Quan hệ Mỹ – Đài Loan sẽ ra sao dưới thời ông Biden?
Chuyên gia cho rằng cách tiếp cận của ông Biden với Trung Quốc có thể khiến quan hệ Mỹ – Đài Loan bị ảnh hưởng rõ rệt.
Nữ giáo sư Shirley Lin, giáo sư tới từ đại học Hong Kong (Trung Quốc). Ảnh: Taiwan News
Theo trang Taiwan News, chuyên gia về các vấn đề Đông Á, Shirley Lin, hôm 23/11 nhận định, cách tiếp cận đa phương của ông Biden với Bắc Kinh có thể làm suy yếu quan hệ Mỹ – Đài Loan trong ngắn hạn.
Lin, giáo sư tới từ đại học Hong Kong (Trung Quốc) và Harry Harding, chồng cô cũng là chuyên gia nghiên cứu quan hệ Mỹ – Trung, đã tham gia một bài giảng về mối quan hệ giữa Đài Loan và Mỹ do Diễn đàn Đài Loan – một tổ chức phi lợi nhuận, phi đảng phái được thành lập từ năm 1993 – tổ chức.
Ông Harding tin rằng thay vì áp dụng chính sách “ngăn chặn” như ông Trump từng làm với Bắc Kinh, ông Biden sẽ coi mối quan hệ Mỹ – Trung là một mối quan hệ “có tính cạnh tranh cao”.
Nhiều người Mỹ hy vọng, chính quyền ông Biden có thể tăng cường khả năng của Washington để cạnh tranh hiệu quả hơn với Bắc Kinh, trang CNA dẫn lời chuyên gia Harding.
Video đang HOT
Trong khi đó, nữ giáo sư Lin lưu ý rằng ông Biden ủng hộ hợp tác đa phương, điều được xem là “đáng ngại” với Đài Loan, và sự hợp tác với Trung Quốc đại lục vẫn cần thiết trong nhiều vấn đề quốc tế như biến đổi khí hậu. Vì vậy, giáo sư Lin dự đoán, Mỹ sẽ “phớt lờ” Đài Loan một thời gian.
Vị giáo sư tới từ Đại học Hong Kong còn cho rằng Washington sẽ tiếp tục giữ quan hệ với đảo Đài Loan nhưng chính quyền của ông Biden sẽ ít “cứng rắn” hơn so với chính quyền của ông Trump, để đảm bảo mối quan hệ lâu dài có lợi với thế giới. Chính vì điều này, quan hệ Mỹ – Đài Loan có thể “suy giảm” trong ngắn hạn hoặc trung hạn.
Hôm 23/11, nhiều hãng tin lớn, bao gồm cả AP, đưa tin ông Biden sẽ đề cử Antony Blinken giữ chức Ngoại trưởng Mỹ trong nội các mới của mình. Nếu điều này xảy ra, với tư cách Ngoại trưởng Mỹ, ông Blinken được cho là sẽ tìm cách tiếp cận đa phương để đối phó Trung Quốc và tiếp tục tăng cường quan hệ với Đài Loan.
Trong những tháng gần đây, ông Blinken đã gặp gỡ các quan chức Đài Loan và trao đổi cởi mở về việc cải thiện quan hệ giữa 2 bên. Khi nhà lãnh đạo Thái Anh Văn của đảo Đài Loan tuyên bố dỡ bỏ các hạn chế nhập khẩu với thịt bò và gia súc Mỹ hôm 28/8, ông Blinken đã đăng bài viết trên Twitter ca ngợi động thái này.
Ông Blinken còn nói thêm rằng quan hệ kinh tế mạnh mẽ giữa Mỹ và Đài Loan sẽ ủng hộ “các giá trị dân chủ được chúng tôi chia sẻ và cam kết chung của nước Mỹ với hòa bình và ổn định trong khu vực”.
Quan hệ Mỹ – Đài Loan dưới thời ông Biden được chuyên gia đánh giá là sẽ suy giảm trong ngắn hạn hoặc trung hạn. Ảnh: Ketagalan Media
Trong một diễn biến khác, Đài Loan thông báo dự án đóng tàu ngầm nội địa đầu tiên vẫn diễn ra như kế hoạch, bắt đầu đóng tàu kể từ ngày 24/11, sau khi được “bật đèn xanh” từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Lực lượng vũ trang Đài Loan xác nhận hai thiết bị quan trọng cần thiết để đóng tàu ngầm đã được chính quyền Mỹ duyệt bán. Các hợp đồng đã được phía Đài Loan ký với công ty Mỹ có liên quan, theo Taiwan News.
Đài Loan không tiết lộ hai thiết bị quan trọng trên là gì, nhưng khẳng định chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chấp thuận bán các thiết bị để Đài Loan đóng tàu ngầm nội địa đầu tiên.
Đài Loan cảm ơn ông Trump vì 4 năm "giúp an toàn hơn, mạnh mẽ hơn"
Quan chức ngoại giao Đài Loan đã gửi lời cảm ơn đến chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump vì 4 năm "giúp an toàn, mạnh mẽ và có quyền quyết định tương lai hơn".
Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn từng gọi điện cho Tổng thống Donald Trump vào tháng 12.2016.
Hôm 7.11, các hãng truyền thông Mỹ xướng tên ông Biden là người chiến thắng trong cuộc bầu cử, khi ông Biden dẫn trước ông Trump ở bang Pennsylvania với kết quả không thể san bằng. Đến sáng ngày 8.11, Đài Loan đã gửi lời chúc mừng Tổng thống đắc cử Joe Biden và Phó Tổng thống đắc cử Kamala Harris.
Đến 3 giờ chiều cùng ngày, quan chức ngoại giao Đài Loan Joseph Wu đích thân gửi lời chúc đến ông Trump trên mạng xã hội Twitter. Ông Wu gửi lời cảm ơn chính quyền Trump, nói rằng trong 4 năm ông Trump làm Tổng thống Mỹ, Đài Loan đã "mạnh mẽ hơn, an toàn hơn và có quyền quyết định tương lai hơn". Ông Wu cho rằng những di sản ông Trump để lại cho Đài Loan vẫn sẽ còn "tồn tại lâu dài".
Một trong những điểm nhấn đáng chú ý nhất trong chính sách với Đài Loan của ông Trump là cuộc điện đàm giữa ông Trump và nhà lãnh đạo Thái Anh Văn vào ngày 2.12.2016. Ở thời điểm đó, ông Trump là Tổng thống Mỹ đắc cử.
Trong quãng thời gian nắm quyền, ông Trump đã ký nhiều đạo luật siết chặt quan hệ với Đài Loan, cho phép quan chức cấp cao Mỹ đến thăm hòn đảo. Chính quyền Trump cũng ký 10 thỏa thuận bán vũ khí cho Đài Loan chỉ trong 4 năm. Đáng chú ý nhất trong đơn hàng là 108 xe tăng chiến đấu chủ lực M1A2T, 66 chiến đấu cơ F-16C/D, 135 tên lửa tầm xa AGM-84H, 11 hệ thống phóng rocket đa nòng HIMARS và 100 tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Harpoon.
Một trong các lý do khiến căng thẳng Mỹ-Trung leo thang nhất trong hàng thập kỷ là vì mối quan hệ quân sự gắn kết của Mỹ với Đài Loan dưới thời ông Trump.
Theo các nhà phân tích, ông Biden đắc cử Tổng thống Mỹ mở ra một giai đoạn đầy lo lắng với Đài Loan. Hòn đảo có thể không nhận được sự hỗ trợ rộng rãi từ Mỹ như dưới thời ông Trump.
Đài Loan cũng có thể chứng kiến mối quan hệ Mỹ-Trung khởi sắc hơn, từ đó Mỹ sẽ giảm các thỏa thuận bán vũ khí cho hòn đảo. Hiện chưa rõ lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn có gọi điện chúc mừng chiến thắng của ông Biden hay không.
Nếu Mỹ lập căn cứ quân sự ở Đài Loan, Trung Quốc có thể làm gì? Với việc Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời và sẵn sàng thu hồi bằng vũ lực bất cứ lúc nào, một học giả Mỹ lo ngại điều không hay sẽ xảy đến nếu Mỹ lập căn cứ quân sự tại đảo Đài Loan. Nếu Mỹ lập căn cứ quân sự ở Đài Loan, Trung...