì lo ngại quá trình giải quyết có thể mất nhiều năm, khiến Australia dễ bị trả đũa và làm xấu đi mối quan hệ.
Trung Quốc ra đòn thuế quan với Australia sau tranh cãi về Covid-19 Bộ Thương mại Trung Quốc vừa thông báo về quyết định áp mức thuế chống bán phá giá lên lúa mạch của Australia từ ngày mai (19/5). Báo điện tử ABC News của Australia thông tin, Bộ Thương mại Trung Quốc vừa ra tuyên bố cho biết, bắt đầu từ ngày mai, Trung Quốc sẽ áp mức thuế mới đối với lúa mạch...