Quan hệ Mỹ – Iran: Chưa kịp hòa lại đã… chiến!
Với quyết định áp dụng trở lại những biện pháp trừng phạt Iran, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hoàn tất bước đi cuối cùng của việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận về giải pháp cho vấn đề hạt nhân của Iran.
Thỏa thuận này có tên gọi chính thức là Kế hoạch hành động tổng thể chung, viết tắt là JCPOA, được ký kết sau 10 năm đàm phán giữa Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp, Đức và Iran hồi mùa hè năm 2015. Nội dung mấu chốt nhất của JCPOA là Iran ngừng làm giàu chất liệu phóng xạ và Mỹ, EU dỡ bỏ những biện pháp trừng phạt Iran.
Thỏa thuận này được coi là một trong những thành tựu đối ngoại nổi bật nhất của Tổng thống Mỹ Barack Obama, người tiền nhiệm của ông Trump, và của EU. Nó mở ra triển vọng hòa giải và hòa bình giữa Mỹ và Iran. Hai nước này không có quan hệ ngoại giao và thù địch lẫn nhau kể từ cuộc Cách mạng Hồi giáo năm 1979 ở Iran.
Hồi tháng 5 vừa qua, ông Trump đã quyết định rút nước Mỹ ra khỏi JCPOA. Với việc áp dụng trở lại các biện pháp trừng phạt Iran, ông Trump hủy hoại triển vọng hòa giải và hòa bình nói trên, làm cho mối quan hệ song phương này lại trở nên căng thẳng và thù địch, làm cho cả khu vực Trung Đông, Bắc Phi và vùng Vịnh lâu nay vốn đã rất bất an và bất ổn, vốn đã không thiếu chiến tranh và xung đột bạo lực trở nên còn trầm trọng và nguy hiểm hơn trước, chẳng khác nào lửa được đổ thêm dầu, hậu quả và hệ luỵ hiện thật không thể lường hết được.
Ông Trump rút nước Mỹ ra khỏi JCPOA vì muốn buộc Iran có thỏa ước khác với Mỹ không chỉ về vấn đề hạt nhân mà còn về cả nhiều vấn đề khác nữa liên quan đến lợi ích của Mỹ và của đồng minh của Mỹ ở khu vực. JCPOA chỉ xử lý vấn đề hạt nhân của Iran trong khi ông Trump nhìn nhận cả chương trình hạt nhân lẫn chương trình tên lửa của Iran đều là mối đe doạ an ninh đối với Mỹ.
Ngoài ra, ông Trump còn nhằm tới mục tiêu là buộc Iran phải thay đổi toàn bộ chính sách đối với các đồng minh và đối tác của Mỹ ở khu vực. Có thể ông Trump tin rằng bằng cách áp dụng trở lại và gia tăng đến mức tối đa những biện pháp trừng phạt Iran, Mỹ sẽ buộc Iran phải chịu khuất phục và đàm phán ký kết thỏa ước mới với Mỹ. Muốn lại trừng phạt Iran thì Mỹ phải rút khỏi JCPOA. Giữa hai nước này hòa giải và hòa bình chưa đâu ra đâu thì đã lại căng thẳng và đối địch.
Phía Mỹ và cá nhân ông Trump tính toán như thế, nhưng thành công được hay không lại là chuyện khác. Iran đã biểu thị thái độ không nhượng bộ Mỹ và đáp trả Mỹ đến cùng. Giáo chủ Khamenei của Iran đã tuyên bố “Iran không có gì phải lo”. Iran có nhiều con “át chủ bài” để đối phó Mỹ, trong đó có cả biện pháp quyết liệt nhất là phong toả eo biển Hormuz. Tuy nhiên, có thể là một chuyện, có nên làm hay không là chuyện khác bởi việc phong toả eo biển này kéo theo nguy cơ xảy ra đụng độ quân sự trực tiếp giữa Mỹ và Iran.
Video đang HOT
Mỹ đã tái áp dụng các biện pháp trừng phạt Iran
Mỹ rút khỏi JCPOA không có nghĩa là thỏa thuận này bị huỷ bỏ. EU, Nga và Trung Quốc muốn duy trì JCPOA và nếu Iran tiếp tục thực hiện JCPOA thì các đối tác kia vẫn phải có trách nhiệm đảm bảo cho Iran những lợi ích chính đáng từ thỏa thuận.
Chỉ cần Iran tiếp tục tuân thủ nó thì chuyện đối địch và căng thẳng giữa Mỹ và Iran tự khắc cũng còn là chuyện giữa ba đối tác nói trên với Mỹ. EU đã kích hoạt quy trình pháp lý cần thiết trong EU để bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp của EU có quan hệ hợp tác kinh doanh với Iran.
Những quyết sách mới của Mỹ liên quan đến JCPOA và trừng phạt Iran gây khó khăn không nhỏ cho Iran nhưng đồng thời làm cho việc đạt được thỏa thuận mới thêm khó khăn bởi một khi phía Mỹ dễ dàng lật lọng như thế thì phía Iran càng phải thêm thận trọng và càng khó có thể tin Mỹ.
Ngoài mấy đồng minh và đối tác ở trong khu vực vốn thì địch với Iran và ganh đua với Iran giành vị thế của cường quốc khu vực cũng như vai trò lãnh đạo trong thế giới Hồi giáo ủng hộ Mỹ, các nước khác trên thế giới đều không đồng tình với việc Mỹ huỷ hoại JCPOA.
Thỏa thuận này có thể chưa hoàn hảo, nhưng rõ ràng đã làm cho tình hình được hòa bình và ổn định hơn, đẩy lùi được nguy cơ chạy đua vũ trang hạt nhân ở khu vực. Ông Trump đang theo đuổi những ý đồ xa và rộng hơn, nhưng ở đây không phải cứ khác trước là không sai.
Washington không che giấu mục tiêu sau cùng là đạt được một thỏa thuận mới về hạt nhân với Teheran. Nhưng bên cạnh đó, chính quyền Hoa Kỳ lại liên tục đưa ra nhiều thông điệp khác nhau.
Cố vấn an ninh của tổng thống Mỹ John Bolton nêu lên khả năng “thay đổi chế độ” ở Teheran. Ngoại trưởng Mike Pompeo tuyên bố đối lập Iran cần biết rằng Hoa Kỳ “sát cánh với họ”. Nhưng rồi chính tổng thống Donald Trump sau khi đã có những lời lẽ rất gay gắt đe dọa Iran, lại thản nhiên thông báo ông để ngỏ cánh cửa đối thoại. Còn Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, tướng James Mattis, hôm 27/7/2018 đã trấn an cộng đồng quốc tế rằng Washington không chủ trương lật đổ chế độ ở Teheran.
Một số nhà phân tích nói đến tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” trong chính sách của Mỹ đối với Iran. Ngược lại, một số khác nhận thấy là trong vấn đề hạt nhân Iran, dường như Donald Trump muốn áp dụng một chiến thuật tương tự như với Triều Tiên.
Nghĩa là dùng những lời lẽ đao to búa lớn đe dọa đối phương, làm gia tăng căng thẳng, để rồi dịu giọng, chìa bàn tay thân thiện, tổ chức một cuộc họp thượng đỉnh nặng phần trình diễn, và cuối cùng thông báo là đã đạt được thỏa thuận “tuyệt vời” với phía bên kia.
Theo Thiên Nhai
Pháp luật Việt Nam
Mỹ tính toán sai, quan hệ với Iran chạm đáy?
Mối quan hệ căng thẳng của Mỹ với Iran đã chạm tới mức nguy hiểm, khi Washington siết chặt gọng kìm đối với nền kinh tế của quốc gia Hồi giáo này.
Mỹ đã thông qua các lệnh trừng phạt mới nhằm vào nền kinh tế Iran.
Sau tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân lịch sử ký năm 2015, động thái khôi phục các biện pháp cấm vận chống Iran được giới chuyên gia cảnh báo sẽ là một trong những bước đi sai lầm lớn nhất trong chính sách đối ngoại của Mỹ, có thể dẫn tới tình trạng đối đầu nghiêm trọng trong khu vực.
Tổng thống Mỹ Trump và Tổng thống Iran Rouhani. Ảnh: Catch News.
Đợt tái cấm vận đầu tiên của Mỹ nhằm vào Iran đã bắt đầu có hiệu lực từ ngày 7/8 và liệu Mỹ đã tính toán đầy đủ thiệt hơn khi nhận thức rõ được rằng, các biện pháp mạnh tay của Washington chắc chắn sẽ kéo theo những hành động đáp trả mạnh mẽ từ phía Tehran.
Một trong những phản ứng đầu tiên trước việc Mỹ gây áp lực kinh tế tối đa, Ngoại trưởng Iran Javad Zarif cáo buộc Mỹ đang theo đuổi "chính sách thất thường" trong quan hệ với Iran, đồng thời cảnh báo nước này sẽ bác bỏ bất cứ cuộc đàm phán nào với Mỹ. Nhà ngoại giao hàng đầu của Iran đồng thời nhấn mạnh, bằng cách tái áp đặt các biện pháp trừng phạt, Tổng thống Mỹ đang thông qua một cách tiếp cận thù địch đối với Tehran.
Rõ ràng, trong tình thế căng thẳng hiện nay, giới chuyên gia nhận định khả năng Iran quay trở lại bàn đàm phán với Mỹ về vấn đề hạt nhân giai đoạn này là "gần như bằng không". Nhất là khi Iran đã có 2 năm đàm phán với Mỹ và thỏa thuận hạt nhân Iran là đỉnh điểm của các cuộc đàm phán, nhưng chính quyền của Tổng thống Trump đã tự đánh mất đi cơ hội thúc đẩy các cuộc đàm phán này bằng quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân lịch sử.
Các lệnh trừng phạt cứng rắn nhằm vào Iran cũng sẽ khiến cho các ngân hàng và nhiều công ty khác trên thế giới hạn chế thỏa thuận với quốc gia Hồi giáo này. Các công ty giao dịch với Iran cũng sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực từ các biện pháp hạn chế của Mỹ. Việc chính quyền Tổng thống Donald Trump khôi phục các đòn trừng phạt đối với Iran càng gây thêm áp lực kinh tế lên quốc gia này trong bối cảnh đồng nội tệ rớt giá, lạm phát leo thang và nhiều cuộc biểu tình diễn ra trên cả nước. Chưa kể, những khó khăn kinh tế chồng chất được dự báo có thể kéo theo những hệ lụy khác, không ngoại trừ nguy cơ đe dọa tới sự ổn định chính trị của Iran. Vì vậy sẽ không có gì khó hiểu khi Iran cảnh báo sẽ đáp trả tương xứng khi bị Mỹ làm khó.
Liệu chưa rõ, tham vọng của Tổng thống Donald Trump rằng sẽ làm tốt hơn người tiền nhiệm của mình trong xử lý vấn đề hạt nhân Iran có mang lại kết quả thực sự như nhà lãnh đạo này mong muốn. Song rõ ràng, bước đi mới của Mỹ đang gây ra nhiều phản ứng trái chiều, đặc biệt sự phản đối từ giới chuyên gia kinh tế cùng lãnh đạo một số nước như Nga, Đức... khi cho rằng quyết định của Tổng thống Donald Trump tái áp đặt trừng phạt Iran có thể làm gia tăng bất ổn tại Trung Đông và thúc đẩy các thế lực cực đoan trong khu vực này.
Trong khi đó, Thủ tướng Iraq Haider Al-Abadi cũng vừa thể hiện thái độ không đồng tình trước bước đi được cho là nóng vội này của Mỹ: "Chúng tôi coi các biện pháp trừng phạt Iran là một sai lầm chiến lược và không đúng đắn, mặc dù không ủng hộ nhưng chúng tôi cũng miễn cưỡng phải tuân theo để bảo vệ lợi ích của người dân."
Trong trường hợp căng thẳng Mỹ- Iran bị đẩy lên đỉnh điểm, rất dễ dẫn tới cuộc đối đầu nghiêm trọng trong khu vực, thì khó có thể tiên liệu những hậu quả gì có thể xảy ra. Nhưng cái dễ nhìn thấy nhất là nền kinh tế Iran trước mắt sẽ ít nhiều chịu ảnh hưởng tiêu cực từ các biện pháp mạnh tay của Mỹ. Đời sống của người dân Iran cũng chắc chắn sẽ càng thêm chật vật một khi các biện pháp trừng phạt của Mỹ bắt đầu phát huy hiệu lực.
Theo Phương Anh
VOV1
Chiến lược Iran của Mỹ sẽ tiếp diễn thế nào? Một loạt đòn trừng phạt mà Mỹ dự kiến áp đặt với Iran sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 7/8, một quyết định càng củng cố lập trường cứng rắn của Washington đối với Tehran, sau khi Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015. Trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái do đồng nội...