Quận Hai Bà Trưng dừng bán hàng ăn uống tại chỗ, thể dục ngoài trời
Từ 12h ngày hôm nay (19/12), các nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại quận Hai Bà Trưng ( Hà Nội) chỉ bán hàng mang về, dừng thể dục thể thao ngoài trời… do dịch trên địa bàn ở cấp độ 3.
UBND quận Hai Bà Trưng vừa ban hành Công văn số 2324 về việc điều chỉnh các biện pháp hành chính tương ứng cấp độ 3 để phòng, chống dịch Covid-19.
Từ 12h trưa nay (19/12), các nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại quận Hai Bà Trưng chỉ được phép bán hàng mang về, dừng phục vụ tại quán (Ảnh minh họa).
Theo đó, để kịp thời triển khai các biện pháp an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trên địa bàn, ngăn chặn dịch bệnh lây lan diện rộng trong cộng đồng, UBND quận Hai Bà Trưng yêu cầu thực hiện nghiêm một số nội dung kể từ 12h ngày 19/12:
- Nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống chỉ bán hàng mang về.
Video đang HOT
- Dừng các hoạt động thể dục, thể thao ngoài trời.
- Hạn chế tổ chức các cuộc họp, hội nghị đông người chưa cần thiết; khuyến khích họp trực tuyến và sử dụng công nghệ thông tin; các đơn vị căn cứ số lượng công việc và mức độ lây lan dịch bệnh để tổ chức phương án làm việc phù hợp, khuyến khích các đơn vị tổ chức cho cán bộ, công chức, người lao động làm việc luân phiên.
- Đối với sự kiện phục vụ mục đích chính trị, kinh tế – xã hội thực sự cần thiết phải tổ chức thì do cấp ủy, chính quyền địa phương quyết định và thực hiện các biện pháp phòng, chống lây nhiễm như: Phòng họp phải thông thoáng và khử khuẩn trước khi tổ chức, hạn chế dùng điều hòa trung tâm, đo thân nhiệt,…
- Học sinh lớp 12 các trường Trung học phổ thông, Trung tâm GDNN – GDTX tạm dừng đến trường, chuyển sang phương án dạy – học trực tuyến cho đến khi có thông báo mới.
- Các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự thực hiện các hoạt động trực tuyến, trong trường hợp thực hiện bằng hình thức trực tiếp cần tuân thủ các điều kiện như: Có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ. Không tập trung quá 20 người. Tuân thủ nghiêm ngặt 5K, cài đặt và quét mã QR. Xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ.
Bên cạnh những biện pháp kể trên, quận Hai Bà Trưng cũng tuyên truyền, vận động người dân không ra khỏi nhà khi không cần thiết. Trong trường hợp ra ngoài, người dân cần tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch: Bắt buộc đeo khẩu trang khi ra ngoài, không tập trung đông người, thực hiện khai báo y tế theo quy định; khi có dấu hiệu ho, sốt, khó thở… phải thông báo ngay cho cơ quan y tế để được hướng dẫn và khám, điều trị kịp thời.
Quận cũng sẽ thực hiện rà soát, thống kê danh sách những người trên 50 tuổi, người có bệnh lý nền, phụ nữ mang thai, người chống chỉ định tiêm vaccine phòng Covid-19, người chưa được tiêm vaccine phòng Covid-19 để tổ chức tiêm ngay, hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cho các đối tượng nêu trên…
Trước đó, theo thông báo đánh giá cấp độ của UBND TP Hà Nội, quận Hai Bà Trưng thuộc cấp độ 3 (vùng cam). Ở quy mô cấp phường, quận này có một phường ở cấp độ 3, 11 phường cấp độ 2 (vùng vàng) và 6 phường cấp độ 1 (vùng xanh).
Cao Bằng quyết tâm giữ vững thành quả phòng, chống dịch COVID-19
Cao Bằng đang là tỉnh duy nhất trên cả nước chưa có dịch COVID-19. Để giữ vững thành quả phòng, chống dịch, hệ thống y tế Cao Bằng cùng các lực lượng chức năng đang nỗ lực ngày đêm.
Người dân ở xã biên giới Đức Long, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 Vero Cell. Ảnh: Đức Giang/TTXVN phát
Theo thông tin từ Sở Y tế Cao Bằng, đến 27/7 tỉnh đã tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trên 23 nghìn người thuộc các đối tượng ưu tiên theo Nghị quyết 21/NQ-CP ngày 26/2/2021 của Chính phủ và các đối tượng: công dân Trung Quốc làm việc tại Việt Nam, người Việt Nam có nhu cầu học tập, làm việc, kinh doanh tại Trung Quốc; người dân có nhu cầu, đặc biệt ở các địa phương sát biên giới với Trung Quốc.
Công tác tiêm phòng được ngành y tế Cao Bằng thực hiện khá tốt. Tỉnh đang tận dụng thời cơ khi chưa có dịch để đẩy mạnh tiến độ tiêm chủng. Để đảm bảo hiệu quả phòng ngừa, tỉnh đang ưu tiên tập trung tiêm chủng cho dân cư ở những khu vực có nguy cơ cao như bến xe, chợ, các khu vực cửa khẩu, điểm du lịch, nhà hàng, quán ăn, các đối tượng lái xe chở hàng hóa, lái xe khách...
Tuy vậy, do điều kiện cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn, thiếu trang thiết bị phụ trợ, kho lạnh bảo quản vaccine nên ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ tiêm chủng và công tác đảm bảo an toàn tiêm chủng. Để khắc phục những khó khăn này, Sở Y tế Cao Bằng đang đẩy mạnh tập huấn kỹ thuật cho cán bộ, nhân viên y tế, tăng cường mua sắm các thiết bị bảo quản, kho lạnh, xe tiêm chủng lưu động để đẩy nhanh hơn nữa tốc độ tiêm chủng cho người dân.
Theo ông Nông Tuấn Phong, Giám đốc Sở Y tế Cao Bằng, đến nay Cao Bằng là tỉnh duy nhất trên cả nước vẫn giữ được địa bàn không có COVID-19. Đây là kết quả của nhiều yếu tố, trong đo có cả yếu tố may mắn do khách quan mang lại, đó là do vị trí địa lý của Cao Bằng khá thuận lợi cho công tác chống dịch, mật độ dân cư thấp, sự giao lưu kinh tế, văn hóa của Cao Bằng với các tỉnh, thành phố ít hơn so với các địa phương khác. Về chủ quan, tỉnh Cao Bằng đã triển khai thực hiện tốt các quy định về phòng chống dịch, thực hiện tốt chỉ đạo của cấp trên và khuyến cáo 5k của Bộ y tế.
Ngay từ những ngày đầu chống dịch, Cao Bằng đã tổ chức kiểm soát tốt đường biên giới, không để dịch bệnh lây lan từ phía Trung Quốc. Đến sau này, các lực lượng chức năng vẫn duy trì tốt sự tập trung, phát huy vai trò của chính quyền cơ sở và nhân dân trong việc phát giác các công dân, các đối tượng từ vùng dịch trở về để khẩn trương cách ly.
Tuy nhiên, Cao Bằng cũng đang đối mặt với nguy cơ người Trung Quốc từ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam trở về Trung Quốc qua đường Cao Bằng, mang theo nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh.
Để kiểm soát bệnh dịch, hiện tỉnh Cao Bằng đang kiểm soát chặt chẽ các tuyến giao thông vào địa bàn, duy trì 6 trạm kiểm soát, phòng, chống dịch COVID-19 tại các cửa ngõ ra, vào tỉnh để phân luồng, giám sát, quản lý chặt chẽ người và phương tiện vận tải lưu thông trên địa bàn tỉnh. Tăng cường tầm soát các điểm tập trung đông người, các nhà hàng, các điểm giao lưu lớn như bến xe, cửa khẩu, nơi công cộng... Đồng thời đẩy mạnh tiêm chủng để nâng cao sức đề kháng cho nhân dân.
Trở thành "vùng cam", nhiều phường ở Hà Nội dừng bán hàng ăn uống tại chỗ Ngay sau khi xác định dịch trên địa bàn ở cấp độ 3 (tức vùng cam), nhiều phường ở quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã yêu cầu các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống dừng bán hàng tại chỗ. Trao đổi với PV Dân trí tối 18/12, ông Nguyễn Quốc Hoàn - Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm cho biết,...