Quan hệ tình dục trước 18 tuổi dễ mắc ung thư cổ tử cung
Những chị em quan hệ tình dục trước 18 tuổi có tỷ lệ nhiễm HPV cao gấp gần 3 lần những người quan hệ sau độ tuổi này.
Trong khi gần như 100% các ca ung thư cổ tử cung có sự hiện diện của virus HPV tuýp nguy cơ cao.
Theo các chuyên gia, lý do là vì ở lứa tuổi vị thành niên, cấu trúc cổ tử cung chưa phát triển hoàn thiện, nếu quan hệ tình dục thì virus sẽ dễ dàng tấn công gây bệnh.
Ngoài ra, những người từng có quan hệ tình dục với hơn một người trong đời có tỷ lệ nhiễm HPV cao hơn gấp 3 lần so với người chỉ có một bạn đời.
Đây là kết quả nghiên cứu trong năm 2010 của nhóm tác giả Lê Thị Thanh Hà, Vũ Thị Hoàng Lan (Đại học y tế công cộng) và Lương Thu Oanh (Vụ bà mẹ sức khỏe trẻ em, Bộ Y tế). Hơn 1.500 phụ nữ đã có chồng tuổi từ 18 đến 69 tại Hà Nội và TP HCM đã tham gia khảo sát.
Kết quả tỷ lệ nhiễm HPV ở phụ nữ Hà Nội là hơn 6% còn TP HCM là hơn 8%. Điều đáng lưu ý là trong số đó, phổ biến nhất là virus HPV-16 và HPV-18, hai chủng này chịu trách nhiệm đến 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung.
Thực tế là không phải mọi người nhiễm HPV đều bị ung thư cổ tử cung mà chỉ có một tỷ lệ nhỏ phát triển thành tiền ung thư hoặc ung thư không xâm lấn. Những trường hợp này nếu không được điều trị sẽ phát triển thành ung thư cổ tử cung. Thế nhưng, theo thống kê ở các bệnh viện chuyên khoa, bệnh nhân ung thư cổ tử cung thường đến khám và điều trị ở giai đoạn muộn chiếm tỷ lệ khá cao khoảng 60%.
Video đang HOT
Bệnh nguy hiểm bởi quá trình ủ bệnh kéo dài trong suốt 15 năm, có thể phát hiện dễ dàng nếu đi khám định kỳ, chỉ bằng một test pap đơn giản, giá chỉ 100.000 đồng. Phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì 80-90% trường hợp sẽ khỏi bệnh sau 5 năm điều trị. Thế nhưng phần lớn người dân Việt Nam không có thói quen đi khám định kỳ.
Một nghiên cứu của Tổ chức Health Bridge được đưa ra tại hội thảo ung thư cổ tử cung tại Việt Nam tổ chức sáng 7/12 tại Hà Nội cho thấy chỉ có hơn 37% người đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần. Lý do là thấy không cần thiết, tốn kém và không có thời gian.
Bên cạnh đó, nhân thức của người dân về yếu tố nguy cơ và cách phòng ngừa còn hạn chế. Hơn 80% người được hỏi biết đến ung thư cổ tử cung nhưng có đến hơn một nửa không biết yếu tố nguy cơ nào. Hơn 42% không biết dấu hiệu nào cảnh báo bệnh.
Nghiên cứu này vừa được thực hiện tại Hà Nội, Huế, TP HCM (từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2010) với sự tham gia của gần 1.000 người dân, lãnh đạo ngành y tế, cán bộ y tế cơ sở, bệnh nhân ung thư.
Theo các chuyên gia, văcxin là biện pháp can thiệp hàng đầu. Trong 2 năm vừa qua, Việt Nam triển khai thí điểm tiêm miễn phí tại Cần Thơ và Thanh Hóa, cho hơn 10 nghìn trẻ em gái 11 tuổi hoặc nữ sinh lớp 6.
Theo Phó giáo sư Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương (Bộ Y tế), có 64 trường hợp phản ứng nhẹ sau tiêm, chiếm khoảng 0,3% số mũi tiêm. Chủ yếu là các biểu hiện chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, nôn, một trường hợp ngất. Ngoài ra không ghi nhận ca phản ứng nghiêm trọng nào.
“Chúng tôi hy vọng sớm đưa tiêm văcxin HPV vào chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em gái”, ông Hiển nói.
Tại Việt Nam tỷ lệ mắc mới ung thư cổ tử cung là 20 trên 100.000 phụ nữ với tỷ lệ tử vong là 11 trên 100.000. Ung thư này phổ biến ở các nước đang phát triển, cao gấp 6-10 lần so với các nước phát triển.
Theo VnExpress
Ung thư cổ tử cung và những quan niệm sai lầm phổ biến.
Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là một trong những bệnh ung thư gây tử vong hàng đầu trong các loại ung thư thường gặp ở phụ nữ độ tuổi 15 đến 44 tại Việt Nam1. UTCTC gây ra gánh nặng và những tổn thất vô cùng to lớn về sức khoẻ và tình thần cho bản thân người phụ nữ mắc bệnh và cả những người thân trong gia đình. Do đó việc chị em phụ nữ hiểu và phòng tránh căn bệnh này là rất cần thiết.
Tuy nhiên, qua cuộc khảo sát gần đây về nhận thức của phụ nữ ở một số nước Châu Á về UTCTC, chúng ta không khỏi giật mình vì sự thiếu hiểu biết của nhiều phụ nữ đối với căn bệnh nguy hiểm này.
1. UTCTC là bệnh di truyền ?
Kết quả từ cuộc khảo sát gần đây về nhận thức của người phụ nữ đối với căn bệnh UTCTC tại một số Quốc gia Châu Á cho thấy 39% phụ nữ cho rằng UTCTC có tính di truyền2. Thật ra, UTCTC không phải loại bệnh do di truyền. Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung đã được xác định là do nhiễm HPV, một loại vi rút gây u nhú ở người có tỉ lệ lây nhiễm rất cao qua đường tình dục.
2. Sống lành mạnh, vệ sinh cá nhân tốt sẽ không bị UTCTC?
Nhiều phụ nữ nghĩ rằng, UTCTC chỉ xảy ra với những người có quan hệ bừa bãi, sinh đẻ nhiều và vệ sinh cá nhân kém. Những yếu tố này làm gia tăng nguy cơ nhiễm HPV. Tuy nhiên, thực tế là HPV rất dễ lây lan, chỉ cần tiếp xúc ngoài da ở bộ phận sinh dục đã có thể lây. Nhiễm HPV là nhiễm trùng đường sinh dục phổ biến nhất ở phụ nữ 3. Do đó UTCTC có thể xảy ra với bất kỳ phụ nữ nào.
3. Đã nhiễm HPV thì chắc chắn bị UTCTC và HPV nào cũng gây ung thư?
Trên thực tế nhiều chị em nhiễm HPV rồi tự hết mà không cần điều trị. Một số khác nhiễm lâu dài với những loại HPV có khả năng gây ung thư qua nhiều năm thì các tổn thương sẽ dần dần tiến triển ở cổ tử cung và trở thành ung thư.Gây ra UTCTC nhiều nhất là HPV 16, 18, 31, 45, với hơn 80% các ca UTCTC 4.
4. Chỉ khám phụ khoa định kỳ và tầm soát là đủ?
Việc khám phụ khoa và thực hiện tầm soát bằng pap smear định kỳ ít nhất mỗi năm một lần là rất cần thiết đối với những phụ nữ đã có quan hệ tình dục. Phương pháp này giúp kiểm tra và phát hiện những dấu hiệu bất thường sớm để có thể điều trị kịp thời. Tuy nhiên không giúp phòng ngừa HPV, nghĩa là không ngăn chặn được nguyên nhân gây bệnh ban đầu. Hiện nay đã có vắc xin ngừa những tuýp HPV gây bệnh phổ biến nhất và việc chủng ngừa song song với khám tầm soát định kỳ sẽ giúp chị em phòng ngừa UTCTC tốt nhất.
5. Chủng ngừa UTCTC sớm là không cần thiết?
35% bà mẹ có con trong tuổi vị thành quan niệm rằng con gái họ còn quá nhỏ nên chưa cần chủng ngừa2. Đây là quan niệm cần thay đổi. Việc chủng ngừa giúp ngăn ngừa nhiễm HPV gây bệnh, thực hiện càng sớm sẽ càng giảm được nguy cơ lây nhiễm. Vắc xin phòng UTCTC giúp hệ miễn dịch của cơ thể nhận diện và tiêu hủy HPV trước khi chúng xâm nhập vào cổ tử cung để gây bệnh.
(Eva.vn)
Bổ sung chất sắt như thế nào? Thiếu sắt dẫn đến thiếu máu với các biểu hiện như mệt mỏi, mất khả năng tập trung, đau đầu, rụng tóc.... Tuy nhiên, rất ít người biết bổ sung đúng nguyên tố vi lượng quan trọng này. 1. Rau bina (rau chân vịt) rất giàu chất sắt? Sai. Trong 100gr rau chân vịt chỉ chứa một lượng chất sắt rất nhỏ là...