Quân đội và học giả Trung Quốc nói gì về chiến tranh với Nhật?
Vụ tranh chấp đảoSenkaku/Điếu NgưgiữaTrung QuốcvớiNhậtđang kích động tinh thần dân tộc của dân chúng cả hai nước lên cao, nhất là phía Trung Quốc.
Sự kiện ngày 5/2, Nhật tố cáo tàu chiến Trung Quốc hai lần chĩa radar ngắm bắn vào tàu chiến và máy bay Nhật. Sau đó Thủ tướng Shinzo Abe lên tiếng coi đó là hành động khiêu khích nguy hiểm và yêu cầu phia Trung Quốc phải kiềm chế.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc thì phủ nhận việc này trong lúc các tướng lĩnh quân đội lại nói đó là tại tàu Nhật đi gần tàu Trung Quốc nên họ tự đi vào tầm ngắm của hỏa lực Trung Quốc chứ không phải tàu Trung Quốc cố ý ngắm bắn. Hơn nữa còn lớn tiếng lên án Nhật «hiếu chiến” vu vạ Trung Quốc. Nhật mới đầu nói sẽ công bố chứng cớ radar ngắm bắn của tàu chiến Trung Quốc chĩa vào phía Nhật, nhưng sau đó lại không công bố vì e ngại việc đó sẽ tiết bộ bí mật công nghệ quân sự của phía Nhật.
Cảnh sát Biển Nhật Bản phun vòi rồng chặn tàu cá Trung Quốc đi vào khu vực đảo Senkaku.
Nhân dịp này, bộ máy tuyên truyền chiến tranh của Bắc Kinh ầm ỹ la lối. Báo Giải phóng Quân sau đó lập tức đăng trên trang nhất bài «Chuẩn bị đánh nhau, trước hết phải xử trảm Thói quen hòa bình lâu ngày», có ý phê phán lâu nay quân đội Trung Quốc đã quen hòa bình, không có tinh thần chuẩn bị chiến đấu. Ngụy Văn Hào, Trưởng ban Quân huấn quân khu Bắc Kinh nói: Lâu ngày không đánh nhau, một số cán bộ chiến sĩ dần dần có thói quen hòa bình. Nhân vật này cảnh báo thói quen đó «tiềm ẩn trong mọi ngóc ngách của việc huấn luyện quân đội, khi đánh nhau thì sẽ thua to!». Báo Giải phóng quân bình luận: Quân đội chỉ có hai trạng thái là «đánh nhau» và «chuẩn bị đánh nhau», mà «chuẩn bị đánh nhau» là trạng thái thường ngày. Tướng Hứa Kỳ Lượng Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng cộng sản Trung Quốc mới đây yêu cầu phải «cố rèn luyện được một loạt sư đoàn tinh nhuệ, bộ đội quả đấm thép, dao nhọn át chủ bài, bảo đảm một khi cần đến thì kiên quyết bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia, lãnh thổ nguyên vẹn» …Những lời lẽ nói trên rất làm vừa lòng những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc, đồng thời làm cho các quốc gia xung quanh Trung Quốc cảm thấy lo lắng.
Một số tướng lĩnh quân đội tập họp thành «bè hợp xướng» đồng thanh kêu gọi Trung Quốc phải cứng rắn hơn với Nhật, làm như Trung Quốc đang bị Nhật «bắt nạt».
Hôm 22/2 vừa qua, tướng La Viện lần đầu chính thức ra tay trên Microblog mạng Tân Lãng bằng một bài viết sặc mùi thuốc súng, được dư luận Trung Quốc gọi là «Lời hịch chiến đấu. Trong có 2 ngày, ông tướng này viết 8 bài trên blog, thu hút hơn 200.000 cổ động viên, đề cập tới vấn đề đảo Senkaku/Điếu Ngư, vấn đề hạt nhân Triều Tiên và lập trường của Trung Quốc.
Hiện nay dân mạng Trung Quốc đang bàn thảo ầm ỹ về nhân thân của vị tướng phái diều hâu này. Năm 2008, La Viện từng mở Blog cá nhân nhưng năm 2010 phải đóng blog do «Điều lệ nội vụ Quân Giải phóng Trung Quốc» sửa đổi ban hành năm ấy không cho phép. Gần đây lại có quy định «Một số học giả quân đội» có thể mở Microblog cá nhân, chỉ cần «không vi phạm kỷ luật, không tiết lộ bí mật quân sự ». Thế là La Viện đăng đàn ngay. Trong bài đầu tiên viết trên Blog hôm 22/2/2013, La Viện tuyên bố phải «chiếm lĩnh trận địa dư luận quan trọng» «Chúng ta không thể im lặng được nữa không phải là chết trong im lặng mà là nổ trong im lặng» Và viên tướng này «nổ»: «Chúng ta phải chiến đấu vì tổ quốc thân yêu, vì đảng thân yêu, vì quân đội thân yêu, vì nhân dân thân yêu». Ông ta giải thích: Nhà nước, đảng, quân đội và nhân dân, 4 cái này là một thể thống nhất, «chiến đấu» là nói bên ngoài phải bảo vệ quyền của đất nước, bên trong phải trừng trị giặc trong nước, tấn công tham nhũng, chấn hưng Trung Quốc.
Người Trung Quốc thường có thói đại ngôn. Bên cạnh những lời lẽ hùng hổ của các tướng lĩnh hiếu chiến, một số học giả nước này có tâm trạng bình tĩnh hơn thì lại lo lắng nếu nổ ra chiến tranh với Nhật thì chắc gì Trung Quốc đã chiếm được lợi thế, dù có nhiều vũ khí và quân đội hơn?
Dưới đây là quan điểm của Xue Yong, một học giả Trung Quốc thuộc loại biết người biết ta, từng là nhà báo làm việc tại tờ Bắc Kinh Buổi chiều và cán bộ Viện Chính trị học thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, Tiến sĩ sử học đại học Yale từ 2006, hiện là Phó giáo sư ĐH Suffolk.
Vụ tranh chấp lãnh thổ hải đảo giữa Trung Quốc với Nhật đang làm cho tình cảm chủ nghĩa dân tộc ở hai nước ngày một lên cao, những tiếng la ó đòi «đánh» vang lên nhức nhối.
Video đang HOT
Nếu xét tới các lợi ích lớn về chính trị và kinh tế của hai nước thì có thể thấy vụ tranh chấp đảo Senkaku/Điếu Ngư khó mà có khả năng dẫn đến xảy ra cuộc chiến tranh Trung – Nhật lần thứ ba. Thế nhưng một khi cuộc chiến tranh này nổ ra, nó sẽ đem lại ảnh hưởng có tính hủy diệt đối với Trung Quốc. Vì thế ở đây cần nghiêm chỉnh phân tích tác hại và hậu quả của khả năng xảy ra chiến tranh.
Mỹ đã tuyên bố rõ ràng đảo Senkaku/Điếu Ngư nằm trong phạm vi quản lý của hiệp ước phòng thủ Nhật-Mỹ. Nếu nổ ra chiến tranh Trung- Nhật thì Mỹ rất khó không bị cuốn vào. Nhưng những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc tại Trung Quốc ít nhất vẫn có quyết tâm là nếu Mỹ không tham chiến thì sức mạnh quân sự hiện có của Trung Quốc đủ sức để dạy cho Nhật một bài học.
Lối nói này là một dạng tự vả cho sưng mặt mình để người ngoài tưởng mình to béo, có thể là hợp với ý muốn của phái hữu Nhật Bản. Hiện nay còn rất khó đánh giá so sánh sức mạnh quân sự của hai nước Trung Quốc-Nhật Bản. Có điều, cho dù giả thử Trung Quốc mạnh hơn Nhật thì chúng ta cũng chẳng thấy đâu là lý do để Trung Quốc thắng trong cuộc chiến này.
Trước tiên, trong khuôn khổ tình hình quốc tế hiện nay, hai bên không có khả năng tiến tới một cuộc chiến tranh toàn diện, tức là có ném bom các đô thị lớn của đối phương, mà chỉ có thể triển khai chiến tranh cục bộ tại địa điểm có lợi cho mình. Điều này đem lại ưu thế rất lớn cho Nhật. Bởi lẽ xung đột xảy ra bởi nguy cơ tranh chấp đảo Senkaku/Điếu Ngư cho nên chiến tranh chủ yếu chỉ có thể diễn ra trên biển xa. Lực lượng quân sự Trung Quốc hiện nay vẫn lấy lục quân làm chủ yếu, còn hải quân Trung Quốc thì xưa nay chưa hề đánh một trận thắng nào ra trò. Sau nhiều năm hiện đại hóa, dĩ nhiên tình hình quân sự Trung Quốc hiện nay đã khác xưa nhưng công nghệ và vũ khí hiện đại đã nắm được sẽ có thể sử dụng như thế nào trong chiến tranh trênbiển xa? Về mặt này, kinh nghiệm của Trung Quốc chỉ là con số không tròn trĩnh.
Trong khi đó đối thủ của Trung Quốc lại là nước Nhật vốn có truyền thống hải quân kiêu hãnh. Trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật năm 1905, Nhật lấy yếu thắng mạnh, chiến đấu trênbiển có tác dụng quyết định chiến thắng đó. Sau đó trong cuộc chiến tranh Thái Bình Dương với Mỹ, cho tới trước trận hải chiến ở đảo Midway, hải quân Nhật đánh trận nào cũng thắng. Đấy là chưa kể, hải quân Nhật hiện nay về cơ bản đều sử dụng vũ khí Mỹ. Tuy rằng nhiều năm qua Nhật không có chiến tranh, nhưng bộ máy quân sự Mỹ thì chưa một ngày nào nghỉ ngơi, vũ khí của họ được kiểm định nhiều lần trên chiến trường. Nhật có thể trực tiếp được sư phụ Mỹ truyền thụ đích thực cho cách sử dụng và phối hợp các loại vũ khí. Vì vậy có thể thấy cho dù sức mạnh quân sự tổng hợp của Trung Quốc hơn hẳn Nhật thì trong trận hải chiến này, Trung Quốc chỉ có thể ở vào thế yếu kém mà thôi.
Thứ hai, nếu đem trận hải chiến đó đặt lên bản đồ địa lý vĩ mô của hai nước mà xem xét thì thế yếu kém của Trung Quốc lại càng lộ rõ. Phần lớn nước Nhật đều nằm ở phía sau bán đảo Triều Tiên. Tại phía Bắc bán đảo này, Trung Quốc không có lối ra biển, cho nên không đủ sức vươn xa. Lãnh thổ Nhật hẹp mà dài, phía Đông nhìn ra Thái Bình Dương, các cảng biển chủ yếu đều ở bờ biển phía Đông, nhìn sang bên kia đại dương là nước Mỹ. Vì thế chiến tranh Trung – Nhật không có nhiều khả năng ảnh hưởng tới vùng trọng tâm kinh tế này của Nhật.
Ngược lại, bờ biển của Trung Quốc vốn có chiều dài hữu hạn, lại đều lộ ra trong diện tấn công của hải quân Nhật. Nếu cuộc chiến giằng co, hai bên đều không muốn tiến đến chiến tranh toàn diện có đánh phá các đô thị lớn, thì chiến lược hay nhất là phong tỏa và chốngphong tỏa. Cho dù Nhật không thể hoàn toàn cắt đứt đường giao thông thương mại trên biển của Trung Quốc thì ít nhất họ cũng có thể quấy rối hữu hiệu con đường đó. Ngược lại, hải quân Trung Quốc còn chưa có đủ thực lực và kinh nghiệm vươn xa ra Thái Bình Dương để phong tỏa bờ biển phía Đông của Nhật, ngay cả tuyến Okinawa cũng khó có thể chọc thủng.
Trong một cuộc chiến tranh lâu dài như vậy, việc buôn bán của Nhật sẽ vẫn bình thường như cũ. Cứ cho là Mỹ không trực tiếp tham chiến thì họ vẫn có thể đàng hoàng tiếp tế cho Nhật và phối hợp với Nhật để phong tỏa sự thông thương của Trung Quốc. Nếu con đường chở dầu trên biển bị cắt đứt thì Trung Quốc sẽ rất khó có thể đứng vững, lại càng không thể nói tiếp tục xuất khẩu hàng hóa. Hiện nay Trung Quốc không còn là Trung Quốc thời đại Mao Trạch Đông, mà về kinh tế đang phụ thuộc nhiều vào toàn cầu hóa. Nếu bị cắt đứt thông thương với thế giới thì cơ cấu kinh tế-xã hội Trung Quốc hiện nay sẽ rất khó có thể đứng vững tiếp.
Vì vậy «sự đe dọa của Trung Quốc» thực ra là cái mà phái hữu ở Nhật đang muốn thấy nhất. Có «sự đe dọa của Trung Quốc» thì Nhật có cớ để phục hồi sức mạnh quân sự. Nếu «sự đe dọa» ấy thực sự trở thành chiến tranh thì phái diều hâu ở Nhật càng có quyết tâm tất thắng và tin tưởng rằng nhờ thế sẽ có thể triệt để chuyển hóa địa vị của Nhật tại vùng Đông Á. Hậu quả là tiến trình hiện đại hóa của Trung Quốc sẽ bị phá hủy.
Theo vietbao
Sự thật "diều hâu tỉnh táo" Tướng La Viện tự phong
"Diều hâu" là một từ xuất phát tại Mỹ dùng để chỉ các phần tử hiếu chiến. Sau này "diều hâu" được sử dụng rộng rãi để chỉ các nhân vật, phe nhóm hoặc thế lực chủ trương dùng các thủ đoạn cứng rắn về chính trị, quân sự hay ngoại giao.
Từ "diều hâu" nó đi liền với các khái niệm như "dã man", "gian manh" nên rất nhiều người né tránh từ này. Tuy nhiên, La Viện thì khác. Viên tướng "học giả" này tự đắc: "Tôi đón nhận cái từ "diều hâu" này một cách hết sức vui vẻ! Diều hâu tỉnh táo". Điều đó La Viện muốn cho mọi người hiểu rằng ông ta là không phải là tướng (nghỉ hưu) "hữu dũng vô mưu" như tiền nhân Trương Phi thời Tam quốc, ông ta có dũng có mưu.
Vậy thực sự cái gọi là "diều hâu tỉnh táo" của La Viện bộc lộ như thế nào? Trước hết là tính &'diều hâu".
Trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng, La Viện thường giữ một lập trường hết sức hiếu chiến, hung hăng, phi lý để bành trướng trên Biển Đông.
Các tuyên bố của La Viện từ "đất thiêng" Hoàn cầu thời báo biểu hiện tính "diều hâu" thì vô số, nhưng đối tượng để La Viện thể hiện rõ tính "diều hâu" chỉ gồm các nước láng giềng mà ông ta đánh giá là nhỏ, yếu hoặc đã bị yếu như Nhật Bản chẳng hạn.
Nhật Bản dưới thời đảng Dân chủ cầm quyền, Trung Quốc có vẻ như có thể "ăn tươi nuốt sống" qua cuộc nắn gân ở Senkaku, lúc đó La Viện hí hửng hùa theo tuyên bố trên diễn đàn, kêu gọi Trung Quốc "xé bỏ các hiệp ước hòa bình thời Chiến tranh Thế giới thứ II và giành lại lãnh thổ đang bị Nhật Bản kiểm soát". Rằng, "một quốc gia không có tinh thần thượng võ là một quốc gia không có hy vọng"...rất hùng hồn, hiếu chiến, đúng không?
La Viện, học giả Trung Quốc đeo lon Thiếu tướng tự nhận là "diều hâu tỉnh táo"
Và đây, cái gọi là "tỉnh táo" của La Viện.
Từ tháng 01 năm 2013, tại Nhật Bản, đảng dân chủ tự do của Thủ tướng Shinzo Abe lên cầm quyền, nước Nhật đã thay đổi. Sự thay đổi thế nào ai cũng biết, trong đó đặc biệt là quân sự, Nhật Bản muốn để chứng tỏ "một quốc gia không có tinh thần thượng võ là một quốc gia không có hy vọng" như lời La Viện răn dạy...
La Viện lúc này (bài viết đăng trên Hoàn cầu thời báo) tỏ ra hốt hoảng và lo sợ nếu như Điều 9 Hiến pháp hòa bình Nhật Bản bị xoa bỏ.
La Viện cho rằng "Nhật Bản từng đưa ra 3 nguyên tắc xuất khẩu vũ khí, 3 nguyên tắc không sở hữu vũ khí hạt nhân và không thực hiện quyền tự vệ tập thể. Nhưng hiện nay Nhật Bản đều đang lặng lẽ "tháo bỏ" những "dây trói" này, hơn 80% các nghị sĩ được hỏi đều tán thành cho phép thực hiện quyền tự vệ tập thể, đặc biệt là ông Shintaro Ishihara kêu gọi, Nhật Bản cần sở hữu vũ khí hạt nhân, đây là một "tín hiệu rất nguy hiểm", bởi vì Nhật Bản hiện là nước sở hữu plutonium "cấp vũ khí" lớn nhất thế giới, đồng thời đã nắm chắc công nghệ lò phản ứng tái sinh và công nghệ tên lửa đẩy tiên tiến".
La Viện kêu gọi Liên Hiệp Quốc không được nhắm mắt làm ngơ, phải "bóp chết từ trong trứng nước" khuynh hướng sở hữu vũ khí hạt nhân và mầm mống chiến tranh của Nhật Bản...
Tóm lại La Viện muốn LHQ "trùm chăn Nhật Bản" để cho Trung Quốc của La Viện "đấm" tự do.
Nếu như La Viện quốc tịch Philipines... thì bài viết đó của ông trên Hoàn Cầu thời báo được coi như sự khuyến cáo về tính nguy hiểm khôn lường của Nhật Bản gây nên sự bất ổn cho hòa bình trong khu vực và thế giới, nhưng La Viện là người Trung Quốc, mà hành động, mưu đồ của Trung Quốc trong thời gian qua với các quốc gia trong khu vực như thế nào đã làm cho lời nói, đánh giá, kêu gọi của La Viện mang một sắc thái, ý nghĩa khác, đó là trí trá và hoảng hốt.
Như vậy, "diều hâu tỉnh táo" của La Viện được hiểu là: hung hăng, ngang ngược, hiếu chiến với kẻ yếu, nhưng với kẻ mạnh thì hốt hoảng, trí trá.
Người Việt có câu "chưa đánh được người thì mặt đỏ như vang, mà khi đụng đến người thì mặt vàng như nghệ" xem ra rất hợp với "diều hâu tỉnh táo" của La Viện.
Mới đây nhất, sau khi Trung Quốc tuyên bố sách trắng về quốc phòng thì La Viện còn "ăn theo" bằng một phát ngôn có hàm ý dọa nạt các quốc gia không có VKHN.
La Viện phát ngôn trên tờ Văn Hối xuất bản tại Hồng Kông rằng: "Sách trắng quốc phòng mới của Trung Quốc mặc dù nhấn manh "không sử dụng vũ khí hạt nhân trước" nhưng một khi an ninh, "lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc bị uy hiếp thì vũ khí hạt nhân sẽ là một trong những lựa chọn của Bắc Kinh".
Cái "mù mờ có chủ ý" trong phát ngôn này ở chỗ là thế giới không ai biết đích xác cái "lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc là vô hạn hay hữu hạn. Lúc yếu thì khác, lúc mạnh thì khác và chưa biết chừng với La Viện thì chỉ cần quốc gia nào như Myanmar hủy bỏ dự án thủy điện với Trung Quốc cũng bị coi là uy hiếp "lợi ích cốt lõi" và sẽ ăn ngay tên lửa hạt nhân.
Tiếp theo là cái định nghĩa thế nào là "uy hiếp" để sử dụng VKHN, La Viện cũng buộc phải vòng vo vì thật ra cũng không giải thích được.
Rốt cuộc theo La Viện thì Trung Quốc của La Viện sẽ sử dụng VKHN tùy thích giống như kẻ máu lạnh sát hại người hàng loạt mà không có lý do bên Mỹ. Chỉ Trung Quốc của La Viện mới có VKHN và mới có quyền sử dụng VKHN tùy thích, các nước khác thì cấm và không được sản xuất...
La Viện đã từng hốt hoảng khi Nhật Bản tái vũ trang, La Viện đòi bóp chết tiềm lực hạt nhân Nhật Bản mà có ý tưởng sử dụng VKHN như vậy, lúc đó không chỉ có Nhật Bản, Hàn Quốc...mà Campuchia cũng muốn có VKHN thì thế giới sẽ ra sao?
Vậy, đây là tỉnh táo hay trí trá?
May thay, La Viện chứ không phải, không bao giờ là ông Tập Cận Bình và bộ tham mưu của ông ấy. La Viện ở Trung Quốc cũng chỉ thuộc loại "phọt phẹt", "diều hâu" gì ông ta, "tỉnh táo" gì ông ta!
Theo vietbao
Triều Tiên đã sẵn sàng cho chiến tranh hạt nhân Tờ Rodong Sinmun nhấn mạnh: "Nếu kẻ thù dám khiêu khíchTriều Tiênbằng những bước đi thiếu thận trọng sẽ làm bùng lên một cuộc tấn công tiêu diệt bằng các vũ khí hạt nhân mạnh mẽ". Những động thái của Triều Tiên cho thấy, nước này đang khẩn trương chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh hạt nhân thực sự. Theo nguồn tin...