Quan hệ Nhật Bản-Hàn Quốc thăng trầm do Trung Quốc trỗi dậy
Nhật báo The Korea Times (Thời báo Hàn Quốc) số ra mới đây dẫn lời Giáo sư danh dự Masao Okonogi của trường Đại học Keio, một chuyên gia nghiên cứu về Hàn Quốc, cho rằng mối quan hệ Hàn-Nhật đang trở nên xấu đi…
Ảnh minh họa. (Nguồn: brecorder.com)
… Và hiện ở mức thấp nhất kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao năm 1965, có thể là một “sản phẩm phụ” của tình trạng ảnh hưởng của Trung Quốc đang gia tăng tại khu vực Đông Á.
Theo ông Okonogi, tình trạng bế tắc về ngoại giao giữa Hàn Quốc và Nhật Bản xuất phát từ cách nhìn nhận khác nhau của hai nước đối với việc Trung Quốc đang trỗi dậy trong khu vực. Ông nói: “Hàn Quốc coi Trung Quốc là một cơ hội cho hoạt động kinh doanh, còn Nhật Bản thì lại coi đây là một mối đe dọa.”
Học giả này cho rằng người dân Nhật đã lo ngại về sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Á kể từ năm 2010. Ông nói: “Từ bấy giờ, Trung Quốc đã bắt đầu tăng cường các tham vọng trên biển và đụng độ thường xuyên hơn với Nhật Bản trong cuộc tranh chấp quần đảo Senkaku mà phía Trung Quốc gọi là Điếu Ngư”. Đây là một quần đảo không có người ở nằm ở biển Hoa Đông do phía Nhật Bản kiểm soát và phía Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền.
Giáo sư Okonogi còn nói một số người tin rằng Hàn Quốc đã đánh mất sự cân bằng trong quan hệ với các nước láng giềng và nghiêng nhiều hơn về phía Trung Quốc. Mặc dù vẫn còn những tranh cãi giữa Hàn Quốc và Nhật Bản liên quan đến lịch sử, nhưng học giả này vẫn lạc quan về mối quan hệ lâu dài giữa hai nước khi tiên đoán rằng sẽ có những dấu hiệu của sự thay đổi sau ngày 15/8, tức là dịp kỷ niệm 70 năm ngày kết thúc cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ hai.
Ông Okonogi còn cho rằng ít có khả năng Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ công bố bất kỳ biện pháp nào có thể tạo ra một bước đột phá về mặt ngoại giao trong bài diễn văn nhân dịp đó. Tuy nhiên, Giáo sư Okonogi nhận định lãnh đạo hai nước sẽ có thể có cuộc gặp thượng đỉnh sau dịp trên vì cả hai phía đều hiểu rõ rằng mối quan hệ xấu đi sẽ không có lợi cho bất kỳ bên nào. Ông nói: “Vì vậy, hai bên sẽ tìm cách cải thiện quan hệ nhằm chấm dứt tình trạng bế tắc.”
Học giả này cho rằng kể từ khi Hàn Quốc và Nhật Bản bình thường hóa quan hệ ngoại giao 50 năm trước, mối quan hệ song phương đã trải qua ba giai đoạn khác nhau, được thúc đẩy bởi điều mà ông gọi là những thay đổi mang tính hệ thống tách biệt. Trong giai đoạn thứ nhất kéo dài đến cuối năm 1989, tức là khi cuộc Chiến tranh Lạnh kết thúc, mối quan hệ này phát triển rất tốt đẹp và đạt nhiều kết quả hơn mong đợi.
Trong giai đoạn thứ hai kéo dài đến năm 2010 trước khi Trung Quốc trỗi dậy trở thành một cường quốc về kinh tế trên thế giới, mối quan hệ Hàn-Nhật không phát triển như mong đợi và vẫn còn một số yếu tố không đáng hài lòng trong mối quan hệ này nhưng dù sao thì đó cũng là một giai đoạn khá tốt so với giai đoạn thứ ba hiện nay.
Trong khi đó, tờ Đại Công báo (Hong Kong) cho hay tại Hội nghị Năng lực lãnh đạo châu Á được tổ chức gần đây tại Hàn Quốc, với tư cách là đại biểu Trung Quốc, ông Diêm Học Thông, chuyên gia chính sách đối ngoại, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quan hệ quốc tế đương đại thuộc Đại học Thanh Hoa đã có buổi trả lời phỏng vấn báo “Chosun”, tờ báo có sức ảnh hưởng lớn tại Hàn Quốc. Ông Diêm Học Thông cho rằng “đồng minh Trung Quốc-Triều Tiên” đã tan vỡ, ở chiều ngược lại Trung – Hàn ngày càng có xu hướng kết thành đồng minh.
Trả lời câu hỏi “Quan hệ Hàn-Trung và đồng minh Hàn-Trung liệu có giống nhau không?” ông Diêm Học Thông cho biết: “Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, từ ‘đồng minh’ dùng để chỉ các đối tác có quan hệ hợp tác chặt chẽ trong tất cả các lĩnh vực như quân sự, chính trị, kinh tế… Hiện nay không nhất thiết phải lý giải từ này với hàm ý tương đồng. Căn cứ theo tình hình hiện nay của hai nước cũng như vấn đề mà hai bên quan tâm lẫn nhau, có thể lựa chọn một lĩnh vực, cường độ hợp tác nhất định…, để liên kết thành đồng minh theo hình thức có thể điều tiết.”
Khi được hỏi “Liệu đồng minh Hàn-Trung có xung đột với ‘đồng minh thân thiết’ được nhắc tới trong ‘Hiệp ước hợp tác tương trợ hữu hảo Trung-Triều’ hay không”, ông Diêm Học Thông nói trên thực tế quan hệ đồng minh giữa Trung Quốc và Triều Tiên đã tan vỡ, quan hệ giữa hai nước hiện nay không thể như trước. Ông nói: “Hiện nay quan hệ Hàn-Trung tốt hơn nhiều so với quan hệ Triều-Trung.
Đại đa số người Hàn Quốc cho rằng quan hệ Triều-Trung đang ở mức độ đặc biệt mà quan hệ Hàn-Trung rất khó vượt qua. Khó có thể giải thích tại sao người dân lại có quan điểm này. Về vấn đề hạt nhân, Triều Tiên luôn bất chấp lời khuyên bảo chân thành của Trung Quốc, quan hệ hai nước đang xấu đi. Từ tình hình hiện nay ở Triều Tiên có thể thấy khả năng Chủ tịch Kim Jong Un tới thăm Trung Quốc trong tương lai gần là rất thấp.”
Trong khi đó, Ông Mộc Xuân Sơn, bình luận viên khách mời của “Đại Công báo”, lại cho rằng thời gian gần đây tình trạng “binh lính Triều Tiên đào ngũ, vượt biên và giết chết người Trung Quốc” là điểm nóng duy nhất trong quan hệ Trung-Triều.
Ông Mộc Xuân Sơn cho rằng những vụ thảm sát xảy ra nhiều lần này khiến lòng tin của người Trung Quốc đối với Triều Tiên sụt giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, quan hệ Trung-Triều không bị vướng mắc bởi vấn đề lịch sử, không có gánh nặng tâm lý đối với lợi ích của Trung Quốc, nên sẽ được coi trọng hơn.
Video đang HOT
Chính phủ Trung Quốc lặng lẽ tiến hành “điều chỉnh ngoại giao” đối với Triều Tiên. Bắc Kinh cũng sẽ dùng phương thức rõ ràng hơn để hành xử trong mối quan hệ này. Có thể nói tình hữu nghị nhân dân Trung-Triều được vun đắp từ thế hệ trước đang đối mặt với nguy cơ tan vỡ, mặc dù trước đó có người nói Trung Quốc là người bạn hiếm có của Triều Tiên.
Ông Mộc Xuân Sơn cho biết thêm, điều đáng vui mừng là Trung Quốc và Triều Tiên đang bắt đầu từ quan hệ “đồng minh thân thiết” không bình thường dần dần quá độ thành quan hệ bình thường giữa các quốc gia.
Trên thực tế, Trung Quốc về cơ bản đã chấp nhận cục diện chính trị và kinh tế quốc tế đang tồn tại hiện nay, đồng thời lấy đó làm cơ sở phát triển đất nước lớn mạnh, bên cạnh đó cùng các nước thành viên khác của cộng đồng quốc tế duy trì an ninh quốc tế nhằm đảm bảo những lợi ích đã đạt được của nước này ngày càng mở rộng hơn nữa./.
Theo NT (TTXVN/Vietnam )
Những thăng trầm của trình duyệt Internet Explorer
Từng thống lĩnh thị phần trình duyệt web, Internet Explorer vừa bị Microsoft tuyên bố khai tử. Lịch sử IE đã diễn ra nhiều thăng trầm từ phiên bản đầu tiên đến phiên bản cuối cùng.
Microsoft vừa xác nhận sẽ khai tử nhãn hiệu trình duyệt Internet Explorer để ủng hộ cho trình duyệt web mới trong Windows 10. Sản phẩm thay thế IE hiện tại có tên là "Project Spartan", mặc dù nó sẽ có tên gọi khác trước khi ra đời.
Internet Explorer bị thế giới công nghệ chê bai hay khinh thường trong những năm qua, song vẫn không thể phủ nhận IE đóng vai trò quan trọng trong những ngày đầu tiên của web, và vì thị phần áp đảo của Windows, IE vẫn được dùng rất nhiều. Sau đây là những nét thăng trầm của IE.
1995: Microsoft Internet Explorer (hay Internet Explorer 1)
Internet Explorer 1 là kết quả vụ dàn xếp về vấn đề giấy phép giữa Microsoft và Spyglass, một công ty nhỏ đứng sau trình duyệt web Mosaic. Eric Sink, nhà phát triển của Spyglass, đã giúp xây dựng trình duyệt Mosaic, viết trong một blog rằng, thỏa thuận trên đến đúng lúc cuộc cạnh tranh giữa Spyglass và Netscape đến hồi căng thẳng nhất.
1995: Internet Explorer 2 sao chép nhiều điểm của Netscape Navigator
Chỉ mấy tháng sau khi có Internet Explorer 1, Microsoft đã ra phiên bản IE 2 vào tháng 11/1995, cố gắng sao chép một số tính năng và thiết kế của Netscape Navigator. Lúc này, Netscape Navigator rất nổi tiếng. Nhiều website ban đầu được thiết kế chỉ để tương thích với Navigator, trình duyệt chiếm gần 90% thị phần vào năm 1996.
Microsoft đã phải chiếm thị phần của Netscape mới mong vượt qua Navigator. Điều này có nghĩa là thiết kế IE 2.0 phải đưa được các bookmark (những trang web yêu thích được người dùng đánh dấu) trong Netscape sang IE, và hỗ trợ các tính năng HTML, vì thế trang web trông sẽ giống nhau trên mỗi trình duyệt. IE 2.0 cũng là phiên bản đầu tiên có trên Mac OS, dù IE xuất hiện trên Mac OS 6 tháng sau khi có trên Windows.
1996: Internet Explorer 3 bắt đầu được dùng nhiều
Ra đời vào tháng 8/1996, IE 3.0 là phiên bản trình duyệt web đầu tiên của Microsoft thực sự thách thức Netscape Navigator. Để được như thế, Microsoft đã tạo ra một phiên bản khác có tên gọi là Jscript dành cho IE, đồng thời hỗ trợ ActiveX, plugin và mã hóa 128-bit cho một số phiên bản.
Mặc dù IE 3.0 đã xóa bỏ mã nguồn Spyglass mà Microsoft đã dùng trong 2 phiên bản trước, hãng vẫn dùng một số công nghệ của Spyglass, và sau đó bị vướng vào vụ kiện tụng. Cuối cùng, Microsoft đã phải trả cho Spyglass 8 triệu USD.
1997: Internet Explorer 4.0 khởi nguồn cuộc chiến kiện tụng
Khi Microsoft ra Internet Explorer 4.0 vào tháng 10/1997, nhóm thiết kế IE đã kỷ niệm bằng cách di chuyển biểu tượng chữ "e" cao 10 foot (khoảng 3 mét) - là logo của IE - từ bữa tiệc ra mắt đến bãi cỏ sân trước của văn phòng Netscape, để các nhân viên Netscape nhìn thấy.
IE 4.0 ra mắt được xem là bắt đầu cho cuộc chiến trình duyệt đầu tiên, và là bước ngoặt cho Microsoft. Bằng cách tích hợp IE vào Windows, Microsoft đã giành được lợi thế trước Navigator và gia tăng thị phần. Nhưng điều này cũng dẫn Microsoft đến vụ kiện tụng chống độc quyền vang dội năm 2011, giữa cả nước Mỹ với Microsoft.
1999: Internet Explorer 5.0 chinh phục cả thế giới
Internet Explorer 5 ra đời vào tháng 3/1999 sau khi có bản xem trước dành cho nhà phát triển vào tháng 6 và bản xem trước dành cho công chúng vào tháng 11/1998. Sau đó, IE 5.0 chính thức ra mắt cùng với Windows 98 Second Edition vào tháng 9/1999.
Với IE 5.0, Microsoft đã giới thiệu các XMLHttpRequest (XHR) và HTML Application (HTA). Vào thời điểm Microsoft nâng cấp lên phiên bản 6.0, IE 5 đã vượt qua 80% thị phần trình duyệt web, phần lớn nhờ tích hợp IE vào Windows.
2001: Internet Explorer 6.0 bị liệt vào "những sản phẩm công nghệ tệ nhất mọi thời đại"
Internet Explorer 6 được cài đặt cùng với cả Windows XP và Windows Server 2003, đưa IE lên đến gần 90% thị phần vào năm 2002. Tuy nhiên, IE6 được mọi người nhớ nhất vì những lỗ hổng bảo mật, chủ yếu do thiết kế. Năm 2004, Cơ quan ứng cứu khẩn cấp máy tính Mỹ US-CERT đã phát hành báo cáo bảo mật nói những lỗ hổng của IE và việc IE tích hợp sâu với Windows khiến tình trạng IE càng tồi tệ, một số chuyên gia bảo mật đã thúc giục người dùng không nên sử dụng IE.
Năm 2006, tạp chí PC World đưa IE6 là sản phẩm công nghệ tệ thứ 8 của mọi thời đại, tuyên bố đó là "phần mềm kém bảo mật nhất trên hành tinh". Đó cũng là phiên bản IE cuối cùng có tên gọi là "Microsoft Internet Explorer".
2006: Windows Internet Explorer 7 cuối cùng đã ra
Hơn 5 năm sau khi IE 6.0 ra mắt, Windows Internet Explorer 7 đã ra và là trình duyệt mặc định của Windows Vista, có thể thay thế IE6 trên Windows XP. IE7 giới thiệu mã hóa 256-bit (cho người dùng Vista) và Windows RSS Platform.
Có lẽ do ra mắt quá muộn khi IE6 bị chỉ trích nhiều, IE7 gặp nhiều khó khăn trong việc giữ thị phần, và mở cánh cửa cho Mozilla Firefox nhảy vào cạnh tranh.
2009: Internet Explorer 8 có nhiều cải tiến, nhưng chưa đủ
Được xem là có nhiều cải tiến so với 2 phiên bản IE6 và 7, song IE8 vẫn quá chậm trễ khiến thị phần Microsoft rơi vào tay Mozilla Firefox và Google Chrome.
2011: Internet Explorer 9
Với Internet Explorer 9, Microsoft đã thay đổi giao diện người dùng và tập trung vào HTML 5, CSS3, XHTML và các yếu tố khác nhằm giành lại vị thế dẫn đầu trên thị trường trình duyệt web. Công ty đã ra IE9, không đi kèm hệ điều hành, quảng bá IE9 với hàng loạt chương trình truyền hình đắt đỏ. Về mặt kỹ thuật, IE9 được xem là tương đương với Firefox và Chrome, nhưng IE9 chưa bao giờ bứt phá thị phần như Microsoft mong muốn.
2012: Internet Explorer 10
Được thiết kế để chỉ chạy trên Windows 8, Internet Explorer 10 có 2 phiên bản khác nhau. Một là ứng dụng Metro được thiết kế cho màn hình cảm ứng của Windows 8 và không hỗ trợ plug-in; và một là phiên bản desktop truyền thống hỗ trợ các plug-in.
IE10 tích hợp sẵn Adobe Flash Player, mặc dù một số tính năng Flash bị loại khỏi ứng dụng Metro để tránh hao pin trên thiết bị di động.
2013: Internet Explorer 11, phiên bản IE cuối cùng
Theo những gì Microsoft đã tuyên bố, Internet Explorer 11 sẽ là phiên bản IE cuối cùng. Hãng sẽ khai tử nhãn hiệu trình duyệt Internet Explorer để ủng hộ cho trình duyệt web mới trong Windows 10.
Project Spartan
Microsoft vẫn chưa công bố rõ ràng gì về trình duyệt mới hiện có tên mã là "Project Spartan". Dự kiến tại sự kiện Windows 10 diễn ra vào tháng 1 tới, Microsoft đã tuyên bố một số tính năng mới như tích hợp với Cortana, thêm công cụ nhận diện giọng nói như trên Windows Phone, thêm công cụ mới để đọc text trên trang web....
Trình duyệt mới được thiết kế để tương thích với mọi loại thiết bị, từ smartphone đến PC.
Theo Bảo Bình/ ICTNews/Zing
Lý Quang Diệu: TQ trỗi dậy nhiều nước bất an, Tập Cận Bình "rắn như thép" Quý vị có nói điều gì khiến ông ta không vui, ông ta cũng sẽ vẫn giữ nguyên một vẻ mặt thường thấy. Ý chí của ông ấy rắn như thép. Ông Lý Quang Diệu và ông Tập Cận Bình. Ảnh: China Daily. Lý Quang Diệu ấn tượng nhất là Đặng Tiểu Bình Tháng 10/1978, Đặng Tiểu Bình thăm Singapore. Trước đó Trung...