Quan hệ không có biện pháp bảo vệ: Bao lâu thì mới kiểm tra được có thai hay không?
Hãy tìm hiểu một chút kiến thức về giới tính, sinh sản để hiểu rõ cơ thể mình nhé!
Cơ chế thụ thai ở nữ giới
Theo ước tính của các chuyên gia thì tốc độ di chuyển trung bình của tinh trùng là vào khoảng 2 – 3mm/phút. Và đoạn đường tinh trùng cần vượt qua để vào gặp trứng là khoảng 20cm. Tức là trung bình thì khoảng một tiếng đến một tiếng rưỡi, tinh trùng sẽ có khả năng gặp trứng và thụ tinh.
Tuy nhiên, đối với những tinh trùng khỏe mạnh thì có khi chỉ cần 45 phút là đã bơi vào gặp được trứng. Hoặc có những tinh trùng quá yếu thì có khi mất tới 12 giờ sau mới gặp được trứng.
Tinh trùng khi gặp môi trường âm đạo thì tồn tại không lâu, bởi chỉ sau 2 tiếng là 90% tinh trùng đã chết.
Tuy nhiên, sau khi vượt qua được âm đạo và vào tử cung thì sức sống của chúng khá mạnh, một số tinh trùng có thể tồn tại được tận 72 tiếng tức là 3 ngày sau khi quan hệ, thậm chí những tinh trùng khỏe mạnh còn tồn tại sau 7 ngày quan hệ.
Sau khi tinh trùng gặp trứng và thụ tinh thì sẽ tạo thành những tế bào hợp tử. Những tế bào hợp tử này phải mất từ 3 – 5 ngày để thực hiện quá trình phân đôi liên tục và tạo thành phôi thai. Phôi thai này sẽ nhanh chóng được di chuyển vào bên trong tử cung để làm tổ và phát triển thành thai nhi.
Phôi thai
Vậy sau khi quan hệ không có biện pháp bảo vệ thì bao lâu mới biết tin mình có thai?
Như vậy, theo quá trình di chuyển của tinh trùng nói trên, khi quan hệ không sử dụng biện pháp tránh thì trong vòng 10 ngày nếu dùng que thử sẽ khó cho ra kết quả chính xác. Mà ít nhất, bạn nên đợi 10 ngày sau khi quan hệ và dùng que thử thai để biết mình có bầu hay không.
Video đang HOT
Tuy nhiên, để chắc chắn hơn thì sau 7 ngày chậm kinh, bạn nên thử lại lần nữa bởi một số tinh trùng còn sống trong cơ thể có thể sẽ gặp trứng chậm hơn. Và nếu quá lo lắng không đợi được đến kỳ kinh tiếp theo thì bạn có thể đi siêu âm, xét nghiệm máu, xét nghiệm để biết chính xác tình trạng hiện tại là như thế nào.
Những nguy cơ nào có thể khiến bạn có thai ngoài ý muốn?
Có nhiều kiến thức giới tính mà các bạn ít được tiếp cận, ít được giáo dục nên còn rất lơ mơ và hậu quả là có thai ngoài ý muốn khi còn quá trẻ. Cùng tìm hiểu để có cách phòng ngừa tốt hơn bạn nhé.
- Quan hệ không an toàn như không dùng “ba con sâu”, thuốc tránh thai… Bạn đừng nghĩ rằng chưa đến ngày rụng trứng thì không thể có thai. Bởi trên thực tế có khá nhiều trường hợp cơ thể nữ giới rụng trứng bất thường nên khả năng thụ thai vẫn xảy ra.
- Có sử dụng “ba con sâu” nhưng bao bị thủng và bạn không hay biết nên không có biện pháp phòng ngừa.
- Có uống thuốc tránh thai nhưng không đủ liều lượng hoặc uống quá muộn đều có nguy cơ mang thai khá cao.
- Quan hệ bên ngoài (tức không cho dương vật vào âm đạo) vẫn có thể có thai. Bạn không nên quá chủ quan, mặc dù trường hợp này khá hiếm.
Theo soha.vn
Phụ nữ dè chừng vô sinh thứ phát
Điều gì xảy ra khi khó có đứa con thứ hai hoặc thậm chí là không có? Đây là điều mà bạn cần biết về sự đấu tranh âm thầm của vô sinh thứ phát.
Nếu có một điều khiến Jennifer Chaves khát khao thì đó chính là "sinh con từ chính cơ thể của tôi". Bản thân Chaves là một đứa trẻ được nhận nuôi, nhưng cô luôn mong muốn được có mối liên hệ về mặt sinh học với đứa con của mình.
Ảnh minh họa.
Vì vậy, ở tuổi 34, một năm sau khi kết hôn, cô và chồng của mình đã lập tức hiện thực hoá mong muốn có con. Trong vòng một tháng, cô có bầu và đã sinh ra một cậu con trai khoẻ mạnh tên là Thomas. Với mong muốn có một đại gia đình đông con, cặp đôi ngay lập tức có kế hoạch sinh con thứ hai ngay khi Thomas vừa được 1 tuổi.
Tuy nhiên lần này họ lại gặp khó khăn. Bác sỹ của Chaves khuyên cô nên giảm 20 pounds (khoảng 9kg) và cô đã làm theo. Sau 6 tháng không thể mang thai, cô đã thử biện pháp châm cứu. Tiếp tục 6 tháng nữa qua đi và cô vẫn không thể thụ thai, Chaves đã tìm đến biện pháp thụ tinh trong ống nghiệm.
Trong vòng ba năm tiếp theo, cô luôn ăn uống theo chế độ và tập Thái cực quyền và khí công để giải toả stress. Sau 4 lần thụ tinh nhân tạo, một lần cô bị sẩy thai và 3 lần còn lại đều thất bại.
Sau tất cả, Chaves cảm thấy tội lỗi, xấu hổ và cô độc. "Mẹ chồng tôi bảo chúng tôi chỉ cần một đứa con, trong khi đó chuyên gia châm cứu của tôi lại nói tôi nên thấy biết ơn với đứa con tôi đang có", cô nói.
Hầu hết phụ nữ đều cho rằng nếu họ đã đẻ được một đứa con thì họ cũng sẽ có đứa thứ hai. Nhưng vô sinh thứ phát (thường được coi như là việc không có khả năng có thai sau khi đã có ít nhất một đứa con mà không cần áp dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản) cũng thường gặp nhiều như là vô sinh nguyên phát.
Những số liệu mới nhất từ cuộc nghiên cứu quốc gia về sự phát triển của gia đình ước tính rằng có khoảng 1.5 triệu phụ nữ đã kết hôn ở Mỹ với độ tuổi từ 44 trở xuống bị vô sinh - sau 12 tháng quan hệ mà không sử dụng các biện pháp tránh thai - và hơn một nửa số đó đã có con từ trước đó.
Một nỗi đau thầm kín
Vô sinh thứ phát không được nhìn nhận rõ ràng vì nhiều phụ nữ thường cảm thấy tội lỗi khi nói về nó, Sudy Beccera - chuyên gia tư vấn tại trung tâm y tế về sinh sản Colorado (CCRM) nói "Những người bị vô sinh thứ phát có thể cảm thấy họ quá tham lam khi muốn có đứa con thứ hai và rằng họ không xứng đáng được nhận sự thông cảm của những người phụ nữ khác".
Đó cũng chính là cảm giác mà Jen Noonan có thể thấu hiểu khi lần đầu tiên cô tham gia nhóm giúp đỡ dành cho những phụ nữ bị vô sinh thứ phát của trung tâm CCRM. Cô nói "Tôi đã luôn là người duy nhất có mỗi một đứa con.
Tôi sẽ phải nhắc đến những lần sảy thai của tôi trước khi tôi có thêm một đứa con nữa" ( Cô cuối cùng đã có đứa con thứ hai ở tuổi 37, hai năm sau những cố gắng chữa trị của mình).
Không thể phủ định nỗi đau của những người phụ nữ không thể có con thứ hai, Catherine Birndorf, bác sỹ tâm lý về sinh sản ở thành phố New York nói "nếu câu chuyện của bạn là "tôi sinh ra trong gia đình có bốn đứa trẻ và tôi muốn mình sẽ có ba đứa con", bạn sẽ cảm nhận được nỗi đau như của những người bị vô sinh".
Công cuộc tìm kiếm giải pháp
Tuổi tác là nguyên nhân chủ yếu của vô sinh thứ phát. Dù người phụ nữ đã sinh đẻ rồi hay chưa, chất lượng trứng của họ bắt đầu giảm dần từ tuổi 35. "Việc có thai cũng như chơi xổ số. Tỷ lệ có thai dựa vào độ tuổi và dự trữ buồng trứng của bạn.
Mỗi quả trứng của phụ nữ trong độ tuổi từ 34 trở xuống có tỷ lệ có tỷ lệ 8.3 đến 10 phần trăm thụ thai được một đứa trẻ khoẻ mạnh, tương đương với tỷ lệ từ 1/12 đến 1/10 khả năng thụ thai.
Khi bạn 40 tuổi, tỷ lệ đó sẽ giảm xuống còn 5 phần trăm, tương đương với 1/20. Khi bước sang tuổi 45, tỷ lệ mang thai sẽ là 1/100 hoặc 2/100", Bác sỹ Jesse Hade, chuyên gia nội tiết sinh sản tại Boston IVF ở Scottsdale, Ariz giải thích.
Tất nhiên tuổi tác không là lý do duy nhất gây ra vô sinh thứ phát. Đôi khi lý do gây vô sinh thứ phát có thể xuất phát từ lần sinh nở trước đó như sợ hãi hay một vài nguyên nhân khác như lạc nội mạc tử cung , u xơ tử cung, bệnh tiểu đường hoặc bệnh về tuyến giáp. Đôi khi nguyên nhân là do người phụ nữ kết hôn lần hai và người chồng có lượng tinh trùng thấp.
Bác sỹ William Schoolcraft, người sáng lập và đồng thời là giám đốc y tế của CCRM cho biết; các bác sỹ thường sẽ làm các xét nghiệm cơ bản (đánh giá lượng tinh trùng, kiểm tra chất lượng buồng trứng và sự tắc nghẽn buồng trứng) với các bệnh nhân vô sinh thứ phát cũng như họ làm với các bệnh nhân vô sinh nguyên phát.
Nếu không tìm ra được nguyên nhân cụ thể, bác sỹ thường sẽ khuyên những phụ nữ có độ tuổi cao hơn thực hiện thụ tinh nhân tạo hơn là phí thời gian vào những giải pháp chữa trị cơ bản (như sử dụng thuốc Clomiphene hoặc Clomid) khi thời gian không cho phép.
Tất nhiên như những gì mà Jennifer Chaves đã học được một sau một quãng đường gian khổ thì ngay cả thụ tinh nhân tạo cũng không hoàn toàn có thể thành công.
Nhưng bác sỹ Schoolcraft cho biết rằng thụ tinh nhân tạo thất bại không có nghĩa là không có hi vọng. Việc hiến trứng cũng có thể là một giải pháp mà những phụ nữ tuổi từ 45 trở lên thường được giới thiệu sử dụng.
Chaves và chồng của cô ấy đã áp dụng một biện pháp ít công nghệ hơn để hoàn thiện gia đình của mình. Chaves nói: "Cuối cùng, chúng tôi đã nhận nuôi một đứa trẻ hoàn hảo".
Theo Sức khỏe và đời sống
Trị hiếm muộn nhờ... nhét máy theo dõi vào người Một cảm biến theo dõi nhỏ hơn đồng xu, dễ dàng đưa vào tử cung qua cửa mình có thể mang lại hi vọng cho các phụ nữ hiếm muộn. Gắn thiết bị theo dõi vào người, thực hiện vài lời khuyên đơn giản và "yêu", nhiều phụ nữ hiếm muộn có thể mang bầu một cách tự nhiên - ảnh minh họa...