Quan hệ Nga NATO lại ‘căng như dây đàn’ sau hội đàm

Theo dõi VGT trên

Ngày 20/4, Hội đồng NATO – Nga có cuộc hội đàm tại Brussels (Bỉ) nhằm bàn về tình hình Ukraine, Afghanistan và bàn cách tránh các sự cố quân sự giữa hai bên có nguy cơ dẫn tới chiến tranh.

Tuy nhiên, cuộc gặp đã không thể giúp giải quyết các bất đồng sâu sắc và dai dẳng giữa NATO và Nga.

Quan hệ Nga - NATO lại căng như dây đàn sau hội đàm - Hình 1

Tổng Thư ký NATO Jeans Stoltenberg.

Theo ông Jens Stoltenberg – Tổng thư ký NATO, tại cuộc hội đàm, các thành viên NATO một lần nữa khẳng định quan điểm của NATO là ủng hộ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, không công nhận Nga sáp nhập Crimea.

“Sau những cải cách đầy tham vọng của ông Anatoly Serdyukov – Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nga, hiện lực lượng binh lính Nga quá đủ để tiến hành đồng thời 3 hoạt động quân sự lớn”.

Đó là kết luận của một Trung tâm phân tích có uy tín của Mỹ trong báo cáo về sự “yếu kém” của NATO ở châu Âu và sức mạnh quân sự khổng lồ của Nga. Vậy mục đích những báo cáo tương tự gây ra nỗi “hoảng sợ” cho phương Tây trước mối đe dọa bí mật từ Nga là gì?

Trung tâm phân tích Atlantic Council (AC) của Mỹ liên kết với NATO, Bộ Ngoại giao và tình báo Mỹ đưa ra một báo cáo với nội dung: với tình trạng hiện nay của mình các lực lượng NATO dường như không thể bảo vệ khu vực biên giới phía Đông của EU khi đối mặt với tính hiếu chiến ngày càng tăng của Nga.

Theo tin từ BBC báo cáo này có sự tham gia của những nhân vật chính trị và quân sự tầm cỡ, như cựu Tổng thư ký NATO Jaap de Hoop Scheffer, tướng Anh Richard Shirreff và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Italia Giampaolo Di Paola.

“Mối đe dọa từ Nga” tại các nước vùng Baltic

Được biết ngay trước khi báo cáo này được công bố, tờ Financial Times đã trích dẫn liên tục nội dung báo cáo này dựa trên các nguồn tin của truyền thông các nước Baltic, trong số đó có cổng thông tin điện tử bằng tiếng Nga Delfi.

Sau khi công bố, báo cáo cho thấy các tác giả đều coi khu vực Baltic bị đe dọa lớn. “Các chuyên gia đề cập tới những kịch bản mà trong đó Nga đang lôi kéo các nước vùng Baltic thuộc Liên Xô cũ” – BBC thông báo.

“Theo những tính toán chưa phải là khả quan nhất, sau 10 năm gia tăng chi tiêu quốc phòng và tiến hành cải cách quân sự sâu rộng của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov, hiện tại lực lượng vũ trang Nga có đủ số lượng lính nghĩa vụ (không bao gồm quân dự bị) để có thể tiến hành đồng thời 3 hoạt động quân sự lớn, là: tấn công các nước Baltic, can thiệp quân sự tại Ba Lan và bao vây quân đội chính phủ ở miền Đông Ukraine” – báo cáo từ Atlantic Council cho biết.

Ngoài ra, trong giai đoạn 2013 – 2015, Moscow tích cực gia tăng sức mạnh quân sự tại quan khu miền Tây (phía Tây đất nước). “Được biết vào tháng 1/2016, Nga thành lập 3 sư đoàn quân sự mới và thêm một đơn vị xe tăng mới tại quân khu miền Tây” – BBC trích báo cáo.

Hãng truyền thông Anh còn trích dẫn một nghiên cứu được thực hiện theo yêu cầu của Quốc hội Mỹ, trong đó nói rằng các nước vùng Baltic có thể bị Nga chiếm giữ trong vòng chưa đầy 3 ngày, ngay cả trường hợp NATO triển khai một lữ đoàn quân sự tại đây.

Ngoài ra, các chuyên gia phân tích của Tập đoàn RAND (Mỹ) cũng đưa ra kết luận rằng với tình hình hiện tại lực lượng vũ trang Nga có thể kiểm soát các thành phố Tallinn và Riga trong vòng chưa đầy 60 tiếng đồng hồ, gây ra thất bại thảm hại cho lực lượng quân sự của liên minh NATO ở khu vực này.

Quan hệ Nga - NATO lại căng như dây đàn sau hội đàm - Hình 2

Quan hệ Nga – NATO vẫn không được cải thiện sau hội đàm.

Điểm yếu chết người

Về phần mình, tờ Financial Times còn gây hoang mang cho dư luận khi nói rằng báo cáo của Atlantic Council đã phóng đại việc NATO không sằn sàng đáp trả lại những tham vọng mạnh mẽ từ phía Nga.

Thực tế là trong 3 năm qua lực lượng này (NATO) không hề di chuyển về phía trước: các lực lượng vũ trang của những quốc gia thành viên then chốt thuộc NATO vẫn đang trong giai đoạn “thiếu kinh phí mãn tính” và gặp những vấn đề về kỹ thuật phương tiện chiến đấu đáng kể.

“Ví dụ như, trong quân đội Đức hiện chỉ có 10 trong số 31 chiếc trực thăng Tiger được sử dụng và chỉ còn 208 trong số 406 đơn vị xe chiến đấu bộ binh Marder đang hoạt động” – cổng thông tin điện tử Delfi của Litva trích dẫn báo cáo AC.

“Vị trí kinh tế, địa lý cùng những ảnh hưởng của Đức trong nền chính trị châu Âu đòi hỏi sự quan tâm nhiều hơn nữa của chính quyền nước này trong lĩnh vực quốc phòng” – các chuyên gia AC đưa ra lời khuyên đối với Berlin.

Video đang HOT

Báo cáo còn chỉ trích các chính trị gia Đức nói riêng và châu Âu nói chung đã phản đối việc phân bổ nguồn ngân sách quốc gia dành cho quốc phòng.

Một trong những tác giả của báo cáo AC – tướng Anh Shirreff phàn nàn rằng, tình trạng quân đội của Anh cũng không hơn gì Đức. “Việc triển khai một lữ đoàn trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu là nhiệm vụ vô cùng khó khăn”.

Trước khi diễn ra các cuộc tập trận ở châu Âu vào năm ngoái, một lượng xe tăng của Canada đã được cung cấp cho quân đội Anh “vì tình trạng phụ tùng thay thế và bảo dưỡng các thiết bị quân sự của Anh hoàn toàn kiệt quệ”.

Các chuyên gia AC càng gây hoang mang khi tổng hợp dữ liệu dữ liệu cho biết, khoảng1/4 quốc gia thành viên NATO không có lực lượng không quân mạnh; 30% quốc gia không có hạm đội Hải quân hoặc lực lượng hạm đội quá nhỏ (dưới 600 người); hơn một nửa quốc gia thành viên NATO có lực lượng binh sĩ không vượt quá 20.000 người.

Đồng thời theo số liệu tổng hợp tháng 3/2016 từ Trung tâm phân tích European Leadership Network của London “Nga không định ngừng công cuộc tái vũ trang tại các khu vực lân cận biên giới NATO”.

Bảo vệ biên giới NATO không thể thiếu Mỹ

Báo cáo đưa ra kết luận rất đơn giản: Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương NATO cần “tập trung mọi sức lực để triển khai lực lượng quân sự của Mỹ và các thành viên phương Tây để ngăn chặn những bước đi nguy hiểm của Nga”.

Báo cáo của AC cũng nhắc lại rằng Tổng thổng Mỹ Barack Obama đã công bố kế hoạch triển khai thiết bị, vũ khí quân sự tại Trung và Đông Âu với số lượng đủ để trang bị cho một lữ đoàn thiết giáp dự kiến sẽ đóng quân cố định ở khu vực này.

Các tác giả AC tin rằng, khu vực này cần một lực lượng quân sự lâu dài chứ không phải tạm thời. “Song song với hoạt động của lực lượng không quân thì các hoạt động răn đe (ngăn chặn) có hiệu quả cần thiết hơn những cuộc tập trận quân sự đơn giản.

Nói đúng hơn là cần sự hiện diện lâu dài của một lực lượng quân sự NATO để loại trừ khả năng Nga tấn công thần tốc tại đây. Trong trường hợp đó, Moscow có thể giành chiến thắng trước cả khi lực lượng dự trữ của NATO kịp có mặt” – báo cáo viết.

Những nỗ lực vận động hành lang

Chuyên gia thuộc Hiệp hội các nhà khoa học chính trị quân sự, phó giáo sư bộ môn khoa học chính trị và xã hội học thuộc Đại học Kinh tế Quốc dân Plekhanov Perendzhiev Alexander khẳng định rằng, những báo cáo như thế này nhằm mục tiêu tác động tới dư luận.

Trong trường hợp này có thể nhìn thấy 2 mục tiêu rõ ràng. Mục tiêu đầu tiên là đảm bảo nguồn tài chính cho NATO để nó không giảm xuống mức tối thiểu, và tình huống tích cực nhất là nguồn tài chính có thể được tăng lên.

“Tác giả của báo cáo này giống như những nhà vận động hành lang chính trị cho vấn đề tài chính (đang tồn tại) của NATO. Hiện NATO đang đứng trước mối lo ngại nghiêm trọng đó là nguy cơ tổ chức này bị giảm vai trò, thậm chí là bị xóa bỏ.

Gần đây có thông tin về việc Liên minh châu Âu (EU) thành lập một lực lượng quân sự mới. Có nghĩa rằng, lực lượng của EU sẽ là đối thủ cạnh tranh của NATO và ở mức độ nào đó nó không khác gì mồ chôn cho liên minh này.

Lực lượng của EU sẽ mang tới quyền tự chủ lớn cho châu Âu trong việc đảm bảo an ninh khu vực. Vì hiện tại EU coi NATO là một lực lượng được thuê ngoài” – ông Perendzhiev phát biểu trên tờ Quan điểm của Nga.

Việc chú trọng tới một lực lượng thường trú của NATO tại Đông Âu cũng không phải là ngẫu nhiên. Nhóm các quốc gia Đông Âu là thành viên NATO liên tục yêu cầu tổ chức này hỗ trợ họ hiện đai hóa vũ khí, thiết bị quân sự.

“Đến nay tư cách thành viên của họ (các nước Đông Âu) trong khối NATO thể hiện ở chỗ họ gánh những khoản chi phí cho chính NATO nhiều hơn những gì họ được giúp” – chuyên gia Nga nhận định.

Quan hệ Nga - NATO lại căng như dây đàn sau hội đàm - Hình 3

Siêu tăng T-14 Armata

“Sức mạnh của xe bọc thép và tên lửa Nga gây ấn tượng cho NATO”

Nhận xét về kết luận của báo cáo cho rằng NATO không có khả năng bảo vệ khu vực biên giới phía Đông của Châu Âu, phó giáo sư Perendzhiev cho biết, trong quá trình cải cách lực lượng quân sự của các quốc gia thuộc Hiệp ước Warsaw cũ đã bị giảm nhiều, đặc biệt là các đơn vị thiết giáp và không quân.

Học thuyết quân sự của Hungary cũng nêu rõ, quân đội nước này cần phải đủ khả năng đẩy lùi bước tấn công đầu tiên của kẻ thù tiềm năng trước khi lực lượng NATO kịp tiếp ứng.

“Rõ ràng, các nhà phân tích kết luận rằng lực lượng NATO sẽ không thể đứng vững trước đòn tấn công thần tốc đầu tiên của Nga. Thậm chí, ngay cả khi lực lượng cơ bản của khối này xuất hiện thì họ cũng sẽ bại trận trước Moscow. Sức mạnh tên lửa, các đơn vị tăng thiết giáp cùng pháo phản lực Grad của Nga làm NATO lạnh gáy” – chuyên gia Nga tiếp tục.

Sự phát triển của lực lượng Không quân – Vũ trụ Nga làm gia tăng mạnh mẽ khả năng tấn công của quốc gia này. Tất cả đều gây ấn tượng mạnh tới các thành viên NATO và đâu đó trong họ xuất hiện nỗi lo sợ rằng, chiến lược mà họ bắt đầu áp dụng từ sau những năm 90 thế kỷ trước hiện đã không còn hiệu quả.

“Rõ ràng NATO là một liên minh có sức mạnh khổng lồ nhưng lại không thể áp chế được cường quốc nào đó trong khu vực. Vì vậy báo cáo này mặc dù nói về vấn đề bảo vệ sự tồn tại của NATO nhưng lại tồn tại một sự thật đằng sau nó”- Nhà chính trị Nga kết luận.

“Sự chia sẻ thông tin thuần túy”

Về phần mình, ông Konstantin Sivkov – Phó chủ tịch Học viện Các vấn đề địa chính trị Nga lại gọi báo cáo của AC đơn thuần chỉ là sự tuyên truyền, vì NATO “vượt trội đáng kể so với Nga về thành phần chiến đấu, số lượng binh sĩ và trang thiết bị kỹ thuật”.

“Đây hoàn toàn là sự chia sẻ thông tin nhằm hai mục tiêu: kêu gọi bổ sung nguồn tài chính cho nhu cầu quân sự của các nước thành viên NATO và hướng các quốc gia Tây Âu tới ý nghĩ coi Nga là kẻ thù. Để đối phó với kẻ thù này thì NATO cần chuẩn bị sức mạnh quân sự lớn” – ông Sivkov phát biểu trên tờ Quan điểm (Nga).

Đề cập tới những ví dụ cụ thể chứng minh sự bất lực của NATO, như việc chuyển các xe bọc thép từ Canada vào Châu Âu để thực hiện các cuộc tập trận, ông Sivkov giải thích rằng,đây không phải là biện pháp cần thiết do thiếu phụ tùng, trang thiết bị thay thế mà là hành động di chuyển lực lượng từ thềm lục địa Bắc Mỹ sang lãnh thổ châu Âu.

“Như việc người Mỹ đang triển khai các chiến đấu cơ tới châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ không có nghĩa những quốc gia này thiếu phụ tùng, thiết bị quân sự thay thế, mà vì ở đó đang diễn ra các cuộc xung đột” – nhà chính trị kết luận.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ báo Quan điểm, một trong những tờ báo điện tử uy tín tại Nga.

Đức Dũng (lược dịch)

Theo Infonet

Thủ tướng Ukraine từ chức: "Cách mạng cam 2.0" đã nhạt màu?

Việc Thủ tướng Ukraine Arseny Yatseniuk người được phương Tây nhiệt thành ủng hộ từ chức được cho là khiến "Cách mạng cam phiên bản 2.0" nhạt màu.

Thế là lại một chính thể- sản phẩm chính hiệu của phương Tây- đã sụp đổ để lại phía sau một đất nước điêu tàn, nợ nần trồng chất, kinh tế suy thoái, chính trị rối bời đến mức IMF phải trì hoãn việc giải ngân khoản cho vay 1,7 tỷ USD.

Thủ tướng Ukraine từ chức: Cách mạng cam 2.0 đã nhạt màu? - Hình 1

Thủ tướng Ukraine Arseny Yatseniuk. Ảnh AP

"Cách mạng mầu thuần khiết" lung lay

Cách mạng mầu (cam, nhung, hạt dẻ; hoa hồng, hoa cúc, hoa tulip, mùa xuân Arab...) là cụm từ chỉ những phong trào biểu tình quần chúng trong một số quốc gia thuộc Liên Xô, Đông Âu vào thập kỷ cuối của thế kỷ 20 và ở Trung Đông - Bắc Phi trong những năm đầu của thế kỷ 21.

Mỗi phiên bản tuy có khác nhau, nhưng các cuộc "Cách mạng màu" đều có đặc trưng chung là đông đảo quần chúng, sinh viên, các tổ chức phi chính phủ tham gia với phương thức biểu tình lớn, dài ngày lúc đầu là đấu tranh bất bạo động nhằm lật đổ các chính thể mà họ cho là tham nhũng, độc tài và trong một số trường hợp còn kết hợp với sự hỗ trợ bên ngoài, tạo dựng phái đối lập và dùng vũ lực để thay đổi chính quyền. Mỹ và phương Tây đã được xác định là người khởi xướng và đứng sau các cuộc "Cách mạng mầu" nói trên.

Điểm nhấn của cuộc cách mạng mầu ở Đông Âu là 15 quốc gia được tách ra sau khi Liên bang Xô Viết sụp đổ. Chiến lược Đông tiến của NATO đã gom phần lớn các nước nói trên trở thành thành viên của EU và NATO, tuy có sự phát triển ở mức độ khác nhau, nhưng nhìn chung vẫn èo uột và là gánh nặng cho các cựu thành viên của tổ chức này.

Thủ tướng Ukraine từ chức: Cách mạng cam 2.0 đã nhạt màu? - Hình 2

Những hình ảnh biểu tình trong "Cách mạng cam" như thế này tại Ukraine giờ chỉ còn là quá khứ. Ảnh Reuters

Ba Lan là một điển hình về sự yếu kém chính trị. Với khẩu hiệu mị dân và sự hào phóng tiền bạc trong lĩnh vực truyền thông khiến cho người dân bị choáng ngợp bởi cương lĩnh của Walesa - lãnh tụ công đoàn Đoàn kết lúc bấy giờ và họ đã ủng hộ việc ra đời một nhà nước thân phương Tây đầu tiên.

Tuy nhiên, không lâu sau chính thể do Walesa làm Tổng thống đã không điều hành nổi đất nước và buộc họ lại phải giao lại cho những chính trị gia có kinh nghiệm và những người này không còn mang danh nghĩa cộng sản là ông Alekander Kwasniewski.

"Mùa xuân Arab" cũng tàn phai

Tiếp đến là "Mùa xuân Arab" - là phiên bản mới nhất của cách mạng mầu khởi phát từ Tunisia đến Ai Cập, Libya, Syria... nhưng mang đậm gam mầu "máu" hơn do các cuộc tranh giành quyền lực, mâu thuẫn nội bộ, tôn giáo, dân tộc, sắc tộc... và tương lai hiện vẫn khó đoán định.

Libya cũng có một chính thể do Mỹ, phương Tây dựng lên. Tuy nhiên, "Gậy ông, đập lưng ông", ngay từ năm 2011, các phần tử khủng bố đã tiến hành một cuộc tấn công vào Lãnh sự quán Mỹ ở Benghazi làm Đại sứ Mỹ bị thiệt mạng, buộc Mỹ phải đóng cửa 19 đại sứ quán trong khu vực này.

Thủ tướng Ukraine từ chức: Cách mạng cam 2.0 đã nhạt màu? - Hình 3

Vụ tấn công Lãnh sự quán Mỹ tại Benghazi, Libya được coi là "biểu tượng" cho thất bại của phương Tây trong việc mang "Mùa xuân Arab" đến Trung Đông và Bắc Phi. Ảnh DPA

Tiếp đến là Đại sứ quán Nga, Lãnh sự quán Thụy Điển tại thủ đô của Libya cũng đã bị tấn công. Tình hình an ninh còn nghiêm trọng hơn khi Thủ tướng Libya Zeidan bị bắt cóc từ một khách sạn ở ngay trung tâm thủ đô Tripoli đến mức Mỹ buộc phải đưa lực lượng sang hợp tác với Libya để vãn hồi an ninh. Sự rối bời về chính trị, an ninh cho đến nay vẫn chưa có hồi kết.

Tại Tunisia, Ai Cập, Iraq, Afghanistan... cũng chẳng mấy lạc quan. Các chuyên gia nghiên cứu đã đưa ra nhận xét, nếu như ở "cách mạng Mùa thu" vấn đề chỉ mới bắt đầu của chủ nghĩa dân tộc, sắc tộc ở mức độ "ly khai" khỏi sự phụ thuộc vào Liên bang Xô Viết và hướng Tây, thì đến "Mùa xuân Arab" gam mầu chủ đạo của cuộc "Cách mạng mầu" này là cuộc chiến giữa người Hồi giáo theo dòng Shia và Sunni với sự hỗ trợ của phương Tây và các nhóm cực đoan đang bao trùm khu vực.

Thủ tướng Yatseniuk- "vật tế thần" của phong trào Maidan

Giờ đây, tại Ukraine sau hơn 2 năm một chính thể của phong trào "Maidan" do Mỹ, phương Tây dựng lên đánh trận cuối cùng để tiến sát biên giới Nga thì "Niềm tin đã bị mất, nó đã được thay thế bởi sự nghi ngờ" và thất vọng, nhất là việc Tổng thống Poroshenko dính vào các cáo buộc liên quan tới công ty ở nước ngoài đã làm mất đi ảnh hưởng của Khối Poroshenko trong Quốc hội Ukraine, và buộc Thủ tướng Yatseniuk phải từ chức.

Chưa ai dám khẳng định tương lai Ukraine sẽ đi về đâu cho dù thay đổi cả hệ thống chính trị, song bước đi này của Thủ tướng Ukraine tại thời điểm "nóng bỏng" đã cho thấy nước cờ cuối cùng của Thủ tướng ngấm ngầm đối đầu với Tổng thống, vẫn là bài ca tranh giành quyền lực.

Ngay sau động thái của Thủ tướng Ukraine, phía Nga đã đưa ra phản ứng và cho rằng ông Yatsenyuk là "Thủ tướng thất bại" và là một "vật tế thần". Những "chính sách vô nghĩa, nguy hiểm đối với ngân sách của Ukraine thông qua việc xây dựng hào và hàng rào trên biên giới, ngăn cách Nga và Ukraine vốn tiêu tốn một khoản ngân sách đáng kể".

Theo các cuộc thăm dò dư luận, uy tín của ông Yatsenyuk đã giảm mạnh. Thậm chí, ông Yatsenyuk đã "thoát chết" nhưng "trong gang tấc" với một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm hồi tháng 2 vừa qua.

Theo giới chuyên gia, Ukraine sẽ phải đối mặt với cuộc bầu cử Quốc hội sớm: "Sẽ mất khoảng 6 tháng để người dân Ukraine có thể chọn ra được một Thủ tướng mới tốt hơn nhưng bất cứ cuộc bầu cử mới nào cũng có thể sẽ quay trở lại nút thắt này". Và người ta còn dự đoán "không loại trừ khả năng ông Yatsenyuk sẽ chạy trốn ra nước ngoài vì lo ngại bị truy tố hình sự".

Thủ tướng Ukraine từ chức: Cách mạng cam 2.0 đã nhạt màu? - Hình 4

Cựu Thủ tướng Ukraine Yatsenyuk sẽ chạy trốn sau khi từ chức?

VOV.VN - Chuyên gia nhận định, cựu Thủ tướng Ukraine sẽ không chạy trốn trong thời điểm hiện tại, nhưng sẽ làm điều này vào lúc thành lập liên minh tiếp theo.

"Lời thú tội muộn mằn" của Tổng thống Obama

Điều đáng nói ở đây là hệ quả của "Cách mạng mầu" được Mỹ và phương Tây đạo diễn đã chỉ cho ra những chính thể yếu kém, không hề đưa lại hoa thơm, trái ngọt như tham vọng của họ và người dân đã ngộ nhận.

Đến mức Tổng thống Mỹ Obama ngày 10/4 vừa qua buộc phải thú nhận: "Có lẽ tôi đã thất bại trong việc dự tính hậu quả của những gì tôi nghĩ là điều nên làm khi can thiệp vào Libya".

Người đứng đầu Nhà Trắng cho rằng, đây là sai lầm tồi tệ nhất trong 2 nhiệm kỳ làm tổng thống của mình. Ông Obama còn nói thêm rằng: "Libya là một mớ hỗn độn sau khi nhà lãnh đạo độc tài Gaddafi bị lật đổ năm 2011".

Vì thế, giới phân tích dự báo và dư luận cho rằng, lời thú nhận nêu trên của Tổng thống Mỹ Obama đối với Libya có thể cần được nhân rộng hơn nữa, nhất là đối với các nước Trung Đông, Bắc Phi và cả trường hợp ở Đông Âu là Ukraine./.

CTV Nguyễn Nhâm

Theo_VOV

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump nêu tên hai nhân vật sẽ không được mời vào chính quyền mới
19:45:11 11/11/2024
Giá vàng cắm đầu lao dốc, chuyên gia nói không phải chỉ do Trump
12:39:23 12/11/2024
Cậu út nhà Trump đã giúp cha chinh phục cử tri trẻ bằng cách nào?
22:48:22 11/11/2024
Bitcoin phá đỉnh lịch sử 80.000 USD, liên tục tăng sau khi ông Trump đắc cử
20:34:27 11/11/2024
Nguyên nhân khiến tiền điện tử liên tục phá đỉnh thời gian gần đây
21:23:01 12/11/2024
Biểu tình nổ ra khắp nước Mỹ sau chiến thắng của ông Trump
20:12:26 11/11/2024
Mỹ điều chiến đấu cơ tấn công Houthi ở Yemen
22:58:34 11/11/2024
Vai trò của tỷ phú Elon Musk trong việc lựa chọn nội các của ông Trump
11:26:28 12/11/2024

Tin đang nóng

Lộ tin nhắn gây tranh cãi của Thanh Thuỷ về chiếc váy "sóng gió" trước khi đăng quang Miss International 2024
07:02:48 13/11/2024
Mua tặng bố mẹ căn chung cư, tôi không ngờ mẹ cho luôn em trai, cũng may tôi đã đề phòng trước
07:10:03 13/11/2024
Cô dâu Hải Phòng được người yêu cũ tặng 10 cây vàng trong đám hỏi: Chú rể sượng trân, phát biểu 3 chữ
10:01:41 13/11/2024
Huỳnh Thị Thanh Thủy: 20 tuổi là Hoa hậu Việt Nam, 22 tuổi thành Hoa hậu quốc tế, soi học vấn còn sốc hơn
08:33:48 13/11/2024
Visual trước khi "dao kéo" của Hoa hậu Thanh Thủy: Nhan sắc thật bị "bóc trần" qua loạt ảnh này
11:18:51 13/11/2024
Bà trùm hoa hậu Việt Nam: "Thanh Thủy đẹp chấn động"
10:09:08 13/11/2024
Bạn trai của chị gái tới nhà chơi, đi toàn Maybach, Porsche, BMW, tôi hoài nghi cho tới khi biết gia thế của anh ấy thì sốc toàn tập
07:34:49 13/11/2024
MC quốc dân hot nhất showbiz lộ tiền mừng cưới gây sốc lên đến 180 triệu đồng
08:29:15 13/11/2024

Tin mới nhất

Mỹ cấm các hãng hàng không nước này hoạt động tại Haiti

13:34:39 13/11/2024
Cùng ngày, ông Stephane Dujarric, người phát ngôn của Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) cho biết tất cả các chuyến bay của LHQ đến Haiti cũng đã bị đình chỉ.

Khủng hoảng nội bộ làm suy yếu liên minh Pháp - Đức trên chính trường EU

13:28:42 13/11/2024
Ở Pháp, Tổng thống Emmanuel Macron đã giải tán Quốc hội vào tháng 6 vừa qua và kêu gọi bầu cử sớm sau chiến thắng bất ngờ của phe cực hữu trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu.

Lượng khí thải carbon toàn cầu dự kiến cao kỷ lục trong năm 2024

13:24:41 13/11/2024
Tuy nhiên, tiến độ rất không đồng đều với lượng khí thải của các quốc gia công nghiệp giàu có giảm và lượng khí thải của các nền kinh tế mới nổi vẫn đang tăng.

Houthi không kích tàu chiến Mỹ ở biển Đỏ

12:59:12 13/11/2024
Nhóm Houthi thông báo họ đã dùng tên lửa và máy bay không người lái (UAV) tấn công tàu sân bay USS Abraham Lincoln và 2 tàu khu trục Mỹ ở biển Đỏ và biển Ả Rập.

Iran xây đường hầm phòng thủ dưới tàu điện ngầm Tehran trước nguy cơ Israel tấn công

12:56:47 13/11/2024
Theo ông Jafar Tashakori, người đứng đầu ủy ban giao thông hội đồng thành phố Tehran, đây là lần đầu tiên thủ đô Iran xây đường hầm với chức năng phòng thủ.

Tỉ phú Elon Musk sẽ lãnh đạo một bộ dưới thời Tổng thống Trump

12:36:41 13/11/2024
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vừa công bố thêm nhân sự trong chính phủ sắp tới của ông với sự góp mặt của tỉ phú Elon Musk.

Giải mã bí ẩn những hố khổng lồ trong lớp băng vĩnh cửu ở Siberia

12:10:33 13/11/2024
Kể từ năm 2014, trên 20 hố nổ như vậy đã xuất hiện, tạo thành những "vết rỗ" khổng lồ trên vùng đất xa xôi của Bán đảo Yamal và Gydan ở Tây Bắc Siberia, với hố gần đây nhất được phát hiện vào tháng 8.

Sự trở lại Nhà Trắng của ông Trump tác động tiềm tàng đến quan hệ Nga-Ấn Độ thế nào?

11:58:29 13/11/2024
Cách tiếp cận này phù hợp với lập trường chính sách đối ngoại trước đây của ông Trump, không khoan nhượng đối với các quốc gia mua năng lượng từ các quốc gia đối địch .

Iran xây 'hầm phòng thủ' tại thủ đô sau cuộc không kích của Israel

11:34:04 13/11/2024
Trước đó, truyền thông Iran đưa tin rằng một hội nghị có tên "Đường hầm phòng thủ" sẽ được tổ chức tại học viện của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) vào ngày 20/11.

Kỳ vọng thị trường châu Á - Thái Bình Dương tăng trưởng tích cực trong mùa lễ hội

11:30:41 13/11/2024
Mới đây, Tập đoàn Federal Express (FedEx), một trong những công ty chuyển phát nhanh lớn nhất thế giới, công bố kết quả khảo sát vừa được thực hiện trong tháng 10 về tình hình mua sắm cuối năm nay ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APA...

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump chỉ định cố vấn an ninh quốc gia

11:30:14 13/11/2024
Trong một tuyên bố, ông Trump ca ngợi ông Waltz là nhà lãnh đạo về an ninh quốc gia đã được công nhận, cũng như là người đấu tranh mạnh mẽ cho chương trình nghị sự chính sách đối ngoại trên hết của ông.

Ngân hàng Anh bị phạt hơn 21 triệu USD vì không giám sát rửa tiền

11:28:31 13/11/2024
Điều này dẫn đến nguy cơ trong đó 60 triệu giao dịch, với tổng trị giá 51 tỷ bảng (gần 65 tỷ USD), đã đi qua hệ thống mà không được đánh giá đầy đủ về khả năng rửa tiền.

Có thể bạn quan tâm

Lý Tử Thất vừa trở lại đã làm điều sốc, vòng 2 to bất thường khiến fan xôn xao

Netizen

13:50:34 13/11/2024
Tiên nữ đồng quê Lý Tử Thất đã chính thức quay trở lại sau thời gian dài vắng bóng. Động thái của cô khi comeback khiến người hâm mộ không khỏi phấn khích, đứng ngồi không yên.

Phản ứng của Van Nistelrooy khi bị loại khỏi Man Utd

Sao thể thao

13:39:05 13/11/2024
Van Nistelrooy đã bày tỏ mong muốn được ở lại với Man Utd, nhưng ông hiểu rằng HLV mới muốn tự xây dựng đội ngũ ban huấn luyện của mình.

An Giang: Sập cầu T6 khiến xe tải chở 30 tấn gạch rơi xuống kênh

Tin nổi bật

13:26:34 13/11/2024
Khoảng 7 giờ 30 phút, sáng 13/11, tài xế Vinh điều khiển xe tải di chuyển về hướng xã Vĩnh Phước (huyện Tri Tôn), khi xe qua cầu T6 thì bất ngờ nhịp giữa cầu đổ sập làm rơi xe tải xuống kênh.

Thanh Thủy trong ngày đầu làm Hoa hậu quốc tế: Visual tươi tắn, nổi bật, thần thái không có điểm chê

Sao việt

13:04:07 13/11/2024
Hoa hậu Thanh Thủy và các Á hậu Miss International 2024 đã cùng tham gia hoạt động đầu tiên sau khi giành ngôi vị cao quý.

Độc đạo - Tập 33: Quốc bị triệu tập, Công an tỉnh bắt đầu điều tra Phùng

Phim việt

12:59:04 13/11/2024
Lệnh điều động cũng đã được cấp trên gửi cho Phùng ngay từ khi Quốc lên đây. Vì thế, Long nói Quốc có thể thoải mái báo cáo với Phùng về việc lên công an tỉnh.

Hải Phòng quyết tâm dẹp nạn "quái xế"

Pháp luật

12:52:07 13/11/2024
Vụ việc nhóm thanh, thiếu niên (TTN) điều khiển phương tiện gây tai nạn đối với người phụ nữ dừng đèn đỏ ở nút giao Trần Hưng Đạo - Bà Triệu (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)

Angelababy làm gì khi chồng cũ Huỳnh Hiểu Minh bị đồn đưa bạn gái đi khám thai?

Sao châu á

12:40:09 13/11/2024
Có vẻ như những ồn ào của Huỳnh Hiểu Minh và bạn gái Diệp Kha không còn ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống của Angelababy.

Việt Nam rớt xuống nhóm các nước thông thạo tiếng Anh thấp nhất toàn cầu

Nhạc quốc tế

12:10:48 13/11/2024
Đây là kết quả được công bố từ báo cáo chỉ số thông thạo Anh ngữ toàn cầu năm 2024 (EPI), của tổ chức giáo dục Education First Việt Nam (EF Việt Nam) vào ngày 13/11.

Ông Trump chọn người dẫn chương trình truyền hình 44 tuổi làm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ

11:27:52 13/11/2024
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhiệm kỳ tới của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ là ông Pete Hegseth, người dẫn chương trình Fox & Friends Weekend của Đài Fox News.

Xót xa cảnh gửi con cho bà nội, mẹ trẻ choáng váng nhận ra con không nhận ra mình sau một tháng xa cách

Góc tâm tình

11:17:26 13/11/2024
Hàng đêm trằn trọc vì nhớ con, tôi chỉ mong mỏi được nhìn thấy gương mặt bé nhỏ qua màn hình, dù chỉ một khoảnh khắc.