Quan hệ giữa Ukraine và Slovakia leo thang căng thẳng vì khí đốt Nga
Căng thẳng leo thang khi Slovakia đ.e dọ.a cắt điện để đáp trả việc Ukraine dừng vận chuyển khí đốt Nga.
Thủ tướng Slovakia Robert Fico (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: TASS
Theo trang tin châu Âu Euractiv.com ngày 30/12, mối quan hệ giữa Ukraine và Slovakia đang trở nên căng thẳng khi hai nước rơi vào cuộc tranh chấp về vấn đề vận chuyển khí đốt của Nga. Cuộc khủng hoảng này nổ ra khi thỏa thuận trung chuyển khí đốt hiện tại hết hạn vào cuối năm 2024, đồng thời cho thấy tác động sâu rộng của cuộc xung đột Nga – Ukraine đối với thị trường năng lượng châu Âu.
Thỏa thuận trung chuyển khí đốt giữa các bên được ký kết trước khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2/2022. Theo đó, Ukraine đóng vai trò trung gian vận chuyển khí đốt từ Nga đến một số quốc gia châu Âu, trong đó có Slovakia. Tuy nhiên, Kiev đã tuyên bố sẽ không gia hạn hay ký kết bất kỳ thỏa thuận mới nào với Moskva do hậu quả của cuộc xung đột.
Căng thẳng leo thang khi Thủ tướng Slovakia Robert Fico, sau chuyến thăm Moskva và hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin vào cuối tháng 12/2024, đ.e dọ.a sẽ có biện pháp đáp trả nếu Ukraine ngừng vận chuyển khí đốt từ ngày 1/1/2025. Cụ thể, Slovakia có thể sẽ cắt nguồn cung cấp điện dự phòng cho Ukraine.
Đáp lại, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cáo buộc Thủ tướng Fico đang “mở mặt trận năng lượng thứ hai” chống lại Ukraine theo yêu cầu Moskva. Ông Zelensky nhấn mạnh rằng Slovakia, với tư cách thành viên EU, cần tôn trọng các quy tắc chung của khối. Ông cũng cảnh báo việc cắt nguồn cung cấp điện sẽ khiến Slovakia thiệt hại 200 triệu USD mỗi năm, trong khi nguồn điện nhập khẩu từ Slovakia hiện chiếm 19% tổng lượng điện nhập khẩu của Ukraine.
Video đang HOT
Phía Slovakia phản bác mạnh mẽ các cáo buộc này. Bộ trưởng Ngoại giao Slovakia Juraj Blanar gọi tuyên bố của Tổng Zelensky về mối liên hệ giữa Thủ tướng Fico và Tổng thống Putin là “bịa đặt”. Ông Blanar nhấn mạnh Slovakia vẫn đang ủng hộ Ukraine và người dân nước này, đồng thời khuyên Kiev không nên “tạo ra kẻ thù mới” trong bối cảnh xung đột hiện tại.
Ngày 30/12, Bộ Ngoại giao Slovakia ra tuyên bố nêu rõ: “Chúng tôi mạnh mẽ bác bỏ mọi tuyên bố vô căn cứ về việc mở ra ‘mặt trận năng lượng thứ hai’ mà Tổng thống Ukraine đang đồn đoán, cũng như những cáo buộc bịa đặt về bất kỳ liên minh nào với Moskva.
Ngoài ra, các đối tác Ukraine không nên quên rằng khí đốt của Nga vận chuyển qua lãnh thổ Ukraine mang lại cho Kiev nguồn doanh thu đáng kể, đóng vai trò thiết yếu cho nền kinh tế của đất nước”.
Về phía Slovakia, quốc gia này đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng. Theo ước tính, việc tìm kiếm các tuyến đường vận chuyển khí đốt thay thế có thể khiến Slovakia thiệt hại khoảng 500 triệu euro tiề.n phí. Thủ tướng Fico đã gửi thư ngỏ tới Ủy ban châu Âu, cảnh báo rằng việc đơn phương dừng quá cảnh qua Ukraine có thể gây thiệt hại hàng chục tỷ euro cho người dân, doanh nghiệp và cơ sở hạ tầng châu Âu.
Cuộc khủng hoảng này càng trở nên phức tạp khi xét đến vai trò của Thủ tướng Fico, người được biết đến là một trong những chính khách châu Âu phản đối mạnh mẽ nhất việc viện trợ quân sự cho Ukraine kể từ khi nhậm chức vào năm 2023. Sau cuộc gặp với Tổng thống Putin tại Moskva, ông Fico cho biết Nga sẵn sàng tiếp tục cung cấp khí đốt cho Slovakia, mặc dù điều này “gần như không thể” sau khi thỏa thuận trung chuyển hết hạn.
Tình hình càng trở nên nghiêm trọng hơn khi Ukraine buộc phải nhập khẩu điện từ các nước láng giềng sau khi phần lớn công suất phát điện phi hạt nhân của nước này bị hư hại hoặc phá hủy do các cuộc giao tranh vào cuối năm 2022. Kiev hiện đang tích cực hợp tác với các nước láng giềng thuộc EU để tăng cường nguồn cung điện.
Nga đề nghị châu Âu đàm phán với Ukraine về thỏa thuận vận chuyển khí đốt
Theo mạng tin Oilprice.com ngày 7/11, Nga đã đề xuất rằng các nước châu Âu nên đàm phán trực tiếp với Ukraine về việc tiếp tục cung cấp khí đốt tự nhiên thông qua đường ống dẫn khí đốt của Ukraine sau khi thỏa thuận hiện tại hết hạn vào cuối năm 2024.
Một cơ sở dự trữ khí đốt ở Zsana, Hungary. Ảnh: THX/TTXVN
Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak, người phụ trách chính sách năng lượng của Nga, nêu rõ Moskva sẵn sàng tiếp tục cung cấp khí đốt cho châu Âu thông qua Ukraine, nhưng nhấn mạnh: "Việc này không phụ thuộc nhiều vào chúng tôi, vì vậy có lẽ điều này nên được đàm phán trực tiếp giữa người dùng và quốc gia quá cảnh để được cung cấp".
Gần đây, Ukraine đã gửi tín hiệu rằng họ không có ý định gia hạn thỏa thuận vận chuyển đường ống 5 năm để cung cấp khí đốt tự nhiên cho các nước EU khi thỏa thuận này hết hạn. Trong khi đó, Uỷ viên Năng lượng sắp mãn nhiệm của EU Kadri Simson cho biết khối này không quan tâm đến việc thúc đẩy khôi phục thỏa thuận trên.
Sự phụ thuộc của châu Âu vào khí đốt của Nga đã giảm đáng kể trong hai năm qua, khi EU áp đặt lệnh cấm vận dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ nhập khẩu từ Nga. Lượng khí đốt tự nhiên nhập khẩu từ Nga cũng giảm từ khoảng 450 triệu mét khối mỗi ngày (mcm/d) vào cuối năm 2021 xuống còn khoảng 150 mcm/d hiện tại.
Tuy nhiên, theo Aura Sabadus, nhà phân tích cấp cao tại công ty thông tin thị trường ICIS, Áo, Hungary và Slovakia có khả năng sẽ là những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất nếu nguồn cung khí đốt quá cảnh qua Ukraine bị gián đoạn.
Ủy viên phụ trách Năng lượng tiếp theo của EU, Dan Jrgensen, tuyên bố rằng khối này phải đẩy nhanh kế hoạch loại bỏ nhiên liệu hóa thạch của Nga, hiện được lên kế hoạch vào năm 2027, khi khí đốt của Nga hiện chiếm 18% nguồn cung của liên minh.
"Trong 100 ngày đầu tiên, tôi sẽ trình bày kế hoạch về cách đẩy nhanh việc chấm dứt sự phụ thuộc của EU vào khí đốt của Nga trước năm 2027", ông Jrgensen phát biểu trong phiên điều trần tại Nghị viện châu Âu.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen giao cho ông Jrgensen nhiệm vụ hạ giá năng lượng để giúp khôi phục sức cạnh tranh công nghiệp của châu Âu, khử carbon cho nền kinh tế và chấm dứt việc nhập khẩu các nguồn năng lượng vẫn đang từ Nga vào EU.
"Chúng ta đang gặp phải thách thức, ngành công nghiệp của chúng ta đang gặp khó khăn. Họ phải trả gấp hai hoặc ba lần tiề.n năng lượng so với ở Mỹ và Trung Quốc. Người dân thường đang phải vật lộn để thanh toán hóa đơn", ông Jrgensen cho biết, đồng thời nói thêm rằng điều này phần lớn liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine.
Ông Jrgensen tuyên bố rằng EU cần sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo tích cực hơn, điều này đòi hỏi phải mở rộng mạng lưới, đẩy nhanh quá trình số hóa, triển khai các công nghệ lưu trữ mới và đẩy nhanh quá trình cấp phép.
Ông Jrgensen cũng nhấn mạnh rằng năng lượng hạt nhân đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình khử carbon. Việc mở rộng năng lượng hạt nhân đã trở thành điểm chia rẽ trong khối, với hai phe đối lập: một phe ủng hộ, được Pháp hậu thuẫn, và phe còn lại do Đức đứng đầu.
EU đã cấm nhập khẩu dầu của Nga với một số ngoại lệ vào năm 2022, nhưng không áp đặt bất kỳ hạn chế nào đối với khí đốt. Vào tháng 6 năm nay, các quốc gia đã thực hiện bước đầu tiên bằng cách cấm vận chuyển khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga qua các cảng châu Âu.
Trong khi một số quốc gia thành viên đang thúc đẩy các biện pháp nghiêm ngặt hơn, Hungary đang đàm phán với Gazprom của Nga để tăng nguồn cung thông qua đường ống Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2025.
Mặc tranh chấp, khí đốt Nga vẫn hấp dẫn một số nước châu Âu, Gazprom tiết lộ khối lượng khủng Kể từ ngày 15/11, dòng khí đốt từ Nga tới Áo đã bị tạm ngừng do tranh chấp về giá cả. Tuy nhiên, các nhà nhập khẩu khí đốt khác ở châu Âu đã nhanh chóng mua lại lượng khí đốt chưa được bán của Nga. Nga vẫn đang 'bơm' một lượng lớn khí đốt cho Slovakia, Hungary và Cộng hòa Czech, dù...