Quận Gò Vấp đề xuất ngừng giãn cách theo Chỉ thị 16
Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong đánh giá số ca mắc Covid-19 được phát hiện qua khám tầm soát ngày càng tăng là dấu hiệu của dịch Covid-19 trong cộng đồng chưa được kiểm soát hết.
Sáng 11/6, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong chủ trì buổi họp của Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 thành phố. Buổi họp diễn ra trong ngày thứ 12 thành phố áp dụng giãn cách theo Chỉ thị 15 toàn thành phố và theo Chỉ thị 16 đối với quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc ( quận 12).
“Những ngày qua, mỗi ngày thành phố xuất hiện từ 30-50 ca mắc Covid-19 mới, đa số là từ các khu đã phong tỏa, cách ly hay các ca tiếp xúc F1 trở thành F0. Tuy nhiên, có vẻ như số ca mắc được phát hiện qua khám sàng lọc tại bệnh viện đang tăng lên”, ông Nguyễn Thành Phong đặt vấn đề.
Dấu hiệu đáng lo ngại
Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong đánh giá việc số ca mắc Covid-19 mới được phát hiện qua khám tầm soát ngày càng tăng là dấu hiệu đáng lo ngại. Theo ông Phong, tỷ lệ này cao lên đồng nghĩa với việc tình hình dịch Covid-19 trong cộng đồng chưa được kiểm soát hết.
“Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM cần phân tích số liệu về số ca mắc mới được phát hiện qua xét nghiệm tầm soát. Tỷ lệ này ngày càng nhiều, có liên quan trực tiếp đến những trường hợp tại nơi ở và nơi làm việc của họ”, Chủ tịch UBND TPHCM yêu cầu.
Chủ tịch UBND TPHCM nhận định số ca mắc phát hiện qua khám tầm soát tại bệnh viện ngày càng tăng (Ảnh: Quang Huy).
Một vấn đề cần lưu tâm nữa mà lãnh đạo chính quyền TPHCM nêu rõ là còn tình trạng người có triệu chứng đến khám tại bệnh viện không thành thật khai báo, gây khó khăn cho công tác phòng, chống dịch bệnh. Ông Nguyễn Thành Phong kêu gọi người dân hợp tác với ngành y để phục vụ công tác điều tra, truy vết và dập dịch.
Giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết từ các ca chỉ điểm khi đến khám sàng lọc tại các bệnh viện, thành phố đã phát hiện các chuỗi lây nhiễm ra cộng đồng. Trong đó, ổ dịch Củ Chi, xưởng cơ khí Hóc Môn và khách sạn Đệ Nhất, đã ghi nhận 31 ca sau khi 6 bệnh nhân đến khám sàng lọc tại 3 bệnh viện Thống Nhất, Trưng Vương và Bình Chánh tối 8/6.
Gò Vấp, quận 12 muốn ngừng Chỉ thị 16
Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong đề nghị chính quyền các quận thảo luận và đưa ra đánh giá về giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 sau 2 tuần giãn cách toàn thành phố.
“Tới nay, chúng ta đã thực hiện giãn cách xã hội toàn thành phố hơn 10 ngày. Các đơn vị phát biểu cần đánh giá tình hình và đưa ra dự báo. Quận Gò Vấp và quận 12 cần đề xuất có cần thiết tiếp tục giãn cách sau 2 tuần hay không”, ông Nguyễn Thành Phong yêu cầu.
Ông Nguyễn Trí Dũng, Chủ tịch UBND quận Gò Vấp, cho biết sau 12 ngày giãn cách theo Chỉ thị 16, quận có 101 ca nhiễm SARS-CoV-2 được công bố. Gần 600 ca F1 và hơn 2.000 ca tiếp xúc F2 được áp dụng biện pháp cách ly khác nhau.
“Qua đánh giá tình hình, quận đã đạt được những thành công nhất định sau 12 ngày giãn cách theo Chỉ thị 16. Những ngày tới, nếu số ca nhiễm không tăng, quận đề xuất chỉ giãn cách 15 ngày là đủ, chúng ta cần chia sẻ với người dân”, ông Nguyễn Trí Dũng nêu ý kiến.
Các chốt kiểm soát dịch tại cửa ngõ quận Gò Vấp trong thời gian giãn cách xã hội (Ảnh: Tiến Tuấn).
Cùng ý kiến trên, ông Lê Trương Hải Hiếu, Chủ tịch UBND quận 12, đề xuất ngừng giãn cách phường Thạnh Lộc theo Chỉ thị 16. Sau một tuần giãn cách, tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn quận 12 không còn căng thẳng.
Dự kiến, cuối tuần này, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức cùng đoàn công tác sẽ có buổi làm việc với quận 12 và quận Gò Vấp về các biện pháp phòng, chống dịch sắp tới.
Giải pháp giãn cách xã hội theo chỉ thị 15 được TPHCM áp dụng từ 0h ngày 31/5, khi ghi nhận 40 người mắc Covid-19 liên quan đến nhóm truyền giáo Phục Hưng. Riêng quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc, quận 12 phải phong tỏa theo chỉ thị 16 cùng vào thời điểm trên.
Kết thúc 12 ngày giãn cách xã hội, TPHCM ghi nhận tổng cộng 384 ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng.
Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên từng nhận định giãn cách xã hội là quyết định đúng và kịp thời. Từ ngày việc giãn cách theo Chỉ thị 15 được áp dụng trên toàn thành phố và Chỉ thị 16 tại một số địa điểm, các đơn vị đã làm việc quyết liệt, nghiêm túc và phát huy hiệu quả.
“Chúng ta thấy rằng nếu không giãn cách thì việc vượt khả năng quản lý, khả năng kiểm soát là có thật. Đến nay, chúng ta đã thành công khi các ca mắc Covid-19 mới hầu hết đã được cách ly, phong tỏa”, ông Nguyễn Văn Nên đánh giá.
Sáng 11/6, TPHCM tiếp tục ghi nhận 10 bệnh nhân mắc Covid-19 trong cộng đồng. Trong đó, 2 trường hợp liên quan đến điểm nhóm truyền giáo Phục Hưng, 4 ca tiếp xúc F1 với các bệnh nhân đã công bố và 4 ca chưa rõ nguồn lây.
Tổng số bệnh nhân Covid-19 của TPHCM từ đợt bùng phát dịch lần thứ 4 đến nay là 572 người.
Q.Gò Vấp những ngày giãn cách phòng dịch: Nhiều người sợ Covid hơn sợ thất nghiệp!
Q.Gò Vấp phải thực hiện giãn cách xã hội để phòng dịch đã được 10 ngày. Hạn chế đi lại nhưng nhiều người vẫn tâm sự 'sợ Covid hơn sợ thất nghiệp'.
Bên trong khu chợ ở chung cư Hà Đô (Q.Gò Vấp) hằng ngày tấp nập nhưng nay vắng người . ẢNH: CTV
Từ 0 giờ ngày 31.5, người dân sinh sống tại Q.Gò Vấp phải thực hiện Chỉ thị 16 của Chính phủ để phòng dịch Covid-19. Chủ tịch UBND TP.HCM cũng yêu cầu người dân Q.Gò Vấp tạm nghỉ làm ở nhà, các chốt kiểm dịch cũng được lập để người dân không ra vào quận.
Anh Đặng Hữu Khiêm (21 tuổi, ngụ Q.Gò Vấp) chia sẻ hiện đang tạm thất nghiệp gần 1 tuần vì quán cà phê nơi anh làm việc tạm dừng hoạt động. Hiện, anh Khiêm ở cùng với người thân tại Gò Vấp. Anh kể lại, người thân của anh một người làm việc ở quận 12, một người làm việc ở quận 3 nhưng đều phải nghỉ việc ở nhà vì không qua được chốt.
Chủ nhà trọ Sài Gòn giảm nửa giá tiền phòng, phát lương thực cho bà con trong hẻm cách ly Covid-19
Riêng anh Khiêm phải đi khám bệnh ở quận 10 nhưng vì mất hồ sơ bệnh án cũ rồi nên không có gì làm chứng để khai báo với cơ quan chức năng nên cũng phải ở nhà.
"Mình cũng không phải là dân ở đây, mà đọc thông báo thấy phải xuất trình giấy tờ nên không biết mình có được ra hay không, nhưng mà cũng phải thường xuyên theo dõi vì thông tin thay đổi liên tục. Công ty người quen cũng phải thông cảm cho nghỉ để đợi thông báo tiếp theo. Nếu bắt buộc thì vẫn phải ở nhà, vì giờ cũng không có cách nào khác, nhưng vẫn mong được nới lỏng ra như là kiểm soát thân nhiệt, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách", anh bày tỏ.
Tuy nhiên, bên cạnh nỗi lo cơm áo gạo tiền, thông tin về số lượng ca nhiễm khiến nhiều người lo lắng hơn, đặc biệt là những người một mình nuôi con nhỏ.
Q.Gò Vấp vắng vẻ vì người dân ai ở nhà ấy . ẢNH: CTV
Chị Nguyễn Hồng Hoa (ngụ Q.Bình Tân, TP.HCM) có công việc tại Q.Gò Vấp và được gọi nhận việc vào ngày 1.6. Chị kể lại khi nghe tin Gò Vấp phong tỏa, chị liên hệ lại thì được biết công ty vẫn hoạt động bình thường. Tuy nhiên, chị vẫn cân nhắc có nên qua nhận việc vì Gò Vấp đang là tâm dịch, công ty lại không thuộc diện sản xuất kinh doanh hàng hóa thiết yếu.
"Giờ qua thì sợ bị cách ly 15 ngày thì không ai chăm sóc mẹ và con gái. Giờ không có việc này thì kiếm việc khác nhưng để bảo vệ sức khỏe và gia đình trước, mong tình hình dịch bệnh sẽ ổn hơn", chị nói.
Nhiều người dân bày tỏ sợ thất nghiệp nhưng sợ Covid hơn và lo lắng khi thấy mở mắt ra là bị căng dây cách ly . ẢNH: CTV
Hiện đang thực hiện cách ly tập trung tại một bệnh viện trên đường Lê Đức Thọ (Q.Gò Vấp), chị C.A bày tỏ mong muốn sớm được hết cách ly để về với con. Chị A. hiện là mẹ đơn thân thuê nhà trọ ở cùng 2 con tại Q.Gò Vấp, công việc của chị là làm tài xế Grab. Ngày 12.5 chị chở khách trong khu vực Q.Gò Vấp thì trở thành F1 của khách là F0 nên phải thực hiện cách ly tập trung.
Xôn xao vụ việc người dân bị đánh gục tại chốt kiểm soát Covid-19 ở Gò Vấp
Từ khi chị A. thực hiện việc cách ly, hai con của chị ở nhà tự chăm sóc nhau. Chị tâm sự giờ sắp hết thời gian cách ly tập trung thì lại tiếp tục phải thực hiện cách ly quận theo Chỉ thị 16 nên khó khăn là không thể tránh khỏi. "Không đi làm thì không có tiền nhưng mà giờ đảm bảo sức khỏe cho mình và con trước đã, thất nghiệp thì sợ nhưng cũng sợ Covid lắm", chị bộc bạch.
Vì sao không yêu cầu người ra vào Gò Vấp phải có xét nghiệm Covid-19? Các chốt kiểm soát dịch Covid-19 ra vào Q.Gò Vấp (TP.HCM) không yêu cầu người dân phải xuất trình giấy xét nghiệm âm tính với Covid-19. Người dân đưa mã khai báo y tế cho lực lượng trực chốt khi ra khỏi Q.Gò Vấp, TP.HCM . ẢNH: NGỌC DƯƠNG Trao đổi với PV Thanh Niên tối 6.6 về việc lấy mẫu xét nghiệm...