Quan hệ không an toàn khi đang điều trị dự phòng HIV liệu có khả năng lây bệnh cho người yêu?
‘Em có uống thuốc ELTVIR đúng 14 ngày và ngày thứ 15 em quan hệ với người yêu mà không dùng bao cao su. Vây em có lây bệnh cho người yêu của em không?
Câu hỏi: Em xin chào bác sĩ. Em có 2 câu hỏi xin mọi người tư vấn giúp:
1. Em có quan hệ tình dục với bạn gái cũ, không mang bao cao su và xuất tinh ngoài, không trầy xứớc hay chảy máu gì cả. Cô ấy có bạn trai là dân nghiện ma túy đá, em sợ cô ấy bị HIV nên đã uống thuốc phơi nhiễm 28 tiếng sau quan hệ. Ngày thứ 2 em có 0S (quan hê bằng miệng với gái mại dâm) và xuất tinh. Em cũng không bị chảy máu hay trầy xước gì cả. Và hiện giờ em đang điều trị thuốc bằng thuốc ELTVIR 16 ngày. Nhưng ngày thứ 5 va thứ 6 vì lo lắng quá em bị đau bao tử, cứ ợ nóng, buồn nôn và trào ngược dạ dày. Vậy bác sĩ cho em hỏi thuốc có bị ảnh hưởng gì không ạ?
2. Em có uống thuốc đúng 14 ngày và ngày thứ 15 em quan hệ với người yêu em 4 lần mà không dùng bao cao su. Tụi em cũng không trầy xước hay bị chảy máu gì cả và em cũng xuất tinh ra ngoài. Hiện giờ 2 tuần qua em thấy cơ thể mình bình thường chẳng có dấu hiệu gì khác thường, chỉ hơi chóng mặt, cháng váng khi uống thuốc. Vây em có lây bệnh cho người yêu của em không ạ? Mong đuợc bác sĩ giúp đỡ tư vấn. Chân thành cảm ơn bác sĩ.
Ảnh minh họa: Internet
Bác sĩ Tiin trả lời:
Chào em, cám ơn em đã tin cậy và chia sẻ với chúng tôi. Đã lâu lắm rồi mới gặp trường hợp nhiều vấn đề lo lắng liên quan tới hành vi, lối sống của em.
Em là người có kiến thức về sức khỏe, chỉ tiếc là sử dụng kiến thức ấy trong bảo vệ sức khỏe của mình lại ‘có vấn đề’, để cảm xúc chi phối nhiều quá, ảnh hưởng tới sức khỏe không chỉ của bản thân mà còn của người yêu mình nữa.
Em có hành vi quan hệ tình dục không an toàn. Quan hệ tình dục với đối tượng có nguy cơ cao ( nhiễm HIV, viêm gan B, các bệnh lây truyền qua đường quan hệ tình dục).
Video đang HOT
Việc xuất tinh ra ngoài (kể cả không xuất tinh) nhưng có tiếp xúc trực tiếp cơ quan sinh dục (trong đó có quan hệ tình dục bằng đường miệng) là em đã tiếp xúc với nguy cơ. Em không thể kiểm soát được trầy xước hay chảy máu của cơ quan sinh dục, nhiều vết xước vi thể mắt thường không nhìn thấy được nhưng nếu tiếp xúc với dịch sinh dục, dịch tiết của người có bệnh em vẫn có thể bị lây bệnh từ họ qua các vết xước đó.
Khi em có hành vi nguy cơ, em đã dùng thuốc ELTVIR để điều trị dự phòng HIV. Về thời gian dùng thuốc, liều dùng em đã sử dụng đúng theo hướng dẫn. Em cũng gặp tác dụng phụ của thuốc như khuyến cáo. Tuy nhiên, theo các bác sĩ dự phòng, người có nguy cơ, kể cả dùng thuốc đúng chỉ định, đủ liều, sau 3 tháng nên xét nghiệm HIV để biết là có nhiễm HIV hay không, kết quả âm tính sau khi xét nghiệm HIV 6 tháng mới chắc chắn là không bị lây nhiễm HIV.
Thực sự trả lời câu hỏi ‘trong thời gian này, em có quan hệ tình dục không an toàn với bạn gái, bạn gái có bị lây bệnh không?’ tôi cũng không có căn cứ để trả lời em. Nếu em là người có ‘H’ (do đã lây từ bạn gái cũ) thì kể cả em điều trị dự phòng được 15 ngày, bạn gái em vẫn có nguy cơ bị lây HIV từ em.
Tốt nhất trong thời gian này, em rất cần bình tĩnh, xác định lại lối sống của bản thân (tôi xin lỗi nếu điều này làm em tổn thương). Chờ kết quả sau 3 và 6 tháng để biết chắc chắn tình trạng nhiễm HIV của bản thân. Không tiếp tục có hành vi nguy cơ nào trong suốt thời gian này (và trong thời gian tiếp theo).
Đối với bạn gái, tốt nhất nên gặp trực tiếp với bác sĩ truyền nhiễm hoặc chuyên về HIV, viêm gan B để đánh giá nguy cơ và phương án cụ thể cho bản thân.
Theo tiin.vn
Những mẹo nhỏ hay ho giúp mẹ bầu giải quyết nhanh chứng ợ nóng, trào ngược dạ dày khi mang thai
Ợ hơi, ợ nóng khi mang thai là tình trạng chung của nhiều mẹ bầu, nhưng nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí đúng thì chưa mấy ai biết.
Chứng bệnh trào ngược dạ dày khi mang thai thường khá phổ biến với các mẹ bầu, hiện tượng này sẽ làm cho người mẹ bị ợ nóng, ợ hơi thường xuyên, có cảm giác nóng rát kéo dài từ đáy xương ức đến cổ họng rất khó chịu. Các triệu chứng ợ nóng, ợ hơi có thể là một dấu hiệu sớm của thai kỳ. Chứng ợ nóng kèm theo trào ngược axit dạ dày sẽ bắt đầu trong vài tuần đầu của thai kỳ và sẽ trở nên tồi tệ hơn trong những tháng cuối.
Chứng ợ nóng kèm theo trào ngược axit dạ dày sẽ bắt đầu trong vài tuần đầu của thai kỳ và sẽ trở nên tồi tệ hơn trong những tháng cuối (Ảnh minh họa)
Người mẹ lớn tuổi sẽ có nguy cơ bị trào ngược, ợ hơi cao hơn so với người trẻ tuổi. Tình trạng ợ hơi có thể sẽ trở nên trầm trọng hơn nếu mẹ mang đa thai, thai nhi có kích thước lớn, thai ngôi mông. Chứng trào ngược, ợ nóng trong thai kì có một số nguyên nhân có thể kể đến như:
- Do sự thay đổi nội tiết tố và thể chất trong cơ thể: Lượng progesterone tăng đột ngột trong thai kỳ sẽ khiến tử cung giãn nở, làm giãn cửa van dạ dày của và khiến một lượng ít axit dạ dày bị tràn ra. Điều này làm giảm các hoạt động co thắt của thực quản và ruột, khiến cho hệ tiêu hóa của mẹ làm việc chậm hơn.
- Thai nhi lớn dần: Khi thai nhi lớn dần và chèn ép lên dạ dày của mẹ, tạo ra áp lực đẩy các dịch vị trào ngược lên thực quản thì tình trạng này diễn ra ngày một nhiều hơn.
- Nhiễm trùng do H. pylori: Helicobacter pylori là một loại vi khuẩn có khả năng gây ra các vấn đề trong đường ruột của người mẹ. Sự xuất hiện của loại vi khuẩn này trong màng nhầy của dạ dày có thể gây đầy hơi, ợ hơi, đau và thậm chí loét dạ dày, dẫn đến chứng ợ nóng ở mẹ bầu.
- Viêm dạ dày: Căn bệnh viêm dạ dày mãn tính gây ảnh hưởng tới lớp lót bảo vệ dạ dày. Mẹ bầu bị viêm dạ dày khi mang thai có thể dẫn đến chứng ợ nóng nghiêm trọng.
- Mẹ mang đa thai: Mang thai đôi, thai ba hay đa thai cũng là một nguyên nhân làm gia tăng thêm áp lực lên các cơ, gây co thắt nhiều và dẫn đến chứng ợ nóng.
Những triệu chứng điển hình khi bị chứng trào ngược, ợ nóng mẹ bầu có thể gặp phải như sau:
- Đau họng khi nuốt
- Khó nuốt thức ăn
- Khó thở
- Phân có máu
- Đau đột ngột ở lưng sang vai
- Cảm giác chóng mặt
- Đau rát ở ngực
- Chảy mồ hôi
Để hạn chế các triệu chứng khó chị, mẹ bầu cần giữ lối sống lành mạnh như không hút thuốc, uống rượu bia, cà phê, đồ uống có ga, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, trái cây chua, tỏi, hành, sô cô la, tránh nằm xuống ngủ ngay sau khi ăn. Ngoài ra, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp hiệu quả sau để làm giảm triệu chứng ngay tại nhà:
- Nhai kẹo cao su sau bữa ăn để kích thích tuyến nước bọt vì nước bọt trung hòa axit dạ dày
- Mặc quần áo thoải mái, rộng rãi để vùng bụng và eo không bị thắt chặt, làm tăng áp lực và gây ra chứng ợ nóng
- Thử một số phương pháp chữa trị tự nhiên từ hạt hạnh nhân, nước ép lô hội, nước dừa, gừng, đu đủ.
Trên đây đều là những phương pháp giúp mẹ tự điều trị và giảm bớt trào ngược, ợ nóng khi mang thai, tuy nhiên mẹ cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có sự lựa chọn phù hợp nhất cho bản thân. Khi cảm thấy các triệu chứng trở nặng và gây khó khăn trong việc ăn uống, nghỉ ngơi, mẹ cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và dùng thuốc điều trị nếu cần.
Nguồn: Mom
Hướng tới những nghiên cứu và ứng dụng mới trong điều trị tiêu hóa, gan mật Ngày 26/5 tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu và đào tạo tiêu hoá, gan mật đã tổ chức Hội nghị Khoa học tiêu hóa, gan mật, kỷ niệm một năm thành lập. Các giáo sư, tiến sĩ và đại biểu tham dự Hội nghị khoa học tiêu hóa, gan mật. Ảnh: XC Với sự tham gia của gần 400 bác sĩ, điều dưỡng,...