Quân đội và “vũ khí” chống dịch ở TPHCM
Những chiến sĩ tham gia chống dịch, họ đang chiến đấu vì chính sinh mạng và sự an toàn của tất cả chúng ta!
Bộ đội gõ cửa từng nhà dân ở TPHCM trao thực phẩm thiết yếu; Chiến sĩ Quân y hướng dẫn người dân TPHCM làm test nhanh tại nhà… Rất nhiều hình ảnh về hoạt động của lực lượng quân đội tại TPHCM kể từ 23/8 khi TPHCM thực hiện “ai ở đâu ở yên đó” đã được báo chí đăng tải.
Những ngày qua, hình ảnh gây ấn tượng mạnh trong dư luận xã hội là những người lính đội nắng, đội mưa vận chuyển hàng hóa, nhu yếu phẩm mang đến từng người, từng nhà trong ngõ hẻm. Phố phường cũng trở nên vắng vẻ và trật tự hơn khi ở mỗi chốt chặn có lực lượng kiểm soát quân sự hỗ trợ.
Có thể có những bỡ ngỡ trong ngày đầu, có thể đâu đó còn đôi chút lúng túng chưa quen… nhưng sau tất cả, vẫn là sự hợp tác, vẫn là những lời cảm ơn và sự trân trọng từ phía người dân với màu áo lính. Quân và dân, dù ở thời nào, hoàn cảnh nào, cuộc chiến nào cũng như cá với nước, là sự đoàn kết trên dưới một lòng.
Sự ra quân lần này của những người lính từ nhiều miền quê trên đất nước tới TPHCM cũng chính bởi vì sự bình an và sức khỏe của người dân thành phố. Họ rời xa gia đình xông pha nơi “đầu sóng, ngọn gió”, đối diện với rủi ro dịch bệnh. Điều mà họ mang theo là quyết tâm và sự kỷ luật – vũ khí và sức mạnh của quân đội.
Bộ trưởng, Đại tướng Phan Văn Giang nói rất rõ: Việt Nam từng trải qua cuộc trường chinh bảo vệ Tổ quốc bằng vũ khí nóng, giờ cuộc chiến không bằng vũ khí nóng nhưng cũng là cuộc “trường chinh” mới. “Đây như là một trận chiến, nhất định không thắng không về”!.
Bộ trưởng khẳng định, quân đội sẽ tham gia hỗ trợ địa phương trong công tác y tế như chữa trị cho bệnh nhân F0, lấy mẫu xét nghiệm, tiêm chủng cũng như việc phân phát lương thực, lo hậu sự cho bệnh nhân tử vong. Tất nhiên, không chỉ có lực lượng quân đội mà còn có sự hợp tác của thanh niên, phụ nữ, tổ dân phố bởi bộ đội từ nơi khác đến không nắm rõ địa bàn, đường phố, ngõ, hẻm…
Video đang HOT
Đúng như Phó Thủ tướng Lê Văn Thành phân tích: “Để dập được dịch, phải bảo đảm lương thực, thực phẩm cho người dân trong thời gian giãn cách xã hội. Muốn “ai ở đâu ở đó”, không di chuyển để cắt đứt chuỗi lây nhiễm bệnh thì người dân phải được cung cấp hàng hóa thiết yếu, không phải ra chợ, đi làm, tới nơi tập trung đông người”.
Nhiệm vụ này rõ ràng không hề dễ dàng, cần vật lực, nhân lực và người viết cho rằng, rất cần sự kỷ luật. TPHCM có một đặc thù, đó là địa bàn rộng, dân số đông và đa dạng, trong đó có bộ phận lớn người lao động từ nhiều nơi tới mưu sinh. Trong bối cảnh dịch bệnh khó khăn, nếu không đảm bảo kịp thời nhu yếu phẩm cho người dân thành phố, rất khó để đảm bảo giãn cách nghiêm túc. Và chỉ cần không nghiêm túc, phá vỡ kỷ luật, lập tức mọi nỗ lực có thể sẽ đổ sông, đổ biển, những hi sinh để giãn cách trở thành lãng phí.
Sáng 23/8, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khi thị sát, kiểm tra việc thực hiện tăng cường giãn cách xã hội theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trên địa bàn Quận 4 (TPHCM) đã nhấn mạnh: “Lúc này, chúng ta phải thực hiện kỷ luật thật nghiêm. Ai không hoàn thành nhiệm vụ thì thay thế. Chúng ta thực hiện “kỷ thuật thép” để phục vụ nhân dân. Tuyệt đối không được để dịch tiếp tục dây dưa mãi trong cộng đồng”.
Ông đòi hỏi chính quyền cơ sở phải cam kết từng việc một. Phường phải cam kết với quận. Dưới phường, từng tổ dân phố cũng phải cam kết để rõ việc, rõ người, rõ trách nhiệm. Cam kết mà không làm được thì phải bị xử lý.
Thời gian giãn cách liên tục tại TPHCM – đầu tàu kinh tế của cả nước, là điều bất đắc dĩ, chẳng đặng đừng. Giãn cách là bắt buộc để kiểm soát dịch khi Covid-19 với biến chủng delta đã lây lan vô cùng phức tạp, số ca nhiễm tăng mạnh ảnh hưởng đến sức chịu tải của ngành y tế.
Trong khi chờ phủ kín vắc xin cho toàn bộ người dân trên địa bàn thành phố thì giãn cách nghiêm túc chính là vũ khí để ngăn chặn nguồn lây nhiễm.
Những chiến sĩ tham gia chống dịch, họ đang chiến đấu vì chính sinh mạng và sự an toàn của tất cả chúng ta!
Tháo gỡ khó khăn vận chuyển cho các sàn thương mại điện tử trong dịch COVID-19
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đã cùng các sàn thương mại điện tử (TMĐT) phối hợp lên phương án kịp thời tháo gỡ những khó khăn trong vận chuyển hàng hóa thiết yếu, tăng cường nguồn cung hàng hóa, giảm áp lực cho TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam đang thực hiện giãn cách xã hội.
TP Hồ Chí Minh mở thêm 1.000 cửa hàng bán thực phẩm thiết yếu bình ổn giá cho người dân.
Sàn thương mại điện tử vào cuộc
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã chủ trì, phối hợp chặt chẽ với 6 sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam triển khai các chương trình, hoạt động đẩy mạnh bán các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu như rau củ quả, lương thực, thực phẩm để cung ứng kịp thời cho người dân tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.
Cụ thể tại khu vực TP Hồ Chí Minh, đối với sàn thương mại điện tử Tiki ở ngành hàng tiêu dùng, Tiki đã tăng lượng cung hàng hóa, tập trung vào các sản phẩm thiết yếu, bao gồm thực phẩm, đồ dùng chống dịch như khẩu trang, nước rửa tay, ...và thực phẩm khô (bánh, kẹo, mỳ tôm, ...).
Đồng thời Chương trình "Tiếp sức Sài Gòn, Tiki trao tươi ngon" được triển khai để hưởng ứng chương trình "Thực phẩm lưu động bình ổn giá" do Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh khởi xướng về việc chung tay cung ứng hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu phục vụ người dân Sài Gòn, lan tỏa tinh thần tương thân tương ái.
Trước đó, vào ngày 17/7/2021, Tiki cũng phối hợp với các đối tác cho lên sóng 5.000 combo rau củ quả 7kg với giá ưu đãi, kèm hỗ trợ miễn phí vận chuyển cho đơn hàng từ 0 đồng cùng cam kết giao hàng nhanh. Chiến dịch này đã ghi nhận 8 tấn thực phẩm được chuyển tới người dân Sài Gòn ngay trong ngày chỉ trong chưa đầy 48 tiếng ra mắt.
Tại 19 tỉnh phía Nam đang thực hiện giãn cách theo chỉ thị 16, Viettel Post đã triển khai mở mới điểm bán lưu động tại Đồng Nai, Vũng Tàu ... và sẵn sàng kịch bản để tiếp ứng cung cấp các điểm bán offline nếu các địa phương khác xảy ra tình trạng khan hiếm hàng nhu yếu phẩm.
Cùng với đó, Vỏ Sò cũng đã làm việc với các nhà cung cấp nông sản tại Lâm Đồng, Bình Thuận . . . và mở mới thêm các gian hàng phục vụ khu vực phía Nam. Cung cấp các loại rau củ quả tươi theo combo và trứng gia cầm... Vỏ sò cũng mở thêm gian hàng bình ổn giá, cung cấp hơn 2.000 mặt hàng nhu yếu phẩm và các mặt hàng khác, có giá bình ổn và thấp hơn thị trường. Phục vụ cho các khu vực địa phương giãn cách và hạn chế đi lại. Đảm bảo giao hàng chỉ sau 1-3 ngày.
Tháo gỡ khó khăn về logistic
Đối với sàn thương mại điện tử Sendo khi triển khai Chương trình "Đi chợ tại nhà" thì các đơn vị cung ứng, vận tải có gặp một số điểm hạn chế trong việc giao vận như một số kho bãi nằm trong khu vực phong tỏa hay việc gia tăng đột biến nhu cầu cho một số loại hàng hóa dẫn đến thiếu hụt nguồn cung tạm thời.
Trước tình hình đó, Sendo đã làm việc chặt chẽ với nhiều đơn vị cung ứng khác nhau, đảm bảo có nguồn hàng thay thế khi cần. Sendo cũng liên tục tiếp nhận góp ý của khách hàng để điều chỉnh, thay đổi nhà cung ứng, giải tỏa lo ngại cho khách hàng. Gần đây nhất, Sendo chuyển sang bán hàng rau củ theo combo để giúp khách hàng đặt một đơn mà có đủ các mặt hàng cần thiết còn các đối tác cung ứng cũng chủ động hơn về việc đóng gói, giao vận.
Còn Sàn thương mại điện tử Vỏ Sò (Tổng công ty Bưu chính Viettel Post) đã đầu tư thêm xe lạnh và tăng tuần suất chuyến tại các điểm đầu nối để vận chuyển rau củ, thực phẩm tươi sống. Tuy nhiên, việc giao hàng chặng cuối - tới tay người tiêu dùng vẫn có khó khăn nhất định khi một số khu vực bị hạn chế đi lại do giãn cách xã hội. Vì vậy có thể sẽ có những đơn hàng giao chậm trễ hơn thông thường. Để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, Vỏ Sò thực hiện đổi 1-1 với những đơn hàng giao có dấu hiệu hư hỏng, không đạt chất lượng cam kết.
VnPost (Tổng công ty Bưu điện Việt Nam) cũng đang triển khai rất nhiều điểm bán hàng bình ổn giá tại điểm giao dịch của Bưu điện. Người dân ở khu cách ly có thế đặt hàng qua điện thoại, zalo của bưu cục hoặc của nhân viên Bưu điện. Sau khi tiếp nhận yêu cầu của người dân, Bưu tá của Bưu điện Việt Nam sẽ chuyển hàng hóa đến địa chỉ của người dân yêu cầu. Bên cạnh chuyển phát bằng ô tô từ trung tâm đến các Bưu cục và địa điểm có sản lượng hàng hóa lớn thì phương tiện xe máy chuyên dụng được sử dụng và khai tác khá hiệu quả. Tính đến hết ngày 22/7/2021, Vn Post đã triển khai 1.915 điểm bán hàng tiêu dùng thiết yếu khắp các tỉnh khu vực miền Nam, riêng TP Hồ Chí Minh là 179 điểm.
Để tạo thuận lơi cho lưu thông hàng hóa, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cũng đã có văn bản kiến nghị với Tổ công tác đặc biệt của Bộ Công Thương đề xuất phương án cung ứng hàng hóa cho TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam về việc tạo điều kiện cho các Sàn thương mại điện tử và đơn vị vận chuyển phân phối hàng hóa thiết yếu, đề xuất xây dựng cơ chế hoặc các chính sách cụ thể cho thương mại điện tử để có thể phát huy tối đa lợi thế phương thức này; cần có chỉ đạo cụ thể về một điểm tập trung nhận hàng để đảm bảo việc giao vận và quy tắc an toàn phòng chống dịch.
Trong những ngày thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CP vừa qua, các tỉnh thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội tình hình lưu thông hàng hóa đã từng bước sắp xếp ổn định, tuy nhiên vẫn tình trạng hàng hóa phục vụ sản xuất, hàng nông sản từ các tỉnh về thành phố và đặc biệt là hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu của người dân có nhu cầu tăng cao, gây áp lực cho chính quyền địa phương và hệ thống siêu thị, chợ truyền thống, chợ đầu mối.
Cùng với đó, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã có công văn số 757 /TMĐT-TTCNS gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CP của Chính phủ. Trong đó khuyến khích đặt hàng thiết yếu trên các trang thương mại điện tử uy tín, đồng thời đề nghị Sở Công Thương các tỉnh, thành phố phối hợp với các Sở ngành địa phương như Sở Giao thông Vận tải, Sở Y tế ... xây dựng phương án cụ thể duy trì hệ thống giao nhận thương mại điện tử ở các tỉnh, thành phố và báo cáo UBND các tỉnh, thành phố. Trong trường hợp cần thiết, xây dựng thiết lập "Điểm tập kết hàng hóa" cho thương mại điện tử ngay tại các khu cách ly tập trung hoặc các khu vực cư dân bị phong tỏa.
Thời gian qua, việc hạn chế nhân viên giao nhận hàng hóa thương mại điện tử hoạt động (khác với hình thức vận chuyển người và shipper công nghệ) đã phần nào cắt đứt chuỗi lưu thông từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng, khiến nhu cầu của người dân tập trung đến các siêu thị, chợ truyền thống tăng, kéo theo nguy cơ lây nhiễm ở khu vực công cộng cao. Với việc xây dựng tổ chức phương án trên, một mặt cơ quan địa phương vẫn quản lý được nhân viên giao nhận thương mại điện tử thông qua các Sàn thương mại điện tử và các Công ty giao nhận thương mại điện tử đăng ký, mặt khác đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng thiết yếu của của người dân, hạn chế việc người dân ra đường và giảm áp lực đối với hệ thống phân phối truyền thống trong bối cảnh dịch bệnh.
Hiện tại Cục Thương mai điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đang phối hợp với Sở Công Thương, Sở Giao thông vận tải Hà Nội để xây dựng phương án trên, một mặt đảm bảo đúng các quy định an toàn chống dịch, mặt khác đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của người dân và tránh đứt gãy chuỗi cung ứng, phân phối hàng hóa.
Thông luồng cho vận chuyển hàng hóa Bộ Công Thương vừa có hai công văn gửi Bộ Giao thông vận tải và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố đề nghị tháo gỡ khó khăn cho hoạt động vận chuyển, lưu thông hàng hóa. Các xe chở hàng hóa xếp hàng chờ khai báo thủ tục để vào Cần Thơ tại Bến xe Trung tâm thành phố. Ảnh: Thanh Liêm/TTXVN...